THÔNG TIN T.HÌNH KT-XH
    Bản in     Gởi bài viết  
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2020 tỉnh Quảng Bình 

           Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra cũng rất nặng nề, không chỉ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của năm 2020, mà còn tạo nền tảng vững chắc hơn cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo.

Triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo ứng phó và triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phòng, chống dịch. Trên địa bàn tỉnh, dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, toàn tỉnh không có trường hợp dương tính với Covid-19. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch nên kinh tế của Việt Nam cũng như kinh tế toàn cầu gặp khó khăn lớn đã tác động đến kinh tế của tỉnh. Đặt biệt là thời gian thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 và Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 làm cho nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng, nhất là các ngành trong khối dịch vụ, như: bản lẻ hàng hoá, vận tải, giáo dục, lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành, các hoạt động vui chơi giải trí khác,...

          Sang tháng 5/2020, ngay sau khi thực hiện việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, thiết lập trạng thái bình thường mới, với sự hào hứng quay trở lại làm việc của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và tháng 6/2020 đã có nhiều biến chuyển tích cực. Toàn tỉnh bước vào giai đoạn mới, phòng chống dịch bệnh đồng thời gắn với khôi phục và phát triển kinh tế. Trong điều kiện gặp khó khăn lớn, nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm đạt được những kết quả nhất định. Kết quả thực hiện các lĩnh vực kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020 như sau:

          I. KINH TẾ

          Do dịch Covid-19 nên kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt thấp so với cùng kỳ và so với kế hoạch:

          - Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 đạt 11.818,8 tỷ đồng, tăng 3,38% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 6,32%; kế hoạch năm 2020 tăng 7,4%); 

          - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo giá so sánh 2010 đạt 4.885,0 tỷ đồng, tăng 3,21% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 4,12%; kế hoạch năm 2020 tăng 4,0%);

          - Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng theo giá so sánh 2010 đạt 10.950,3 tỷ đồng, tăng 7,06% so với cùng kỳ năm trước.      

Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 6.122,3 tỷ đồng, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 6,70%; kế hoạch năm 2020 tăng 8,5%);

          - Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ theo giá so sánh 2010 đạt 10.238,4 tỷ đồng, giảm 1,09% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 6,71%; kế hoạch năm 2020 tăng 7,2%);

          - Sản lượng lương thực vụ Đông Xuân đạt 204.906 tấn, giảm 1,2% so với vụ Đông Xuân năm trước và vượt 19,8% kế hoạch vụ Đông Xuân;

          - Sản lượng thủy sản đạt 39.281,3 tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước và đạt 46,5% kế hoạch cả năm;

          - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9.440,7 tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

          1. Tăng trưởng kinh tế

          Theo công bố của Tổng cục Thống kê, ước tính tổng sản phẩm (theo giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2020 đạt 11.818,8 tỷ đồng, tăng 3,38% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2.515,5 tỷ đồng, tăng 3,33%, đóng góp 0,71 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 2.887,0 tỷ đồng, tăng 8,26%, đóng góp 1,93 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đạt 5.889,2 tỷ đồng, tăng 1,05%, đóng góp 0,54 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 527,1 tỷ đồng, tăng 4,64% so với cùng kỳ năm 2019, đóng góp 0,20 điểm phần trăm trong tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh.

          Do dịch Covid-19 nên đã ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế của tỉnh, nhất là các ngành thuộc khu vực dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay thấp hơn nhiều tốc độ tăng trưởng 6 tháng năm 2019 và kế hoạch năm 2020. Trong 3 khu vực của nền kinh tế, chỉ có khu vực công nghiệp - xây dựng tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước. Còn lại khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và khu vực dịch vụ tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

          Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Vụ Đông Xuân năm nay thời tiết nắng nóng gay gắt đến sớm và xảy ra trên diện rộng nên cây trồng hàng năm phát triển không thuận lợi đã ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, nhiều cây trồng năng suất, sản lượng giảm nên ngành trồng trọt tăng trưởng rất thấp; ngành chăn nuôi có mức tăng trưởng khá. Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm tăng 3,33% chủ yếu có sự đóng góp lớn của ngành thuỷ sản, nhờ sản lượng thuỷ sản 6 tháng đầu năm tăng trưởng ổn định.

          Khu vực công nghiệp - xây dựng, 6 tháng đầu năm 2020 duy trì tốc độ tăng trưởng khá, với tốc độ 8,26%; trong đó ngành công nghiệp tăng 7,46%, ngành xây dựng tăng 9,01%. Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm mặc dù gặp khó khăn do dịch Covid-19, nhưng nhiều doanh nghiệp đã kịp thời điều chỉnh sản xuất kinh doanh để duy trì và phát triển sản xuất; bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh triển khai xây dựng khá nhiều nên ngành xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao.

          Khu vực dịch vụ là khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất do dịch Covid-19, một số ngành tăng trưởng âm so với cùng kỳ, như: ngành vận tải kho bãi, ngành bán buôn, bán lẻ hàng hoá, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, ngành hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (chủ yếu là dịch vụ lữ hành),... Sáu tháng đầu năm khu vực dịch vụ chỉ tăng 1,05% so với cùng kỳ, tốc độ tăng thấp nhất trong 3 khu vực của nền kinh tế.   

          2. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

          Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng khá trong bối cảnh có nhiều tác động bất lợi như biến đổi khí hậu, dịch Covid-19, dịch tả lợn châu Phi.

          Ước tính giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2020 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 4.885,0 tỷ đồng, tăng 3,21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 3.393,4 tỷ đồng, tăng 2,44%; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 315,1 tỷ đồng, tăng 0,78%; giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 1.176,5 tỷ đồng, tăng 6,18%.

          2.1. Nông nghiệp

           a. Trồng trọt

          Ước tính diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2020 thực hiện 47.905 ha, so với vụ Đông Xuân năm trước giảm 0,7%, nguyên nhân do một số diện tích bị thiếu nước và một số diện tích chuyển đổi cây trồng. Diện tích theo nhóm cây: cây lúa 29.593,6 ha, tương đương vụ Đông Xuân năm trước; cây ngô và cây lương thực có hạt khác 3.824,8 ha, giảm 3,1%; cây lấy củ có chất bột 3.012,3 ha, giảm 0,5%; cây thuốc lá, thuốc lào 2,8 ha, giảm 3,5%; cây lấy sợi 1,2 ha; cây có hạt chứa dầu 3.909,3 ha, giảm 10,8%; cây rau, đậu các loại và hoa 4.905,8 ha, tăng 2,0%; cây hàng năm khác 2.655,4 ha, tăng 6,5% so với vụ Đông Xuân năm trước.

          Ước tính năng suất một số cây trồng chủ yếu vụ Đông Xuân 2020 như sau:

         Cây lúa: Năng suất bình quân chung toàn tỉnh đạt 61,80 tạ/ha, giảm 1,0% so với vụ Đông Xuân năm trước. Cụ thể năng suất lúa các địa phương: Đồng Hới 57,32 tạ/ha, tăng 2,2%; Ba Đồn 57,53 tạ/ha, giảm 0,5%; Minh Hóa 51,00 tạ/ha, giảm 5,6%; Tuyên Hóa 55,30 tạ/ha, giảm 7,4%; Quảng Trạch 58,29 tạ/ha, tăng 2,6%; Bố Trạch 55,70 tạ/ha, tăng 0,5%; Quảng Ninh 61,80 tạ/ha, giảm 5,0%; Lệ Thủy 67,96 tạ/ha, giảm 1,8%.

          Năng suất cây trồng khác: Cây ngô đạt 58,20 tạ/ha, tăng 1,3%; cây khoai lang đạt 78,43 tạ/ha, tăng 0,9%; khoai sọ đạt 91,61 tạ/ha, giảm 3,6%; dong giềng đạt 50,91 tạ/ha, giảm 1,5%; cây lạc đạt  22,63 tạ/ha, giảm 0,7%; cây vừng đạt 6,4 tạ/ha, tăng 0,6%; cây rau các loại đạt 106,63 tạ/ha, giảm 8,4%; đậu, đỗ các loại đạt 8,95 tạ/ha, giảm 0,1%; ớt cay đạt 16,02 tạ/ha, giảm 2,9% so với vụ Đông Xuân năm trước.

Sản lượng lương thực vụ Đông Xuân năm 2020 ước tính đạt 204.906 tấn, giảm 1,2% so vụ Đông Xuân năm trước. Trong đó: Sản lượng lúa 182.888 tấn, giảm 1,1%; sản lượng ngô 21.761,0 tấn, giảm 1,5%.

          Tổng diện tích cây lâu năm 6 tháng đầu năm đạt 18.840,2 ha, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu giảm ở cây cao su và cây hồ tiêu. Diện tích cây lâu năm chia theo các nhóm cây như sau: cây ăn quả 2.786,5 ha, tăng 11,4%; cây lấy quả chứa dầu 52,3 ha, tăng 60,9%; cây hồ tiêu 1.143,5 ha, giảm 4,5%; cây cao su 13.135,5 ha, giảm 6,7%; cây chè 75,4 ha, tăng 4,9%; cây gia vị, cây dược liệu lâu năm 98,3 ha, giảm 29,6%; cây lâu năm khác 165,6 ha, giảm 1,2% so với cùng kỳ.

          Nhờ sự quan tâm đầu tư cải tạo và chăm sóc kịp thời, đúng kỹ thuật nên sản lượng một số loại cây lâu năm tăng khá so với cùng kỳ. Ước tính sản lượng một số cây trồng chủ yếu như sau: cao su 3.275 tấn, tăng 3,0%; hồ tiêu 1.002 tấn, tăng 2,9%; chuối 8.421,8 tấn, tăng 6,4%; cam 486,3 tấn, tăng 10,2%; bưởi 655 tấn, tăng 7,5%; dứa 442,5 tấn, giảm 0,7% so với cùng kỳ,... Nhìn chung, thời tiết năm nay thuận lợi nên sản lượng cây lâu năm 6 tháng đầu tăng khá.

          b. Chăn nuôi

          Sáu tháng đầu năm 2020, ngành chăn nuôi phát triển ổn định nhờ tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Tổng đàn tại thời điểm 01/4/2020 như sau:

          Đàn trâu 33.361 con, giảm 1,5%; đàn bò 99.809 con, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Đàn trâu, bò giảm, nguyên nhân chủ yếu do người dân đã tận dụng những đồng cỏ và đất trống để gieo trồng, vì thế đồng cỏ chăn nuôi tự nhiên ngày càng bị thu hẹp. Đàn lợn 223.236 con, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước; sau khi dịch tả lợn châu Phi được khống chế, các địa phương đẩy mạnh tái đàn nên đàn lợn tăng khá. Hiện nay giá thịt lợn rất cao, tiêu thụ thuận lợi, tuy nhiên việc tái đàn còn chậm vì giá con giống ở mức cao khiến các hộ có nguồn vốn hạn hẹp khó khôi phục sản xuất.

          Đàn gia cầm: phát triển nhanh, đặc biệt chăn nuôi gà theo hướng tập trung trang trại, gia trại phát triển khá. Tổng đàn gia cầm có 4.729,8 ngàn con, tăng 17,2%. Cụ thể: đàn gà 3.507,2 ngàn con, tăng 7,3%; đàn vịt 613,4 ngàn con, tăng 39,4%; đàn ngan 220,9 ngàn con; đàn ngỗng 6,5 ngàn con. Ngoài ra, chăn nuôi khác đang có chiều hướng phát triển khá như: đàn dê tăng 1,4%, chim cút tăng 16,9%, bồ câu tăng 1,5%, tổ ong tăng 8,4%,...

         Sáu tháng đầu năm, sản lượng xuất chuồng phần lớn các sản phẩm chăn nuôi tăng so với cùng kỳ, riêng thịt lợn giảm khá nhiều. Ước tính thịt hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm đạt 38.116 tấn, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: thịt trâu 1.215 tấn, tăng 1,9%; thịt bò 4.103 tấn, tăng 3,9%; thịt lợn 20.625 tấn, giảm 9,1%; thịt gia cầm 12.173 tấn, tăng 10,5%.

          2.2. Lâm nghiệp

          Một số sản phẩm chủ yếu khai thác 6 tháng đầu năm: Khai thác gỗ từ rừng trồng thực hiện 205.000 m3, giảm 5,4%; sản lượng củi khai thác 134.100 ste, tăng 4,4%; sản lượng nhựa thông khai thác được 1.285 tấn, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

          Sáu tháng đầu năm, diện tích rừng trồng mới tập trung thực hiện 3.144,7 ha, tăng 20,0%; diện tích rừng được chăm sóc 25.542,7 ha, tăng 36,1%; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 196.790 ha, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước.

          Công tác bảo vệ rừng được các cấp, các ngành quan tâm. Triển khai kịp thời công tác tuyên truyền về ý thức bảo vệ rừng cho người dân vùng có rừng; tổ chức tập huấn công tác phòng chống, cháy rừng cho các chủ rừng; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khai thác lâm sản trái phép,Do nắng nóng kéo dài, từ đầu năm đến nay đã có cháy rừng xy ra.

           2.3. Thủy sản

         Thời tiết những tháng đầu năm thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giá xăng, dầu giảm sâu giúp ngư dân giảm được chi phí đánh bắt. Sản lượng thuỷ sản 6 tháng đầu năm tăng khá so với cùng kỳ. Ước tính sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 39.281,3 tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.

          Sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm đạt 35.327,8 tấn, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: cá các loại 30.276,2 tấn, tăng 7,4%; tôm các loại 665,1 tấn, tăng 5,6%; thủy sản khác 4.386,5 tấn, tăng 5,1%. 

Sản lượng nuôi trồng 6 tháng đầu năm thu hoạch 3.953,5 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Cá các loại 2.446,4 tấn, tăng 6,1%; tôm các loại 1.208,3 tấn, tăng 3,1%; thủy sản khác 298,8 tấn, tăng 2,7%.

          3. Công nghiệp

          Ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Từ cuối tháng 3/2020 đến đầu tháng 5/2020, thực hiện chủ trương của Chính phủ về giản cách xã hội nên sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp giảm đáng kể, đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo có sản phẩm xuất khẩu hoặc nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài chịu ảnh hưởng lớn nhất. Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát, doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất tương đối ổn định nên sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2020 đã có tín hiệu tích cực.

          Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010

          Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 6.122,3 tỷ đồng, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: kinh tế nhà nước đạt 150,6 tỷ đồng, tăng 5,3%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 4.208,5 tỷ đồng, tăng 5,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.763,2 tỷ đồng, tăng 6,7%.

          Chia theo ngành kinh tế: 6 tháng đầu năm giá trị sản xuất ngành khai khoáng đạt 285,6 tỷ đồng; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5.659,7 tỷ đồng; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt đạt 105,7 tỷ đồng; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 71,3 tỷ đồng.

          Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

          Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 6 tăng 5,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,6%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,8%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,9%.

          Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 5,1% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 5,5%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,0%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,9%.

          Cụ thể một số ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm như sau:

          Ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, chỉ số sản xuất tăng cao, với mức tăng 10,7%. Tăng chủ yếu do nhóm ngành sản xuất ván ép từ gỗ tăng cao, tập trung 2 doanh nghiệp lớn là Công ty Cổ phần gỗ Quảng Phát, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Thăng Long. Sản lượng 30 - 40% xuất khẩu sang Úc và Mỹ, còn lại tiêu thụ nội địa tại các tỉnh phía Nam.

          Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 7,1% (sản phẩm chủ yếu là xi măng, clinker). Sản phẩm tiêu thụ thuận lợi nên ngành này đạt tăng trưởng khá cao. Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn về giá trị tăng thêm trong toàn ngành công nghiệp và có tác động rất lớn đến tốc độ phát triển chung của ngành công nghiệp tỉnh.

          Ngành chế biến thực phẩm, chỉ số sản xuất tăng 4,1%. Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, sản phẩm cá đông lạnh, tôm đông lạnh, chả cá sản xuất trở lại. Tình hình dịch bệnh trên thế giới dần được khống chế nên thị trường tiêu thụ dần ổn định trở lại.

          Ngành sản xuất trang phục, chỉ số sản xuất tăng 3,5%. Các doanh nghiệp lớn đã bắt đầu ký được các đơn hàng mới; các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang tìm kiếm đơn hàng để ổn định sản xuất. Ngoài sản xuất áo quần, hiện nay một số doanh nghiệp sản xuất thêm khẩu trang vải để phục vụ phòng, chống dịch bệnh, tuy nhiên đơn hàng không ổn định, chỉ mang tính tạm thời.

          Ngành sản xuất đồ uống, chỉ số sản xuất giảm 37,9% so với cùng kỳ. Giảm chủ yếu ở nhóm ngành sản xuất bia, do sản phẩm bia gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ; bên cạnh đó, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực ngày 1/1/2020 đã thay đổi thói quen uống rượu, bia của người dân, sản phẩm tiêu thụ giảm mạnh.

          * Sản phẩm công nghiệp chủ yếu

          Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2020 đều tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: ván ép từ gỗ đạt 31.892 m3, tăng 324,0% (Công ty Cổ phần gỗ Quảng Phát, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Thăng Long, sản xuất ổn định nên sản phẩm tăng cao so với cùng kỳ); gạch xây dựng bằng đất nung đạt 145,9 triệu viên, tăng 13,0%; điện thương phẩm đạt 435 triệu Kwh, tăng 8,2%; nước máy thương phẩm đạt 4,56 triệu m3, tăng 6,6%; đá xây dựng sản xuất đạt 1,6 triệu m3, tăng 5,7%; clinker thành phẩm đạt 1,87 triệu tấn, tăng 5,6%; xi măng đạt 903.952 tấn, tăng 5,2%; sản phẩm tinh bột sắn do hết mùa vụ, đã tạm ngừng sản xuất từ tháng 4, tính chung 6 tháng đạt 3.487 tấn, tăng 2,9%; áo sơ mi đạt 6,25 triệu cái, giảm 8,3%; sản phẩm cao lanh đạt 31.868 tấn, giảm 5,4%; dăm gỗ đạt 176.903 tấn, giảm 3,5%.

          Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hiện nay, dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát, các biện pháp giãn cách xã hội đã được nới lỏng, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần khôi phục trở lại. Tuy nhiên, tình hình sản xuất công nghiệp dự báo trong những tháng tới vẫn còn nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn khá phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu cũng như xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp.

          4. Vốn đầu tư

          Thời tiết thuận lợi, giá cả các loại vật liệu xây dựng tương đối ổn định tạo điều kiện cho các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình kỹ thuật dân dụng, cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Do vậy, thực hiện vốn đầu tư Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh tăng khá so với cùng kỳ năm trước.

          Tháng 6 năm 2020, khối lượng vốn đầu tư Nhà nước quản lý ước tính thực hiện 392,5 tỷ đồng, tăng 7,3% so với tháng trước và tăng 14,9% so với tháng cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện 301,3 tỷ đồng, tăng 18,7%; nguồn vốn vay thực hiện 75,6 tỷ đồng, tăng 6,2%; nguồn vốn tự có thực hiện 7,7 tỷ đồng, tăng 4,4%; nguồn vốn viện trợ thực hiện 7,9 tỷ đồng, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm trước.

          Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, khối lượng vốn đầu tư Nhà nước quản lý thực hiện 1.812,2 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước 1.342,6 tỷ đồng, tăng 13,0%; nguồn vốn vay 393,4 tỷ đồng, giảm 0,9%; nguồn vốn tự có 32,7 tỷ đồng, tăng 1,4%; nguồn vốn viện trợ 43,6 tỷ đồng, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2019.

          Trong 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư Nhà nước quản lý trên địa bàn thực hiện chủ yếu là các công trình/dự án chuyển tiếp năm 2019 như: Dự án tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình; dự án hạ tầng Quảng Trường trung tâm; dự án Hệ thống đường từ Cầu Nhật Lệ 2 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông; Dự án công trình thủy lợi Rào Nan; dự án đường Mai Thủy - An Thủy, huyện Lệ Thủy,… Đồng thời triển khai sửa chữa một số tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng và triển khai các thủ tục cho các công trình/dự án mới năm 2020 như: Khởi công dự án Kè chống sạt l bờ tả kênh Xuân Hưng đoạn từ đập tràn Quảng Thuận qua sông Gianh và phường Ba Đồn để cố gắng hoàn thiện trước mùa mưa bão; Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở; dự án tuyến đường chính Quốc lộ 12A đi vùng Nam, đoạn từ xã Quảng Lộc đi cụm trung tâm các xã vùng Nam, thị xã Ba Đồn; Dự án hạ tầng khuôn viên tổ chức hội chợ tỉnh Quảng Bình,

          Trong thời gian tới, tình hình thực hiện vốn đầu tư Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai đảm bảo tiến độ đề ra. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu của các dự án được đẩy nhanh; chủ đầu tư chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình; công tác đảm bảo chất lượng luôn đặt lên hàng đầu, thực hiện theo đúng quy định về quản lý chất lượng công trình, thi công đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ và có sự giám sát chặt chẽ về mặt kỹ thuật. Công tác giải ngân, thanh quyết toán vốn cho các công trình/dự án cũng được các cấp chính quyền quan tâm nhằm đảm bảo cho các đơn vị có nguồn vốn kịp thời, đáp ứng về mặt tài chính trong quá trình hoạt động cũng như tái sản xuất. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã chủ động tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân gây chậm trễ trong việc giao vốn, thanh toán vốn.

          5. Thương mại, dịch vụ

          a. Tổng mức bán lẻ hàng hoá

          Tháng 6/2020, tổng mức bán lẻ hàng hoá tiếp tục có mức tăng cao nhờ dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, các cơ sở sản xuất kinh doanh đa số đã hoạt động ổn định, mua sắm hàng hoá của người dân đã trở lại bình thường. Bên cạnh đó, Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp kích cầu thị trường nội địa như: giảm thuế, lệ phí cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, kích thích thị trường tiêu thụ trong nước. Tháng 6, có nhiều đợt nắng nóng nhu cầu mua sắm các mặt hàng như điện lạnh, hàng may mặc,… tăng cao.

          Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 6 đạt ước tính 3.277,4 tỷ đồng, tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ. Trong đó, các nhóm ngành có tốc độ tăng cao so với tháng trước như: nhóm bán lẻ ô tô loại 9 chỗ ngồi trở xuống tăng 15,4%, nguyên nhân tăng do các hãng ô tô áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi cùng với việc Chính phủ đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ đã kích thích người tiêu dùng mua sắm; nhóm bán lẻ mô tô, xe máy tăng 12,9%; nhóm bán lẻ hàng may mặc, giày dép tăng 6,6%, tháng này tăng cao so với tháng trước do đã bước sang mùa hè nên nhu cầu mua sắm áo quần mùa hè tăng; nhóm bán lẻ đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 8,2%, tháng này nhu cầu mua sắm các mặt hàng điện lạnh như điều hoà, quạt nước, tủ lạnh,... tăng cao do xuất hiện nhiều đợt nắng nóng trong tháng; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng tăng 6,7%, thời tiết thuận lợi giúp cho hoạt động xây dựng tăng cao; nhóm bán lẻ phương tiện đi lại (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) và phụ tùng tăng 0,8%; nhóm bán lẻ xăng, dầu các loại tăng 8,4%, do giá xăng dầu đang có xu hướng tăng trở lại.

           Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước tính đạt 18.857,1 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ. Nhìn chung 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng thấp nhất trong nhiều năm qua, nguyên nhân do tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh phải đóng cửa trong thời gian dài, thu nhập của người dân ảnh hưởng, tổng cầu của nền kinh tế xuống thấp, khách du lịch sụt giảm, cơ cấu chi tiêu của người dân nghiêng về các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, hạn chế tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ phẩm. Dự báo 6 tháng cuối năm tổng mức bán lẻ hàng hoá sẽ dần phục hồi do nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, Chính phủ áp dụng nhiều chính sách kích thích tiêu dùng hàng hoá nội địa, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng ít hơn như các tháng đầu năm,…

          b. Dịch vụ lưu trú, ăn uống

          Hoạt động lưu trú và ăn uống tháng 6 đã dần khôi phục trở lại do các hoạt động du lịch trên địa bàn và các nhà hàng ăn uống đã bắt đầu hoạt động bình thường, tâm lý người dân đã bớt lo ngại đi du lịch sau dịch, thời tiết thuận lợi cho việc đi du lịch, các điểm du lịch trên địa bàn giảm 50% giá vé. Tuy nhiên, nhu cầu đi du lịch hè của các gia đình so với thời điểm cùng kỳ chưa cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hiện nay học sinh vẫn đang học tập và thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, vì vậy hoạt động lưu trú, ăn uống tính chung 6 tháng đầu năm vẫn giảm so với cùng kỳ.

          - Dịch vụ lưu trú

          Ước tính doanh thu lưu trú tháng 6 đạt 22,1 tỷ đồng, tăng 12,2% so với tháng trước và giảm 31,1% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 99,3 tỷ đồng, giảm 38,7% so với cùng kỳ.

          Số lượt khách lưu trú tháng 6 ước tính đạt 60.874 lượt khách, tăng 16,0% so với tháng trước và giảm 37,7% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 273.855 lượt khách, giảm 41,1% so với cùng kỳ. Trong đó, số lượt khách quốc tế lưu trú tháng 6 ước tính đạt 925 lượt khách, tăng 6,8% so với tháng trước và giảm 90,4% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 30.545 lượt khách, giảm 61,8% so với cùng kỳ.

          Ngày khách tháng 6 ước tính đạt 63.508 ngày khách, tăng 16,7% so với tháng trước và giảm 47,2% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 297.578 ngày khách, giảm 48,8% so với cùng kỳ.

          - Dịch vụ ăn uống

          Doanh thu dịch vụ ăn uống tháng 6 ước tính đạt 375,8 tỷ đồng, tăng 10,3% so với tháng trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 1.627,6 tỷ đồng, giảm 18,9% so với cùng kỳ, nguyên nhân giảm do tác động của dịch Covid-19 và một phần ảnh hưởng của Nghị định 100 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

          c. Dịch vụ lữ hành

          Hoạt động lữ hành tháng 6 tăng cao so với tháng trước do các Công ty lữ hành khai thác các tour du lịch sinh thái thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã khai thác tour trở lại, trong đó có Công ty TNHH MTV Chua Me Đất khai thác hang Sơn Đoòng là công ty có tỷ trọng doanh thu lớn nhất. Ngoài ra, số khách du lịch bắt đầu tăng trở lại nhờ thời tiết thuận lợi và các điểm du lịch trên địa bàn giảm giá vé. Tuy nhiên, do Việt Nam vẫn đang tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài và du lịch nội địa chưa trở lại bình thường như cùng kỳ năm trước nên nhìn chung 6 tháng hoạt động du lịch lữ hành giảm mạnh so với cùng kỳ, đây cũng là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19 gây ra.

          Ước tính tháng 6, doanh thu hoạt động lữ hành đạt 22,2 tỷ đồng, tăng 46,3% so với tháng trước và giảm 42,9% so với cùng kỳ. Sáu tháng đầu năm doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 84,5 tỷ đồng, giảm 52,3% so với cùng kỳ.

          Số lượt khách du lịch lữ hành tháng 6 ước tính đạt 48.314 lượt khách, tăng 85,0% so với tháng trước và giảm 35,8% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 244.773 lượt khách, giảm 48,8% so với cùng kỳ.

          Số lượt khách quốc tế lữ hành tháng 6 ước tính đạt 810 lượt khách, tăng 8,4% so với tháng trước và giảm 95,0% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 30.234 lượt khách, giảm 66,2% so với cùng kỳ.

          d. Hoạt động dịch

          Bước qua tháng 6, hoạt động dịch vụ có mức tăng khá do bước vào mùa du lịch nên nhiều hoạt động dịch vụ phục vụ kèm theo tăng, đồng thời các cơ sở sản xuất kinh doanh đa số hoạt động ổn định trở lại do dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát tốt.

          Ước tính doanh thu hoạt động dịch vụ tháng 6 đạt 144,9 tỷ đồng, tăng 6,6% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ; cộng dồn 6 tháng đạt 715,3 tỷ đồng, giảm 7,8% so với cùng kỳ.

          Sáu tháng đầu năm 2020 do tác động của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến các hoạt động dịch vụ nên doanh thu phần lớn các nhóm hàng dịch vụ đều giảm so với cùng kỳ. trong đó, nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản giảm 7,7%; nhóm dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 8,1%; nhóm dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 11,8%; nhóm dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 14,3%; nhóm dịch vụ khác giảm 6,2%, trong đó, dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình giảm 4,5%; hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác giảm 6,9% so với cùng kỳ

          e. Hoạt động vận tải

          Bước qua tháng 6, hoạt động vận tải đã bắt đầu tăng khá trở lại sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tổng doanh thu vận tải tháng 6 ước tính đạt 373,0 tỷ đồng, tăng 5,4% so với tháng trước, tăng 2,8% so với cùng kỳ; tính chung 6 tháng đầu năm đạt 1.966,1 tỷ đồng, giảm 1,0% so với cùng kỳ.

          Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách tháng 6 ước tính đạt 65,4 tỷ đồng, tăng 7,0% so với tháng trước, tăng 2,0% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 332,1 tỷ đồng, giảm 1,1% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 6 ước tính đạt 269,2 tỷ đồng, tăng 5,6% so với tháng trước, tăng 2,9% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 1.425,0 tỷ đồng, giảm 1,0% so với cùng kỳ. Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 6 ước tính đạt 38,4 tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng trước, tăng 3,6% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 209,1 tỷ đồng, giảm 0,8% so với cùng kỳ.

          Tổng số hành khách vận chuyển tháng 6 ước tính đạt 2,4 triệu hành khách, tăng  2,4% so với tháng trước, tăng 2,2% sovới cùng kỳ; 6 tháng đạt 13,0 triệu hành khách, giảm 1,4% so với cùng kỳ. Tổng số hành khách luân chuyển tháng 6 ước tính đạt 107,4 triệu hk.km, tăng 4,6% so với tháng trước, tăng 2,3% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 582,7 triệu hk.km, giảm 1,8% so vớicùng kỳ.

          Khối lượng vận chuyển hàng hóa tháng 6 ước tính đạt 2,3 triệu tấn, tăng 5,1% so với tháng trước, tăng 2,5% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 12,7 triệu tấn, giảm 3,0% so với cùng kỳ. Tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển tháng 6 ước tính đạt 118,6 triệu tấn.km, tăng 5,8% so với tháng trước, tăng 2,4% so với cùng kỳ; 6 tháng đạt 641 triệu tấn.km, giảm 2,2% so với cùng kỳ.

          7. Thu ngân sách Nhà nước

          Tổng thu ngân sách trên địa bàn 6 tháng năm 2020 ước tính thực hiện 2.502 tỷ đồng, đạt 45,5% so với dự toán địa phương, tăng 6,1% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa thực hiện 2.430 tỷ đồng, bằng 46,7% dự toán địa phương, tăng 3,2% so với cùng kỳ; thu thuế xuất nhập khẩu thực hiện 72 tỷ đồng, đạt 24%  dự toán địa phương, tăng  34,5% so với cùng kỳ.

          So với dự toán năm: Có 3/15 khoản thu đạt tiến độ 50% dự toán cả năm, là Thuế thu nhập cá nhân, phí nhà nước và thu tiền thuê đất; 12 khoản còn lại đều chưa đạt tiến độ dự toán năm. So với cùng kỳ: Có 3/15 khoản có tăng trưởng so với cùng kỳ, đó thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Thuế thu nhập cá nhân và thu tiền thuê đất; các khoản còn lại đều giảm so với cùng kỳ. 

          II. XÃ HỘI

          1. Giáo dục

          Năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp mầm non, phổ thông. Mạng lưới trường, lớp các cấp học và trình độ đào tạo cơ bản được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp, đáp ứng được nhu cầu học tập, đào tạo của học sinh. Kết thúc học kỳ I năm học 2019 - 2020, công tác phổ cập và xóa mù chữ các cấp học đã đạt được kết quả sau:

          Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Có 158/159 xã, phường, thị trấn (đạt tỷ lệ 99,4%) và 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn. Tỉnh duy trì vững chắc đạt chuẩn phổ cấp giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

          Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Có 158/159 xã, phường, thị trấn (đạt tỷ lệ 99,4%) và 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn. Tỉnh duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

          Về phổ cập giáo dục tiểu học: Có 159/159 xã, phường, thị trấn; 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

          Về phổ cập giáo dục THCS: Có 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 trở lên, trong đó, có 148/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 (tỷ lệ 93,08%); 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 trở lên, trong đó, có 3 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3. Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2.

          Về xóa mù chữ: 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 trở lên; trong đó có 157/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (tỷ lệ 98,7%); 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Tỉnh duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

          Về kết quả thi học sinh giỏi cấp Quốc gia: Cuộc thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2019 - 2020,toàn tỉnh đã có 34 học sinh đạt giải, với 7 giải nhì, 10 giải ba và 17 giải khuyến khích; trong đó môn Toán đạt 7 giải; Vật lý 5 giải; Hóa học 2 giải; Sinh học 2 giải; Tin học 1 giải nhì; Văn 4 giải; Lịch sử 4 giải; Địa lý 4 giải khuyến khích; Tiếng Anh 5 giải khuyến khích. So với kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2018 - 2019 số lượng giải chính thức kỳ thi năm nay tăng 6 giải.

          Triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2019 - 2020 trong điều kiện xảy ra đại dịch Covid-19, để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo cho học sinh các cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở nghỉ học từ ngày 4/2/2020 đến hết ngày 3/5/2020 nhằm phòng tránh dịch. Riêng học sinh trung học phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên nghỉ học từ ngày 4/2/2020 đến hết ngày 1/3/2020; từ ngày 2/3 - 12/3/2020 đi học lại bình thường và từ ngày 13/3/2020 đến hết ngày 3/5/2020 tiếp tục được nghỉ học.

          Để chuẩn bị cho học sinh đến trường sau kỳ nghỉ dài ngày do dịch bệnh Covid-19, các trường đã chủ động triển khai công tác phòng chống dịch, nhằm bảo đảm môi trường an toàn khi học sinh trở lại trường, từ ngày 4/5/2020 đến nay học sinh các cấp học đi học trở lại bình thường. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các trường tập trung vào việc dạy học đảm bảo theo đúng tiến độ chương trình của năm học 2019 - 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã quyết định lùi thời gian thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia năm 2021 vào tháng 9 năm 2020.

          Về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021, chỉ có Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp tổ chức thi tuyển, các trường THPT trên địa bàn tỉnh không tổ chức thi tuyển mà thực hiện theo phương thức xét tuyển. Điều kiện xét tuyển gồm, học sinh có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại tỉnh Quảng Bình; đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông; có độ tuổi theo quy định; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi,… sẽ được đăng ký dự tuyển vào 1 trường THPT trên địa bàn tỉnh, nếu không trúng tuyển thì được rút hồ sơ để tiếp tục dự tuyển vào trường khác. 

          Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên lịch thi THPT Quốc gia năm 2020 sẽ chậm hơn mọi năm, thí sinh THPT thi ba bài thi bắt buộc và một bài thi tự chọn. Kết quả kỳ thi được Sở Giáo dục và Đào tạo dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng được các cơ sở giáo dục triển khai theo tinh thần tự chủ, đúng quy định của Luật Giáo dục đại học, với các phương thức tuyển sinh khác nhau như sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả học THPT (học bạ),… hoặc bổ sung các cách đánh giá khác để tuyển sinh cho phù hợp.

          2. Y tế

          a. Công tác khám chữa bệnh

          Tiếp tục duy trì và phát huy tốt hoạt động khám chữa bệnh tại các tuyến, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, thành phố trực thuộc Sở Y tế. Các bệnh viện đã và đang triển khai tổ chức thực hiện các chỉ tiêu được giao đúng tiến độ và khắc phục khó khăn do dịch bệnh vừa qua gây nên. Cơ bản đảm bảo cung ứng đủ thuốc, không để bệnh nhân thiếu thuốc tại các cơ sở điều trị.

          Thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành để đánh giá chất lượng bệnh viện. Tiếp tục đầu tư nguồn nhân lực và trang thiết bị, cải tiến quy trình khám bệnh, chữa bệnh, cải tạo cơ sở hạ tầng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Tiếp tục rà soát, phê duyệt các danh mục chuyên môn kỹ thuật của các bệnh viện

          b. Công tác phòng chống các bệnh dịch lây

          Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong tháng 4/2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 75 trường hợp sốt xuất huyết Dengue; 218 trường hợp tiêu chảy; 13 trường hợp thủy đậu; 7 trường hợp quai bị; 454 trường hợp cúm; 8 trường hợp lỵ trực trùng; 3 trường hợp sốt rét; 2 trường hợp lao phổi; 3 trường hợp viêm gan virut B; 1 trường hợp viêm gan virut C; 14 trường hợp viêm gan virut khác. Luỹ kế từ đầu năm đến ngày 30/4/2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã xảy ra 915 trường hợp sốt xuất huyết Dengue; 795 trường hợp tiêu chảy; 29 trường hợp viêm gan vi rút khác; 50 trường hợp thủy đậu; 16 trường hợp quai bị; 2.266 trường hợp cúm; 4 trường hợp lao phổi; 25 trường hợp lỵ trực trùng; 7 trường hợp sởi; 14 trường hợp sốt rét trong đó có 1 trường hợp tử vong; 2 trường hợp lỵ amip; 29 trường hợp viêm gan virut khác; 3 trường hợp viêm gan virut B; 1 trường hợp viêm gan virut C. Các trường hợp kể trên đều được phát hiện và điều trị kịp thời.

          Trong tháng 5, Sở Y tế đã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác giám sát các loại dịch bệnh. Tính đến 24/5/2020, ghi nhận 1.193 ca sốt xuất huyết. Không có ca bệnh covid-19; Công tác giám sát, cách ly, lấy mẫu được duy trì. Các dịch bệnh khác không có biến động lớn. Hiện tại, Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo công tác giám sát phòng, chống dịch Covid-19, các bệnh mùa hè như sởi, sốt xuất huyết, bệnh tả, tay chân miệng và các loại dịch bệnh khác. Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu y tế - dân số.

          c. Chương trình phòng chống sốt rét

          Các đơn vị đã tổ chức giám sát kịp thời tình hình sốt rét gia tăng trên địa bàn, chuẩn bị chu đáo cho công tác triển khai phun tẩm hoá chất phòng chống véc tơ. Chương trình phòng chống sốt rét - nội tiết tỉnh đã phân phối kịp thời thuốc, hoá chất, vật tư phòng chống sốt rét cho cơ sở. Trong tháng 4/2020, tổng số lượt người điều trị sốt rét là 49 lượt người, đã điều trị khỏi bệnh là 3 người, trong đó không có bệnh nhân sốt rét ác tính và không có bệnh nhân tử vong do sốt rét; tiến hành xét nghiệm lam và test cho 3.222 lượt người, tỷ lệ ký sinh trùng/lam và test là 0,06%. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 4/2020, tổng số lượt người điều trị sốt rét là 181 lượt người, đã điều trị khỏi bệnh là 14 người, trong đó không có bệnh nhân sốt rét ác tính và có 1 bệnh nhân tử vong do sốt rét; tiến hành xét nghiệm lam và test cho 11.948 lượt người, tỷ lệ ký sinh trùng/lam và test là 0,11%.

          d. Tình hình nhiễm HIV/AIDS

          Tiếp tục thực hiện các hoạt động về tư vấn, hướng dẫn các hành vi an toàn phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS nhằm hạn chế sự lây nhiễm từ các nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng. Tổ chức tư vấn, giáo dục nhóm và khám sàng lọc cho các bệnh nhân tham gia đủ tiêu chuẩn điều trị Methadone. Từ đầu năm đến 30/4/2020 trên địa bàn tỉnh phát hiện 7 người nhiễm mới HIV, 5 người chuyển sang AIDS, 1 người tử vong do AIDS. Tổng số người nhiễm HIV cộng dồn là 1.458 người; tổng số bệnh nhân AIDS cộng dồn là 500 người; số bệnh nhân AIDS chết cộng dồn là 145 người.

          e. Tình hình ngộ độc thức ăn và thực phẩm

         Sở Y tế đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ đúng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, giết mổ, chế biến thực phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, tăng cường kiểm tra các nhà hàng ăn uống trong việc chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng và các văn bản chỉ đạo của tỉnh… Qua kiểm tra đã xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Nhờ đó, từ đầu năm đến ngày 30/4/2020 toàn tỉnh chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào và chỉ xảy ra 50 ca ngộ độc thực phẩm nhỏ lẻ.

          3. Văn hóa thông tin

         Sáu tháng đầu năm 2020, các hoạt động mừng Đảng - mừng Xuân, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ chỉ tập trung diễn ra trong thời gian trước, trong tết Nguyên đán Canh Tý. Nổi lên là chương trình đếm ngược chào năm mới 2020 (Phong Nha Countdown Party); huyện Bố Trạch tổ chức hội báo xuân Canh Tý 2020 với gần 300 ấn phẩm báo, tạp chí của nhiều cơ quan báo chí trong tỉnh; các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong cả nước. Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin với Đảng” chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020). UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chương trình văn nghệ quần chúng vào đêm giao thừa tại Trung tâm các huyện, thị xã, thành phố và trung tâm các xã, phường, thị trấn; tổ chức tốt các hoạt động Chợ hoa Xuân Canh Tý năm 2020, trang trí đèn hoa trên các tuyến đường trung tâm để tạo không khí vui tươi, phấn khởi khi Tết đến, Xuân về. Tết Canh Tý 2020, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức bắn pháo hoa tại 3 điểm trên địa bàn tỉnh (thành phố Đồng Hới và thị xã Ba Đồn) từ nguồn kinh phí xã hội hóa.

          Đã tổ chức trưng bày, giới thiệu sách, báo về chủ đề “90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam - Những móc son lịch sử” tại Thư viện tỉnh với hơn 1.000 bản sách chọn lọc giới thiệu những dấu mốc quan trọng, những thành tựu vẻ vang của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bảo tàng tổng hợp tỉnh trưng bày các tư liệu quý với chủ đề “Đảng Cộng sản Việt Nam - 90 năm xây dựng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng”, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tổ chức đợt phim cao điểm trong dịp tết Nguyên đán trên địa bàn các xã miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.

          Các hoạt động văn hóa thể thao trong dịp Tết Nguyên đán được tổ chức hầu hết các địa phương; nổi lên là huyện Minh Hóa tổ chức giải Cờ thẻ vào ngày 03 Tết, tổ chức giải bóng chuyền hơi, giải vật vào ngày 04 Tết, giải bóng chuyền 7 xã vào ngày 05 Tết; huyện Quảng Ninh tổ chức Lễ hội chùa Kim Phong - núi Thần Đinh; thành phố Đồng Hới tổ chức hội Bài chòi, Chương trình nghệ thuật “Chào Xuân Canh Tý 2020”.. Cũng trong dịp Tết, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.090 thôn bản tổ chức dạ hội văn nghệ, hái hoa dân chủ, các trò chơi dân gian truyền thống; 1.120 thôn, bản tổ chức giao lưu, thi đấu thể thao tạo không khí vui vẻ, đoàn kết trong tầng lớp nhân dân. Hệ thống pano, cụm cổ động, cờ các loại được treo móc, gần 100% gia đình treo cờ Tổ quốc; hệ thống loa phát thanh được phát huy đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi đối với nhân dân.

          Các địa phương đã chuẩn bị chu đáo các hoạt động Lễ hội sau tết Nguyên đán, nhưng trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 các hoạt động văn hóa và các Lễ hội kể từ sau ngày 1/2/2020 buộc phải tạm dừng không được tổ chức theo kế hoạch.

          Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nên trong dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động; kỷ niệm 66 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5, các địa phương trong tỉnh không tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lớn, tập trung đông người. Các hoạt động văn hóa thể thao chủ yếu tập trung tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về ý nghĩa của Ngày Chiến thắng lịch sử 30/4, Ngày Quốc tế lao động 1/5; Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như: thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền lưu động, treo cờ tổ quốc, cờ phướn, băng rôn, khẩu hiệu, thực hiện các cụm pano tấm lớn, hệ thống đèn led tại các cổng chào,...

          Chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí, từ ngày 19/5 đến ngày 27/5/2020, 3 đội chiếu bóng lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình đã tổ chức đợt chiếu phim lưu động phục vụ người dân trên địa bàn xã Quảng Kim (Quảng Trạch), xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy), xã Sơn Lộc, Thị trấn nông trường Việt Trung (Bố Trạch). Các buổi chiếu phim luôn thu hút được đông đảo bà con Nhân dân tham gia hưởng ứng.

          Theo kế hoạch, Lễ kỷ niệm 63 năm Ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình (16/6/1957 - 16/6/2020) và khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với Nhân dân Quảng Bình dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 13/6/2020 tại Quảng trường trung tâm thành phố Đồng Hới. Trong đó sẽ xâu chuỗi, kết nối các hoạt động theo kế hoạch đã được phân công, tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan, trang trí khánh tiết, xây dựng và biểu diễn chương trình nghệ thuật; diễn văn khai mạc; phối hợp thực hiện các công tác đảm bảo,... chỉ đạo tổ chức các hoạt động sự nghiệp trong chuỗi các hoạt động chào mừng. Lễ Kỷ niệm sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình và nối sóng trực tiếp trên sóng Truyền hình của một số địa phương. Lễ kỷ niệm và khánh thành công trình Tượng đài Chủ  tịch Hồ Chí Minh với Nhân dân Quảng Bình nhằm thể hiện tình cảm tri ân sâu sắc của Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình đối với công lao to lớn của Đảng, Bác Hồ, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân toàn tỉnh.

          4. Hoạt động thể dục, thể thao  

          Hoạt động thể dục thể thao 6 tháng đầu năm chủ yếu tập trung trong dịp Tết Nguyên đán và chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930- 03/02/2020), các địa phương, đơn vị tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao truyền thống như bóng đá, bóng chuyền và tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đánh đu, kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố, bóng bàn, cấp cù, cờ tướng, cờ thẻ,... Nhìn chung, các hoạt động thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã diễn ra sôi nổi, vui tươi và tiết kiệm, hướng về cơ sở để phục vụ Nhân dân vui Tết - đón Xuân và chào mừng 90 năm ngày thành lập Đảng. Thể thao thành tích cao đã tham gia thi đấu giải Cờ vua, Cờ tướng các nhóm tuổi miền Trung mở rộng năm 2020 tại Nghệ An đạt 37 huy chương các loại (3 HCV, 13 HCB và 21 HCĐ) xếp thứ 3 toàn đoàn tham dự.

          Đầu tháng 2 năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 buộc phải lùi thời gian tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tập trung đông người. Vì vậy, các hoạt động thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao tập trung đông người của tỉnh không được tổ chức theo kế hoạch. Đầu tháng 5/2020, giãn cách xã hội dần được nới lỏng và từ ngày 8/5/2020 các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động có tập trung đông người trên địa bàn Quảng Bình được phép hoạt động trở lại với yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn.

          Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp tổ chức đón và tiễn cuộc đua Xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 32 năm 2020 với chủ đề “Non sông liền một dải”. Đây là hoạt động thể thao có quy mô lớn tạo được không khí sôi nổi trên địa bàn sau thời gian thực hiện chủ trương dừng các hoạt động thể thao tập trung đông người do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hiện tại, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp tục chuẩn bị cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện để tổ chức các hoạt động thể thao dịp hè năm 2020, trong đó thực hiện chiêu sinh các lớp nghiệp dư môn Bơi, Bóng bàn, Quần vợt, Karatedo, Cờ vua. Các đội tuyển thể thao thành tích cao tích cực tập luyện và chuẩn bị lực lượng tham gia thi đấu các giải theo kế hoạch.

          5. An toàn giao thông, cháy nổ

          a. An toàn giao thông

         Theo báo cáo của Công an tỉnh, tháng 5 năm 2020 toàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông, giảm 3 vụ so với tháng 5 năm 2019, trong đó đường bộ 10 vụ, giảm 2 vụ; đường sắt và đường thủy không xảy ra, giảm 1 vụ so với tháng 5 năm 2019. Số người chết do tai nạn giao thông 6 người, tăng 1 người so với tháng 5 năm 2019, trong đó đường bộ chết 6 người, tăng 1 người; đường sắt, đường thủy không có người chết, bằng cùng kỳ. Số người bị thương do tai nạn giao thông 6 người, giảm 3 người so với cùng kỳ, trong đó đường bộ bị thương 6 người, giảm 1 người; đường sắt đường thủy không có người bị thương, giảm 2 người so với tháng 5 năm 2019.

          Lũy kế 5 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã xảy ra 54 vụ tai nạn giao thông, giảm 28 vụ so với cùng kỳ năm 2019, trong đó đường bộ 53 vụ, giảm 28 vụ so với cùng kỳ; đường sắt 1 vụ, bằng cùng kỳ; đường thủy không xảy ra. Số người chết do tai nạn giao thông 28 người, giảm 18 người so với cùng kỳ; trong đó đường bộ chết 28 người, giảm 18 người; đường sắt, đường thủy không có người chết, bằng cùng kỳ. Số người bị thương do tai nạn giao thông 43 người, giảm 14 người so với cùng kỳ, trong đó đường bộ bị thương 42 người, giảm 13 người; đường sắt bị thương 1 người, giảm 1 người; đường thủy không xảy ra, bằng cùng kỳ năm 2019.

          b. Cháy nổ

          Lũy kế từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ cháy với giá trị thiệt hại 3.535 triệu đồng; trong đó, cháy nhà đơn lẻ 4 vụ với giá trị thiệt hại 830 triệu đồng, cháy loại hình khác 2 vụ với giá trị thiệt hại 90 triệu đồng; cháy chợ 1 vụ với giá trị thiệt hại 15 triệu đồng; cháy phương tiện vận tải 1 vụ với giá trị thiệt hại 2.600 triệu đồng; cháy rừng 1 vụ với diện tích rừng bị cháy 0,36 ha. So với cùng kỳ năm trước số vụ cháy nổ giảm 5 vụ, số người chết giảm 1 người, số người bị thương giảm 1 người, giá trị thiệt hại giảm 41,5 triệu đồng.

          6. Một số vấn đề xã hội

          Dịch bệnh Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, công nhân và người lao động, các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các cấp, các ngành chức năng đã rà soát các nhóm đối tượng được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Công tác rà soát được triển khai khẩn trương, nghiêm túc và niêm yết công khai, minh bạch đối tượng và đề nghị danh sách đối tượng thuộc diện được thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định. Công tác chi trả cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng được thực hiện hết sức khẩn trương. Tính đến ngày 20/5/2020 UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt xong danh sách và kinh phí cho các đối tượng người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đối tượng đề nghị hỗ trợ 143.323 người, tổng số tiền đề nghị hỗ trợ 148.194 triệu đồng. Sở Tài chính cũng đã tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chi trả cho các đối tượng trên. Đến ngày 30/5/2020 các huyện, thị xã, thành phố đã cơ bản chi trả xong cho các đối tượng đã được UBND tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ. Đối với các đối tượng người lao động, người sử dụng lao động và hộ kinh doanh, chính quyền các cấp, các ngành đang tiếp tục tiếp nhận hồ sơ đề nghị và rà soát, tổng hợp danh sách để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh sách chi trả.

          Để giúp người dân vượt qua khó khăn trong thời kỳ giáp hạt, ngày 28/5/2020 UBND tỉnh đã có Quyết định số 1724/QĐ-UBND về việc phân bổ gạo dự trữ quốc gia cho các huyện, thị xã, thành phố để hỗ trợ cho nhân dân trong thời gian giáp hạt năm 2020; số lượng gạo được phân bổ toàn tỉnh 855,99 tấn, trong đó: huyện Lệ Thủy: 143,43 tấn, huyện Quảng Ninh: 99,21 tấn, thành phố Đồng Hới: 36,435 tấn, huyện Bố Trạch: 215,385 tấn, huyện Quảng Trạch: 99,51 tấn, thị xã Ba Đồn: 81,00 tấn, huyện Tuyên Hóa: 57,225 tấn, huyện Minh Hóa: 123,795 tấn. Thực hiện Quyết định số 1724/QĐ-UBND, từ ngày 02/6-05/6/2020, toàn bộ số gạo trên được chuyển đến trung tâm các huyện, thị xã, thành phố. Hiện tại, UBND các huyện, thị xã, thành phố đang khẩn trương kiểm tra, rà soát kỹ danh sách hộ, khẩu thiếu đói trong thời gian giáp hạt năm 2020 để kịp thời cấp, phát gạo đảm bảo đúng đối tượng, đúng định mức, mục đích theo quy định tại Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ.

          Tóm lại, trong thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát tốt, không có trường hợp dương tính với Covid-19. Tuy nhiên, do dịch lây lan trên diện rộng nhiều địa phương và nhiều quốc gia nên đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất - kinh doanh và đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Do đó dự báo một số chỉ tiêu kinh tế sẽ không đạt kế hoạch, đặt biệt là chỉ tiêu tăng trưởng GRDP. Để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, 6 tháng còn lại của năm, tỉnh cần thực hiện tốt những vấn đề sau đây:

          Một làtriển khai các gói hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19; rà soát, xác định đúng đối tượng để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, giám sát tại thời điểm lập danh sách các đối tượng được hưởng chính sách, thời điểm chi trả kinh phí hỗ trợ và giám sát sau khi hỗ trợ xong để kịp thời nắm bắt dư luận, phản ảnh của Nhân dân để tránh việc trục lợi từ chính sách.

          Hai là, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu đúng thời vụ, đảm bảo đủ nước sản xuất, đồng thời xây dựng phương án tưới, chống hạn, đảm bảm nước cho sản xuất Hè Thu. Đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng gia trại, trang trại. Tăng cường kiểm tra, giám sát nắm bắt tình hình dịch bệnh, hướng dẫn địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm; tiếp tục tăng cường duy trì hoạt động của Chốt kiểm dịch động vật tạm thời cấp tỉnh; thực hiện tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi, đảm bảo cân đối cung cầu; tổ chức kiểm soát giá chuỗi cung thịt lợn trên thị trường nhằm ổn định thị trường và giá cả mặt hàng thịt lợn trong tỉnh.

          Ba là, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, chú trọng những nhiệm vụ cụ thể, thiết thực nhằm thúc đẩy giải quyết, tháo gỡ khó khăn để các cơ sở sản xuất công nghiệp sản xuất ổn định, phát huy hiệu quả tốt trong điều kiện dịch Covid-19. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án công nghiệp, thương mại lớn đang triển khai: Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I và II, các dự án điện gió, điện mặt trời.

          Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, chống đầu cơ, buôn lậu và gian lận thương mại, buôn bán hàng giả. Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, quản lý việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết.

          Bốn làchú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng và nhân lực cho ngành du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng. Thực hiện các giải pháp phục hồi và phát triển ngành du lịch; thực hiện chương trình quảng bá du lịch, kích cầu du lịch khi hết dịch. Tăng cường kiểm soát chất lượng tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch.

         Năm là, tăng cường công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh, đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn mọi hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường an ninh, đảm bảo an toàn cho Đại hội Đảng các cấp. Tăng cường đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm; thực hiện quyết liệt, kiên quyết trấn áp, triệt phá tội phạm ma túy, tội phạm hình sự nghiêm trọng, tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, “tín dụng đen”, các loại tội phạm gây bức xúc xã hội./.

 

[Trở về]