THÔNG TIN T.HÌNH KT-XH
    Bản in     Gởi bài viết  
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2019 tỉnh Quảng Bình 
     Kinh tế - xã hội của tỉnh 9 tháng năm 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng; căng thẳng gần đây giữa các nền kinh tế lớn khiến thương mại và đầu tư thế giới giảm, niềm tin kinh doanh toàn cầu giảm sút. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi gặp khó khăn do dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng. Trong tỉnh, Vụ Hè Thu bị hạn nặng; dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở nhiều địa phương; cháy rừng xảy ra khá nhiều; ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên toàn tỉnh có mưa to, gây ngập lụt ở nhiều nơi trong đầu tháng 9; thị trường bất động sản có sự phát triển nóng, giá bất động sản bị đẩy lên cao… đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. 

     Để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và Nghị quyết HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019, mục tiêu là tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh ổn định để tăng trưởng kinh tế… Mặc dù gặp nhiều yếu tố bất lợi, nhưng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra, 9 tháng năm 2019 tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định: Thu ngân sách đạt cao; sản lượng thuỷ sản tăng khá; hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích cực; các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, du lịch được triển khai có hiệu quả, trong đó đáng chú ý là tỉnh đã tổ chức thành công Lễ hội hang động Quảng Bình năm 2019, với chủ đề “Quảng Bình - Bí ẩn bất tận”; tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê; công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống của nhân dân được nâng lên. Kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2019 như sau:

     I. KINH TẾ

     1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

     1.1. Nông nghiệp

     a. Trồng trọt

     Triển khai sản xuất vụ Hè Thu 2019 gặp rất nhiều khó khăn. Nắng hạn đã khiến mực nước ở các hồ, đập xuống thấp, không cung cấp đủ nước cho sản xuất. Do đó, diện tích gieo trồng vụ Hè Thu 2019 giảm đáng kể so với vụ Hè Thu năm trước. Sơ bộ diện tích gieo trồng vụ Hè Thu 2019 thực hiện 28.194,8 ha, so với vụ Hè Thu năm trước giảm 7,4%. Cụ thể các loại cây trồng như sau:

     - Cây lúa: Diện tích thực hiện 22.248,5 ha, so với vụ Hè Thu năm trước giảm 6,7%. Chủ yếu giảm lúa Hè Thu gieo cấy, nguyên nhân do đầu Vụ thời tiết nắng nóng kéo dài, không chủ động được nguồn nước tưới, nhiều diện tích không thể triển khai gieo trồng phải chuyển đổi hoặc bỏ hoang; một số diện tích chuyển đổi sang xây dựng cơ sở hạ tầng.

     - Các loại cây trồng khác: Tiến độ gieo trồng các nhóm cây khác chậm so với cùng kỳ, một số cây phải gieo trồng lại nên diện tích cây trồng khác đạt thấp. Cụ thể: Nhóm cây ngô và cây lương thực có hạt khác 602,8 ha, giảm 23,9%; nhóm cây lấy củ có chất bột 728,5 ha, giảm 19,0%; nhóm cây lấy sợi 1,2 ha, giảm 46,5%; nhóm cây có hạt chứa dầu 834,8 ha, tăng 14,9%; nhóm cây rau, đậu các loại và hoa 2.605,4 ha, giảm 9,1%; cây hàng năm khác 1.173,7 ha, giảm 11,0% so với vụ Hè Thu năm trước.

     Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, hạn hán xảy ra trên diện rộng nên công tác tưới nước cho cây trồng vụ Hè Thu gặp nhiều khó khăn, do đó quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng không thuận lợi. Theo đó, năng suất nhiều loại cây trồng vụ Hè Thu năm nay cho năng suất thấp hơn năm trước, đặc biệt là cây lúa, cây ngô; một số cây khác có tăng nhưng không đáng kể.

     Ước tính năng suất một số cây trồng chủ yếu vụ Hè Thu:

     - Cây lúa: Năng suất lúa bình quân chung toàn tỉnh đạt 34,88 tạ/ha, so với vụ Hè Thu năm trước giảm 16,3%. Năng suất lúa của các địa phương: Thành phố Đồng Hới đạt 30,07 tạ/ha; thị xã Ba Đồn đạt 50,46 tạ/ha; huyện Minh Hóa đạt 30,33 tạ/ha; huyện Tuyên Hóa đạt 50,00 tạ/ha; huyện Quảng Trạch đạt 46,20 tạ/ha; huyện Bố Trạch đạt 33,50 tạ/ha; huyện Quảng Ninh đạt 45,21 tạ/ha và huyện Lệ Thủy đạt 23,08 tạ/ha.

     - Năng suất các loại cây trồng khác: Cây ngô đạt 29,04 tạ/ha, giảm 14,9%; cây khoai lang đạt 57,73 tạ/ha, giảm 1,0%; cây sắn đạt 180,78 tạ/ha, giảm 1,0%; cây lạc đạt 16,62 tạ/ha, tăng 1,0%; cây vừng đạt 6,50 tạ/ha, giảm 6,3%; cây rau các loại đạt 92,07 tạ/ha, tăng 3,8%; cây đậu các loại đạt 8,45 tạ/ha, giảm 3,5% so với vụ Hè Thu năm trước.

     Ước tính sản lượng lương thực vụ Hè Thu đạt 79.347,3 tấn, so với vụ Hè Thu năm trước giảm 22,2%. Sản lượng một số cây trồng chính: Sản lượng lúa 77.602,4 tấn, giảm 21,9%; sản lượng ngô 1.739,3 tấn, giảm 35,1%; sản lượng khoai lang 3.277,4 tấn, giảm 16,8%; sản lượng sắn 111.423 tấn, tăng 2,0%; sản lượng lạc 1.047,4 tấn, tăng 21,4%.

     Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, liên tục những ngày qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có mưa vừa, mưa to khiến một số diện tích lúa Hè Thu chưa thu hoạch và diện tích hoa màu bị ngập có khả năng mất trắng.

     Cây lâu năm phát triển ổn định trở lại sau thời gian chăm sóc khôi phục. Ước tính diện tích cây lâu năm thực hiện thực hiện 20.175 ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,4%. Trong đó: Cây hồ tiêu 1.320 ha, tăng 5,6%; sản lượng 865 tấn, tăng 2,4%. Cây cao su 14.500 ha, tăng 0,03%; sản lượng 1.219,3 tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong thời gian qua, giá mủ cao su xuống thấp, khai thác không hiệu quả nên người sản xuất gặp nhiều khó khăn.

     b. Chăn nuôi

     Sản xuất chăn nuôi những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên diện rộng nên việc tái tạo đàn lợn sau xuất chuồng bị hạn chế, tổng đàn giảm mạnh; một số sản phẩm chăn nuôi đạt thấp do ảnh hưởng dịch bệnh và các nguyên nhân khác. Hiện nay, đàn gà nuôi tập trung tăng cao tại các trang trại, gia trại nhằm đáp ứng thực phẩm thay thế thịt lợn.

     Ước tính tổng đàn tại thời điểm 01/10/2019: Đàn trâu 38.100 con, tăng 0,2%; đàn bò 107.900 con, tăng 0,01%; đàn lợn 235.000 con, giảm 29,1%; đàn gia cầm 4.012 ngàn con, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước.

     Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính 9 tháng đạt 54.724 tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,6%. Cụ thể: Thịt trâu 1.866 tấn, tăng 2,2%; thịt bò 4.909 tấn, tăng 5,2%; thịt lợn hơi 38.160 tấn, giảm 1,6%; thịt gia cầm 9.789 tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

     Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp 9 tháng gặp nhiều khó khăn nên kết quả sản xuất trên một số lĩnh vực đạt thấp. Sản xuất cây hàng năm vụ Hè Thu gặp hạn nặng kéo dài, một số cây trồng đến thời kỳ thu hoạch gặp lũ lụt nên diện tích gieo trồng và năng suất đạt thấp, đặc biệt là cây lúa và cây ngô. Chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng do dịch tả lợn châu Phi nên tổng đàn giảm, theo đó sản lượng thịt hơi xuất chuồng giảm mạnh trong những tháng gần đây.

     1.2. Lâm nghiệp

     Sản xuất ngành lâm nghiệp duy trì ổn định và tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Công tác trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ đang được các địa phương triển khai đúng kế hoạch. Công tác giao khoán bảo vệ, phục hồi vốn rừng, làm giàu rừng được chú trọng nên thực hiện đảm bảo kế hoạch. Công tác khai thác gỗ từ rừng trồng được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tiến độ.

     Ước tính sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng 9 tháng đạt 361.300 m3, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác 9 tháng đạt 255.600 ste, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,5%. Tính chung 9 tháng, diện tích rừng trồng mới đạt 1.235 ha, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Công tác chăm sóc rừng trồng được thực hiện theo kế hoạch. Hiện nay, các chủ rừng tiếp tục triển khai làm đất chuẩn bị mặt bằng, cây giống để chủ động trồng rừng tập trung trong những tháng cuối năm.

     1.3. Thủy sản

     Sản lượng thuỷ sản tháng 9 ước tính đạt 8.662,0 tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 7,6%; 9 tháng thực hiện 66.303,1 tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 7,0%. Chia ra: Cá các loại 53.097 tấn, tăng 7,0%; tôm các loại 4.610,5 tấn, tăng 4,5%; thủy sản khác 8.595,6 tấn, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

     a. Khai thác

     Thời tiết trong đầu tháng 9 do áp thấp nhiệt đới gây mưa to, không thuận lợi cho hoạt động khai thác biển nên sản lượng khai thác tháng 9 giảm so với tháng trước. Ước tính sản lượng thủy sản khai thác tháng 9 thực hiện 6.672,0 tấn, giảm 18% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước; 9 tháng khai thác 55.923,3 tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng chia theo nhóm sản phẩm: Cá các loại 46.762,3 tấn, tăng 7,3%; tôm các loại 881,9 tấn, tăng 5,2%; thủy sản khác 8.279,1 tấn, tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước.

     b. Nuôi trồng

     Nuôi trồng thuỷ sản từ đầu năm đến nay đạt được nhiều kết quả tích cực, diện tích nuôi trồng tăng, nuôi cá trong ruộng lúa phát triển khá, nuôi cá lồng, bè phát triển ổn định. Ước tính tháng 9 sản lượng nuôi trồng thu hoạch 1.990,0 tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; 9 tháng thu hoạch 10.379,8 tấn. Trong đó: Cá các loại 6.334,7 tấn, tăng 4,5%; tôm các loại 3.728,6 tấn, tăng 4,4%; thủy sản khác 316,5 tấn, tăng 3,0%.

     2. Công nghiệp

     Sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2019 trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định và duy trì mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng của ngành công nghiệp chủ yếu do ngành công nghiệp chế biến chế tạo quyết định. Chín tháng năm 2019, ngành công công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành công nghiệp (trên 90%) và có mức tăng khá ổn định, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành công nghiệp. 

     * Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

     Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 9 ước tính tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 10,1%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,7%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,0%.

     Tính chung 9 tháng năm 2019, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 6,6% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 7,3%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,6%. Cụ thể các ngành như sau:

     Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng tăng 7,3%. Trong đó, khai thác quặng kim loại tăng 6,5%. Các doanh nghiệp khai thác quặng Titan và tinh quặng Ilmenite đang có đơn hàng xuất khẩu lớn nên sản xuất tăng. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng tăng cao nên nhóm ngành khai thác vật liệu xây dựng (như đá xây dựng, cát sạn,…) tăng so với cùng kỳ.

     Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,7%. Nhìn chung, chỉ số sản xuất của các ngành kinh tế cấp 2 trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đều tăng so với cùng kỳ; trong đó, nổi bật ở một số ngành như: sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất trang phục; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại…

     Tình hình sản xuất 9 tháng năm 2019 của một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu:

     Ngành chế biến thực phẩm chỉ số sản xuất tăng 10,2%: Bước sang tháng 9 các nhà máy sản xuất tinh bột sắn đã hoạt động sản xuất trở lại theo mùa vụ nên nhóm ngành sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột tăng cao. Nhóm chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản duy trì mức độ tăng trưởng ổn định.

     Nhóm ngành sản xuất trang phục tăng khá (8,3%) nhờ các nhà máy sản xuất trang phục hoạt động khá ổn định. Sản lượng sản xuất của một số đơn vị như: Xí nghiệp may Hà Quảng, Công ty TNHH S&D Quảng Bình… có sản lượng tăng khá so với cùng kỳ, qua đó giải quyết được khá nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương.

     Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 7,7%. Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp và có tác động rất lớn đến tăng trưởng chung của ngành công nghiệp. Sau khi Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan mua lại một số nhà máy xi măng và có sự đầu tư, cải tiến sản phẩm nên tình hình sản xuất và tiêu thụ của ngành sản xuất khoáng phi kim loại tăng trưởng khá. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng diễn ra khá mạnh nên nhóm ngành sản xuất bê tông thương phẩm cũng tăng khá cao so với cùng kỳ.

     Ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 6,5%. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ mạnh nên các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt là sản phẩm dăm gỗ.

     Ngành sản xuất đồ uống giảm 7,7% so với cùng kỳ. Giảm chủ yếu ở nhóm ngành sản xuất bia, do Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

     Chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí tăng 4,9%. Ngành sản xuất và phân phối điện bảo đảm đáp ứng tốt cho hoạt động sản xuất và sử dụng của người dân, đặc biệt trong những đợt nắng nóng kéo dài trong những tháng đầu năm.

     Chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,6%. Trong đó ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 6,2% do nhu cầu sử dụng nước tăng cao nên Công ty Cổ phần cấp nước Quảng Bình nâng cao sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

     * Sản phẩm công nghiệp chủ yếu

     Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất trong 9 tháng năm 2019 đều tăng so với cùng kỳ năm trước: Tinh bột sắn đạt 5.405 tấn, tăng 146,2%; dăm gỗ đạt 290,7 nghìn tấn, tăng 8,5%; áo sơ mi đạt 10,9 triệu cái, tăng 8,3%; đá xây dựng đạt 2,4 triệu m3, tăng 8,1%; clinker thành phẩm đạt 2,7 triệu tấn, tăng 7,0%; xi măng đạt 1,3 triệu tấn, tăng 6,2%; nước máy thương phẩm đạt 6,7 triệu m3, tăng 6,2%; điện thương phẩm đạt 619 triệu Kwh, tăng 5,8%; gạch xây dựng bằng đất sét nung đạt 197,0 triệu viên, tăng 5,1%; bia đóng chai đạt 10,0 triệu lít, giảm 15,8%.

     Nhìn chung, tình hình sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2019 duy trì mức tăng trưởng ổn định. Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành đã tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích để các cơ sở sản xuất trên địa bàn phát triển. Các doanh nghiệp đã tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần duy trì tăng trưởng toàn ngành công nghiệp.

     * Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010

     Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2019 ước tính đạt 8.964,2 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: kinh tế nhà nước đạt 497,6 tỷ đồng, tăng 8,4%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 5.830,1 tỷ đồng, tăng 7,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.636,5 tỷ đồng, tăng 6,8%.

Chia theo ngành kinh tế: Giá trị sản xuất ngành khai khoáng đạt 387,2 tỷ đồng; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8.349,7 tỷ đồng; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt đạt 148,6 tỷ đồng; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 78,7 tỷ đồng.

     3. Vốn đầu tư

     Tháng 9 năm 2019, khối lượng vốn đầu tư Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh ước tính thực hiện 387,9 tỷ đồng, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương quản lý 102,4 tỷ đồng, tăng 11,3%; vốn ngân sách địa phương quản lý 285,5 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ.

     Tính chung 9 tháng năm 2019, khối lượng vốn đầu tư Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh ước tính thực hiện 2.781,4 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ. Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước 2.006,0 tỷ đồng, tăng 1,7%; nguồn vốn vay 639,2 tỷ đồng, tăng 6,2%; nguồn vốn tự có 54,6 tỷ đồng, tăng 2,4%; nguồn vốn viện trợ 81,6 tỷ đồng, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2018.

     Vốn đầu tư Nhà nước quản lý 9 tháng năm 2019 phân theo ngành kinh tế như sau: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản thực hiện 215,5 tỷ đồng, giảm 8,1%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 106,8 tỷ đồng, giảm 3,1%; ngành sản xuất và phân phối điện nước 34,6 tỷ đồng, tăng 0,8%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 46,3 tỷ đồng, giảm 6,2%; ngành thương nghiệp 36,9 tỷ đồng, giảm 2,2%; ngành vận tải kho bãi 1.582,3 tỷ đồng, tăng 2,1%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống 34,4 tỷ đồng, tăng 9,6%; ngành thông tin truyền thông 13,2 tỷ đồng, tăng 12,0%; ngành hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 76,9 tỷ đồng, tăng 38,9%; ngành hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 27,5 tỷ đồng, giảm 5,3%; ngành an ninh quốc phòng, quản lý nhà nước 201,3 tỷ đồng, giảm 6,3%; ngành giáo dục và đào tạo 179,6 tỷ đồng, tăng 11,6%; ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 150,4 tỷ đồng, tăng 21,3%; ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí 32,8 tỷ đồng, tăng 5,7%; ngành hoạt động dịch vụ khác 25,7 tỷ đồng, tăng 17,7%; ngành hoạt động dịch vụ cá nhân cộng đồng 17,2 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2018.

     Trong thời gian qua, tiến độ thực hiện vốn đầu tư tiếp tục được đẩy nhanh, vốn đầu tư khu vực Nhà nước chủ yếu tập trung thực hiện các công trình/dự án về giao thông; thủy lợi; quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội... Tiến độ thực hiện một số công trình/dự án đầu tư xây dựng đảm bảo đúng kế hoạch nhất là đối với các công trình/dự án có khối lượng vốn lớn trên địa bàn tỉnh, là các công trình chuyển tiếp, như: Đường vào Trung tâm Phong Nha, huyện Bố Trạch; Đường Mai Thủy - An Thủy, huyện Lệ Thủy; Đường từ ngã tư Quảng Thọ ra Quảng trường biển; Trụ sở làm việc khối cơ quan Huyện ủy và khối Mặt trận đoàn thể huyện Quảng Trạch; Trụ sở làm việc HĐND và UBND thành phố Đồng Hới; Trụ sở công an huyện Quảng Trạch; Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Quảng Bình; Nhà lớp học 12 phòng Trường THPT Lương Thế Vinh; Nhà xưởng thực hành Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề huyện Quảng Ninh; Trường mầm non mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Khối nhà điều trị người bệnh nội trú - Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình; Đầu tư tăng cường thiết bị lĩnh vực Khoa học và Công nghệ... Và các công trình/dự án mới khởi công trong năm 2019 như: Dự án Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình; Dự án Hạ tầng Quảng trường trung tâm; Dự án Tuyến đường ngoài hàng rào phía Nam dự án FLC nối từ đường tránh lũ BOT đến xã Hải Ninh…

     Chín tháng năm 2019 vốn đầu tư Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng tiến độ đề ra, việc quản lý vốn thực hiện nghiêm túc, công tác kiểm tra giám sát, đánh giá đầu tư đảm bảo đúng quy định. Công tác giải phóng mặt bằng được các cấp chính quyền quan tâm; công tác thanh quyết toán vốn cho các công trình hoàn thành được thực hiện kịp thời nhằm đảm bảo cho các đơn vị về mặt tài chính trong quá trình hoạt động cũng như tái sản xuất. Tiến độ các công trình/dự án có vốn đầu tư nhà nước trên địa bàn được đảm bảo do nhà thầu, chủ đầu tư chủ động hơn trong quá trình thi công thực hiện công trình/dự án. Bên cạnh đó, công tác quản lý cũng như giải ngân nguồn vốn được các cấp, các ngành quan tâm.

     4. Thương mại, dịch vụ

     a. Tổng mức bán lẻ hàng hoá

     Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9 tăng so với tháng trước do nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên. Chín tháng, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng cao; lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng; thị trường tiêu thụ được mở rộng, đa dạng hóa các hình thức khuyến mại góp phần làm sôi động thị trường. Tuy nhiên, giá các nguyên liệu đầu vào và giá các hàng hóa thiết yếu có nhiều biến động bất thường làm ảnh hưởng tới biến động giá nhiều hàng hóa thiết yếu nhất là nhóm hàng nhiên liệu, năng lượng. Ngoài ra, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng tới nguồn cung thịt lợn, đẩy giá cả một số mặt hàng thực phẩm khác tăng cao.

     Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9 ước tính đạt 2.138,7 tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 21,8% so với cùng kỳ; 9 tháng tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 17.728,7 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ.

     Doanh thu bán lẻ hàng hoá 9 tháng của hầu hết các nhóm hàng tăng cao so với cùng kỳ, tăng cao nhất là nhóm ô tô loại 9 chỗ ngồi trở xuống (tăng 60,6%), đây là nhóm có mức tăng cao nhất trong các nhóm ngành, nguyên nhân do từ đầu năm có rất nhiều các dòng xe nhập khẩu đa dạng về chủng loại và giá cả được nhập với số lượng lớn sau khi các hãng thực hiện đầy đủ các quy định trong Nghị định 116/2017/NĐ-CP về quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Nhóm phương tiện đi lại (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) và phụ tùng tăng 18,3%; nhóm vật phẩm, văn hoá, giáo dục tăng 17,2%; nhóm bán lẻ gỗ và vật liệu xây dựng tăng 17,3%; nhóm bán lẻ phụ tùng, bộ phận phụ trợ của ô tô tăng 13,6%; nhóm bán lẻ hàng hóa khác tăng 14,6%; nhóm bán lẻ phụ tùng mô tô, xe máy tăng 13,1%; nhóm bán lẻ xăng, dầu các loại tăng 11,3%; các nhóm còn lại cũng tăng khá cao so với cùng kỳ.

     b. Lưu trú, ăn uống và du lịch

     Hoạt động lưu trú và ăn uống tháng 9 giảm so với tháng trước, do đã bước sang mùa mưa, thời tiết không thuận lợi, bên cạnh đó nhu cầu tham quan du lịch của người dân giảm.

     - Dịch vụ lưu trú

     Ước tính doanh thu lưu trú tháng 9 đạt 17,4 tỷ đồng, giảm 25,3% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ; 9 tháng đạt 168,2 tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ.

     Số lượt khách lưu trú tháng 9 ước tính đạt 74.841 lượt khách, giảm 23,8% so với tháng trước và tăng 16,0% so với cùng kỳ; 9 tháng đạt 759.149 lượt khách, tăng 15,9% so với cùng kỳ.

     Số lượt khách quốc tế lưu trú tháng 9 ước tính đạt 10.750 lượt khách, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 28,8% so với cùng kỳ (hiện nay đang là mùa du lịch của khách quốc tế); 9 tháng đạt 113.588 lượt khách, tăng 17,8% so với cùng kỳ.

     Ngày khách tháng 9 ước tính đạt 100.970 ngày khách, giảm 24,7% so với tháng trước và tăng 16,0% so với cùng kỳ; 9 tháng đạt 971.851 ngày khách, tăng 18,0% so với cùng kỳ.

     - Dịch vụ ăn uống

     Doanh thu dịch vụ ăn uống tháng 9 ước tính đạt 193,3 tỷ đồng, giảm 19,7% so với tháng trước và tăng 17,2% so với cùng kỳ; 9 tháng đạt 1.863,2 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

     - Dịch vụ lữ hành

     Tháng 9, hoạt động lữ hành giảm so với tháng trước do đã cuối mùa du lịch, trong tháng các tour tại hang Sơn Đoòng (chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu hoạt động lữ hành) cũng bắt đầu dừng khai thác theo chu kỳ nên doanh thu giảm mạnh so với tháng trước.

     Ước tính tháng 9, doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 13,4 tỷ đồng, giảm 59,7% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ; 9 tháng đạt 253,9 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ.

     Số lượt khách du lịch lữ hành tháng 9 ước tính đạt 44.430 lượt khách, giảm 56,8% so với tháng trước và tăng 17,4% so với cùng kỳ; 9 tháng đạt 759.098 lượt khách, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

     Số lượt khách quốc tế lữ hành tháng 9 ước tính đạt 14.875 lượt khách, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 20,3% so với cùng kỳ; 9 tháng đạt 135.826 lượt khách, tăng 9,2% so với cùng kỳ.

     c. Hoạt động dịch vụ

     Ước tính doanh thu hoạt động dịch vụ tháng 9 đạt 144,8 tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 42,7% so với cùng kỳ; 9 tháng đạt 1.139,4 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ. Nguyên nhân 9 tháng doanh thu hoạt động dịch vụ có mức tăng cao so với cùng kỳ do dịch vụ kinh doanh bất động sản diễn biến rất sôi động, có mức tăng cao đột biến, có nhiều thời điểm diễn ra tình trạng sốt đất. Các dịch vụ còn lại cũng có mức tăng khá cao, một phần do đời sống của người dân tăng cao nên các hoạt động vui chơi giải trí, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục tăng. Ngoài ra, du lịch phát triển kéo theo các dịch vụ đi kèm tăng như dịch vụ cho thuê phương tiện đi lại và các dịch vụ khác.

     Doanh thu 9 tháng phần lớn các nhóm hàng dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ. Tăng cao nhất là nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 112,7%; nhóm dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 11%; nhóm dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 10,1%; nhóm dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 10,7%; nhóm dịch vụ khác tăng 7,1%; nhóm dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

     d. Hoạt động vận tải

     Chịu ảnh hưởng của cơn bão số 4 và áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn vào những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9 nên nhu cầu đi lại, tham quan, nghỉ dưỡng cũng như xây dựng của người dân giảm so với tháng trước. Tính chung 9 tháng, doanh thu vận tải tăng khá so với cùng kỳ nhờ cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, số lượng và chất lượng phương tiện vận tải được nâng lên, nhu cầu xây dựng nhà ở, khách du lịch đến Quảng Bình tăng.

     Tổng doanh thu vận tải tháng 9 ước tính đạt 339,7 tỷ đồng, giảm 1,8% so với tháng trước, tăng 7,7% so với cùng kỳ; 9 tháng doanh thu đạt 3.009,3 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách đạt 472,6 tỷ đồng, tăng 4,3%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 2.200,3 tỷ đồng, tăng 10,9%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 336,4 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ.

     Tổng số hành khách vận chuyển tháng 9 ước tính đạt 2,6 triệu hành khách, giảm 1,4% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ; 9 tháng đạt 20,7 triệu hành khách, tăng 4,5% so với cùng kỳ. Tổng số hành khách luân chuyển tháng 9 ước tính đạt 99,2 triệu hk.km, giảm 1,28% so với tháng trước, tăng 4,8% so với cùng kỳ; 9 tháng đạt 830,5 triệu hk.km, tăng 4,9% so với cùng kỳ.

     Khối lượng vận chuyển hàng hóa tháng 9 ước tính đạt 2,8 triệu tấn, giảm 1,6% so với tháng trước, tăng 9,4% so với cùng kỳ; 9 tháng đạt 21,8 triệu tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển tháng 9 ước tính đạt 119,5 triệu tấn.km, giảm 1,3% so với tháng trước, tăng 9,5% so với cùng kỳ; 9 tháng đạt 1.022,3 triệu tấn.km, tăng 8,8% so với cùng kỳ.

     II. XÃ HỘI

     1. Giáo dục, đào tạo

     a. Giáo dục

     Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020; Chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo giai đoạn 2011 - 2020. Mạng lưới trường lớp các cấp học và trình độ đào tạo cơ bản ổn định và mở rộng theo hướng đa dạng hóa các loại hình, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được nâng lên và chuẩn hóa; giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững.

     Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Có 158/159 xã, phường, thị trấn (đạt tỷ lệ 99,4%) và 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn. Tỉnh duy trì vững chắc đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

     Về phổ cập giáo dục tiểu học: Có 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 trở lên, trong đó có 156/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 (tỷ lệ 98,1%); có 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 trở lên, trong đó có 7/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 (tỷ lệ 87,5%). Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.

     Phổ cập giáo dục THCS: Có 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 1 trở lên, trong đó có 158/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2 trở lên (tỷ lệ 99,37%); 127/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3 (tỷ lệ 79,9%, tăng 19 đơn vị). 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 1 trở lên; trong đó 6 huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2 và thành phố Đồng Hới đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức 3. Tỉnh duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 1.

     Xóa mù chữ: 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 trở lên; trong đó 157/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (tỷ lệ 98,7%); 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Tỉnh duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

     Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo, thực hiện lồng ghép xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với tiêu chí nông thôn mới và xây dựng trường học thân thiện. Đã tiến hành kiểm tra công nhận mới 28 trường, đưa tổng số trường mầm non, phổ thông được công nhận đạt chuẩn Quốc gia lên 369/585 trường, đạt tỷ lệ 63,1%, tăng 28 trường so với năm học trước.

     Cuộc thi tài năng tiếng Anh (OTE) cấp tỉnh dành cho học sinh tiểu học và THCS năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh đã có 46 thí sinh (27 em tiểu học và 19 em THCS) tham dự vòng chung kết. Kết quả, Ban Tổ chức đã trao 4 giải nhất, 9 giải nhì, 14 giải ba và 19 giải khuyến khích cho các thí sinh xuất sắc.

     Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh: Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9, lớp 12 năm học 2018 - 2019 diễn ra trong hai ngày 14 - 15/3/2019, với 9 môn thi: Toán, Văn, Tiếng Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa và Tin học. Kết quả, lớp 9 có 253/415 em đạt giải, chiếm tỷ lệ 60,95% (18 giải Nhất, 43 giải Nhì, 86 giải ba và 106 giải khuyến khích); lớp 12 có  374/747 em đạt giải, chiếm tỷ lệ 50,07% (21 giải Nhất, 56 giải Nhì, 121 giải Ba và 176 giải Khuyến khích).

     Kết quả thi học sinh giỏi cấp Quốc gia: Toàn tỉnh có 32/61 học sinh của 9 đội tuyển Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh. Tất cả các đội tuyển dự thi đều có học sinh đạt giải (trong đó có 4 học sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn vào đội dự tuyển Olympic Toán quốc tế).

     Công tác chuẩn bị và khai giảng năm học 2018 - 2019

     Bước vào năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tăng cường các hoạt động ngoại khóa, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, thể chất cho học sinh; nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo; tăng cường các điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu giáo viên các cấp học theo quy định, thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế trong ngành giáo dục; chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới, đặc biệt là lớp 1; chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới 2019 - 2020. 

     Để chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới, Sở Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý các trường còn thiếu, rà soát, tuyển dụng, bổ sung, sắp xếp và ổn định đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên bảo đảm điều kiện và yêu cầu cho năm học mới. Toàn ngành đã kiểm tra công tác chuẩn bị khai giảng năm học 2019 - 2020 tại các đơn vị trường học, nhất là các trường ở vùng rẻo cao, bãi ngang, vùng còn nhiều khó khăn. Tích cực tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất trường học; tu sửa, vệ sinh phong quang trường lớp, củng cố thư viện, phòng thí nghiệm thực hành, phòng học bộ môn, phòng chức năng đáp ứng tốt cho năm học mới.

     Từ ngày 10/8/2019, học sinh các cấp học phổ thông trong tỉnh tựu trường chuẩn bị cho khai giảng năm học mới 2019 - 2020. Đến ngày 26/8/2019, học sinh toàn tỉnh bắt đầu học chương trình học kỳ I năm học 2019 - 2020. Theo kế hoạch Lễ khai giảng năm học mới ở các đơn vị trường học và cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên được tổ chức vào ngày 5/9/2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, từ ngày 2/9 đến ngày 5/9/2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã diễn ra mưa to, có nơi mưa rất to, lũ tại các sông đều dâng cao, nhiều tuyến đường bị chia cắt. Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, ngày 4/9/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình có Công điện số 1249/CĐ-SGDĐT về việc tổ chức Lễ khai giảng năm học mới và tăng cường phòng chống bão lũ. Công điện yêu cầu các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh cần theo dõi diễn biến mưa lũ, những nơi học sinh không thể đến trường, không đảm bảo an toàn về người và tài sản thì Hiệu trưởng trường học, cơ sở giáo dục xem xét quyết định không tổ chức lễ khai giảng vào ngày 5/9 như kế hoạch. Riêng những trường học, cơ sở giáo dục khác, nếu đảm bảo an toàn cho học sinh vẫn có thể tổ chức lễ khai giảng bình thường theo kế hoạch. Vì vậy, đã có 239 trường trên toàn tỉnh phải hoãn khai giảng vì nước lũ dâng và không đảm bảo an toàn cho học sinh. Các trường này sẽ phải đợi đến khi nước lũ rút mới tổ chức khai giảng bù.

     Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức bộ phận trực ban, huy động lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra. Thực hiện nghiêm túc công tác trực ban, huy động các nguồn lực theo phương châm 4 tại chỗ; liên hệ và phối hợp chặt chẽ với ban phòng chống lụt bão địa phương sẵn sàng phối hợp để ứng phó với các tình huống thiên tai; theo dõi sát diễn biến của lũ để có biện pháp ứng phó kịp thời. Kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở vật chất của đơn vị để có biện pháp phòng tránh có hiệu quả, đặc biệt là các phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, thư viện, phòng học bộ môn, các xưởng thực hành; có biện pháp sơ tán ngay các trang thiết bị dạy học, các kho sách đến nơi an toàn, tránh ngập nước.

     b. Đào tạo

     Năm học mới 2019 - 2020, chỉ tiêu tuyển sinh của Trường Đại học Quảng Bình là 1.604 chỉ tiêu hệ đại học, cao đẳng hệ chính quy. Trong đó, hệ đại học 1.067 chỉ tiêu, cao đẳng sư phạm 267 chỉ tiêu và cao đẳng ngoài sư phạm 270 chỉ tiêu. Ngày 8/8/2019, Trường Đại học Quảng Bình đã công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 với số lượng trúng tuyển là 255 học viên; trong đó, hệ đại học là 233 học viên, hệ cao đẳng là 22 học viên. Ngày 9/8/2019, Trường Đại học Quảng Bình thông báo tuyển sinh đợt 2 tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2019 với 712 chỉ tiêu (hệ đại học 612 chỉ tiêu, hệ cao đẳng sư phạm 100 chỉ tiêu). Kết quả nhập học sau 2 đợt tuyển sinh của Trường Đại học Quảng Bình chỉ mới nhận được 222 hồ sơ nhập học hệ đại học và cao đẳng. Do đó, ngày 23/8/2019 Trường Đại học Quảng Bình tiếp tục thông báo xét tuyển sinh đợt bổ sung hệ chính quy, thời gian nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 23/8/2019 đến 6/9/2019.

     2. Y tế

     a. Y tế cơ sở

     Chín tháng năm 2019, ngành Y tế đã tập trung chỉ đạo tốt hoạt động của trạm Y tế và mạng lưới nhân viên y tế thôn bản. Sở Y tế đã tăng cường chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện có hiệu quả công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch và thực hiện các chương trình y tế cộng đồng; tổ chức thanh tra, kiểm tra hành nghề y, dược tư nhân, đình chỉ các hoạt động vượt quá phạm vi kinh doanh của các phòng khám tư nhân; thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề y, dược và cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở kinh doanh thuốc, thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có 159/159 xã/phường/thị trấn có trạm y tế, trong đó đã có 136/159 xã/phường/thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế (đạt tỷ lệ 85,53%); 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ làm việc, 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động và được trả phụ cấp ổn định; 100% trạm y tế đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh.

     b. Hoạt động khám chữa bệnh

     Hoạt động khám chữa bệnh trong 9 tháng năm 2019, hầu hết các chỉ tiêu chuyên môn về khám chữa bệnh được thực hiện theo đúng tiến độ. Ước tính 9 tháng năm 2019 toàn tỉnh có 947.209 lần người được khám chữa bệnh; trong đó tuyến tỉnh 110.163 lần người, tuyến huyện/thị xã/ thành phố 374.025 lần người, tuyến xã/phường/thị trấn 463.021 lần người.

     Hoạt động khám chữa bệnh đã thực hiện tốt các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám, thu dung điều trị người bệnh, thực hiện y đức. Các cơ sở y tế đã phát huy hiệu quả máy móc, trang thiết bị hiện có như: máy nội soi, máy siêu âm, máy thở, máy xét nghiệm nhiều thông số; đảm bảo thường xuyên đủ thuốc có chất lượng cho người bệnh… nên cơ bản đã đảm bảo an toàn điều trị, nâng cao chất lượng chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh.

     c. Công tác phòng chống dịch bệnh

     Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, trong tháng 7/2019, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 938 trường hợp sốt xuất huyết Dengue; 231 trường hợp tiêu chảy; 3 trường hợp lỵ a míp; 4 trường hợp lỵ trực trùng; 11 trường hợp thủy đậu; 7 trường hợp quai bị; 474 trường hợp cúm; 1 trường hợp sốt rét; 4 trường hợp sởi; 1 trường hợp viêm gan virut B; 2 trường hợp Tay - chân - miệng; 2 trường hợp Lao phổi; 2 trường hợp bệnh không thuộc danh mục. Luỹ kế từ đầu năm đến ngày 31/7/2019 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 2.415 trường hợp sốt xuất huyết Dengue; 1874 trường hợp tiêu chảy; 69 trường hợp lỵ trực trùng; 14 trường hợp lỵ a míp; 75 trường hợp viêm gan vi rút khác; 317 trường hợp thủy đậu; 163 trường hợp quai bị; 4.895 trường hợp cúm; 11 trường hợp Lao phổi; 5 trường hợp viêm gan virut B; 3 trường hợp viêm gan virut C; 16 trường hợp Tay - chân - miệng; 22 trường hợp sốt rét; 15 trường hợp sởi; 1 trường hợp viêm màng não do não mô cầu; 4 trường hợp bệnh không thuộc danh mục.

     Từ đầu năm đến nay đã có 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Đồng Hới. Hiện tại, dịch sốt xuất huyết đã xảy ra 8/8 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh. Các địa phương ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết cao là thị xã Ba Đồn, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch, huyện Quảng Ninh và huyện Minh Hóa.

     d. Công tác phòng chống sốt rét

     Tháng 7/2019, tổng số lượt người điều trị sốt rét là 58 lượt người, đã điều trị khỏi bệnh là 4 người, trong đó không có bệnh nhân sốt rét ác tính và không có bệnh nhân tử vong do sốt rét; tiến hành xét nghiệm lam và test cho 4.095 lượt người, tỷ lệ ký sinh trùng/lam và test là 0,10%. Từ đầu năm đến hết tháng 7/2019, tổng số lượt người điều trị sốt rét là 471 lượt người, đã điều trị khỏi bệnh là 36 người, trong đó không có bệnh nhân sốt rét ác tính (SRAT) và không có bệnh nhân tử vong do sốt rét. Tiến hành xét nghiệm lam và test cho 23.738 lượt người, tỷ lệ ký sinh trùng/lam và test là 0,12%.

     e. Tình hình nhiễm HIV/AIDS

     Từ đầu năm đến 31/7/2019, trên địa bàn tỉnh đã có 24 người nhiễm HIV, 18 người chuyển sang AIDS. Tính đến ngày 31/7/2019, tổng số người nhiễm HIV cộng dồn là 1.426 người; tổng số bệnh nhân AIDS cộng dồn là 474 người; số bệnh nhân AIDS chết cộng dồn là 141 người. Sở Y tế tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động về thông tin - giáo dục - truyền thông, can thiệp giảm tác hại và chương trình chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Duy trì các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, quản lý và điều trị các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, chương trình an toàn truyền máu trong các dịch vụ y tế.

     f. Tình hình ngộ độc thức ăn và thực phẩm

     Sở Y tế đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ đúng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, giết mổ, chế biến thực phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Qua kiểm tra đã xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Từ đầu năm đến ngày 31/7/2019 toàn tỉnh chỉ xảy ra 206 ca ngộ độc thực phẩm nhỏ lẻ.

     3. Văn hóa thông tin

     a. Công tác thông tin tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị

     Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; mừng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019; kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước và 133 năm Ngày Quốc tế Lao động; đặc biệt kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống của bộ đội Trường Sơn; 30 năm Ngày tái lập tỉnh và 70 năm Ngày Quảng Bình quật khởi... Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thông tin tuyên truyền chào mừng lễ kỷ niệm. Nhân dịp kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã treo móc, thay mới trên 3.800 cờ, pano, băng rôn, đèn hoa các loại; thực hiện trên 690 buổi dạ hội văn nghệ; hệ thống xe loa lưu động, tiếp tục được phát huy. Các đội chiếu bóng lưu động tiếp tục phối hợp tuyên truyền về việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xóa đói giảm nghèo”; các cuộc vận động “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”; Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”… Nhìn chung, các hoạt động kỷ niệm 9 tháng năm 2019 được tổ chức trang trọng, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả và an toàn, tạo hiệu ứng tốt cho xã hội, cổ vũ tinh thần lao động sản xuất của nhân dân trong toàn tỉnh.

     b. Công tác phát triển các lĩnh vực văn hóa

     Chín tháng năm 2019, công tác phát triển các lĩnh vực văn hóa được quan tâm đẩy mạnh. Đã tổ chức Liên hoan các tổ, nhóm, câu lạc bộ Bài chòi tỉnh Quảng Bình lần thứ Nhất và đón Bằng của UNESCO công nhận Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; thành phố Đồng Hới tổ chức Lễ hội Múa bông - Chèo cạn và trao bằng công nhận Lễ hội Cầu ngư tỉnh Quảng Bình là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho các địa phương.

     Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy và Lễ hội đập trống của người Ma Coong, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ký quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày 27/8/2019. Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 30 năm đổi mới và phát triển. Việc công nhân 2 di sản văn hóa phi vật thể này góp phần khẳng định mảnh đất, cộng đồng các dân tộc ở Quảng Bình còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu gắn liền với quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất.

     Các hoạt động nghệ thuật quần chúng và phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cơ sở gắn với các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Nổi lên là các hoạt động văn hóa, thể thao trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi được tổ chức ở hầu hết các địa phương trong tỉnh đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi trên địa bàn; Tuần Văn hoá - Du lịch Đồng Hới năm 2019 với nhiều hoạt động đan xen được liên kết với nhau thành chuỗi hoạt động liên tục trong một không gian rộng và đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương; Tuần lễ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Hội Rằm tháng ba Minh Hóa 2019 diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao như: Chương trình nghệ thuật “Ân tình Minh Hóa quê tôi”.

     Đã tổ chức Triển lãm tranh cổ động tấm lớn và giới thiệu 60 tranh cổ động được tuyển chọn từ 285 tác phẩm của các họa sĩ trên toàn quốc tham gia cuộc thi sáng tác tranh cổ động do Cục Văn hóa cơ sở tổ chức. Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn quốc năm 2019 tại khu vực Tượng đài TNXP chống Mỹ cứu nước thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch với chủ đề “Trường Sơn - con đường huyền thoại”; Liên hoan nghệ thuật quần chúng “Câu hò nối những dòng sông”; Liên hoan các tổ, nhóm, câu lạc bộ Bài chòi tỉnh Quảng Bình lần thứ Nhất và đón Bằng của UNESCO công nhận Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại…

     4. Hoạt động thể dục, thể thao

     a. Thể thao quần chúng

     Nhân dịp kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, phong trào thể dục, thể thao trên của các địa phương trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi nổi. Đáng chú ý là UBND huyện Lệ Thủy đã tổ chức Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống năm 2019 và đón bằng công nhận Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội đã thu hút 25 thuyền bơi nam và 8 thuyền đua nữ đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lệ Thủy, gồm: Lộc Thủy, Phong Thủy, Liên Thủy, An Thủy, Xuân Thủy, Mai Thủy, Mỹ Thủy, Phú Thủy, Sơn Thủy, Tân Thủy và thị trấn Kiến Giang, với sự góp mặt của hơn 1.000 vận động viên nam, nữ. Huyện Quảng Ninh tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ với sự tham gia của 12 đội thuyền đua nam, 10 đội thuyền đua nữ đến từ các xã, thị trấn của huyện. Huyện Tuyên Hóa tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Gianh với trên 200 vận động viên gồm 9 đội đua đến từ các xã: Thuận Hóa, Đồng Hóa, Đức HóaPhong Hóa, Thạch Hóa, Mai Hóa, Tiến Hóa, Châu Hóa, Mai Hóa. Huyện Bố Trạch tổ chức giải bóng chuyền truyền thống thu hút 18 đội bóng với trên 200 vận động viên đến từ các xã, thị trấn và một số cơ quan, đơn vị trường học trên địa bàn. Thành phố Đồng Hới đã tổ chức giải đua xe đạp thành phố mở rộng lần thứ 3 năm 2019 đã thu hút hơn 240 vận động viên thuộc 25 câu lạc bộ xe đạp trên toàn quốc. Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình đã tổ chức Giải quần vợt tỉnh Quảng Bình lần thứ 15 năm 2019 với sự tham gia của 82 vận động viên đến từ các cơ quan, đơn vị, câu lạc bộ quần vợt trên toàn tỉnh…

     Nhìn chung các hoạt động thi đấu thể thao như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn và các môn thể thao truyền thống nhân các ngày Lễ kỷ niệm được tổ chức hầu hết ở các địa phương trong tỉnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần duy trì và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, thúc đẩy phong trào rèn luyện thể dục, thể thao trong các tầng lớp nhân dân.

     b. Thể thao thành tích cao

     Quảng Bình hiện có 5 vận động viên tập luyện tại đội tuyển quốc gia và 10 vận động viên tập luyện tại đội tuyển trẻ quốc gia. Chín 9 tháng năm 2019, nhiều vận động viên tỉnh đã xuất sắc giành huy chương, xác lập kỷ lục quốc gia và đạt được thành tích trong đấu trường quốc tế; trong đó nổi lên là tại giải Bơi - Lặn vô địch quốc gia năm 2019, các vận động viên Quảng Bình đã lập 8 kỷ lục quốc gia. Trên đấu trường quốc tế, đã tham gia giải Đua thuyền Rowing - Canoeing Vô địch và Vô địch trẻ Đông Nam Á năm 2019 diễn ra tại Thái Lan, tham dự giải có trên 120 vận động viên đến từ 7 quốc gia thi đấu. Kết quả đã giành được 4 Huy chương (3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Đồng). Giải Điền kinh Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam mở rộng lần thứ 26 đã thu hút hơn 400 vận động viên đến từ 9 quốc gia trong lãnh thổ châu Á, khu vực Đông Nam Á và 33 tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc tham gia tranh tài ở 41 nội dung thi đấu. Kết quả, VĐV Nguyễn Thị Hương (Quảng Bình) đã giành được 1 Huy chương Bạc cự ly 10.000m và 1 Huy chương Đồng cự ly 5000m.

     Giải Vô địch bơi lội thế giới 2019 được tổ chức tại Hàn Quốc, VĐV Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Bình) đã đạt thành tích 7 phút 52 giây 74, xếp hạng 15/38 VĐV tham gia thi đấu ở cự ly 800m nam. Với kết quả này đã vượt chuẩn A tham dự Olympic. Nguyễn Huy Hoàng là VĐV đầu tiên của bơi lội Việt Nam chính thức đạt chuẩn A và đạt chuẩn dự Olympic Tokyo 2020. 

     Lũy kế từ đầu năm đến nay, thể thao thành tích cao đã đạt được 108 Huy chương các loại (36 HCV, 35 HCB và 37 HCĐ); trong đó có 6 Huy chương quốc tế (3 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ).

     5. Tình hình an toàn giao thông và cháy nổ

     a. An toàn giao thông

     Theo báo cáo của Công an tỉnh, tháng 8 năm 2019 toàn tỉnh đã xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông, tăng 3 vụ so với tháng 8 năm 2018, trong đó đường bộ 18 vụ, tăng 4 vụ; đường sắt 1 vụ, bằng cùng kỳ; đường thủy không xảy ra, giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm trước. Số người chết do tai nạn giao thông 11 người, tăng 6 người so với tháng 8 năm 2018; trong đó đường bộ chết 10 người, tăng 6 người so với tháng 8 năm 2018; đường sắt chết 1 người, bằng cùng kỳ; đường thủy không xảy ra, bằng cùng kỳ. Số người bị thương do tai nạn giao thông 15 người, tăng 3 người so với cùng kỳ, trong đó đường bộ bị thương 15 người, tăng 5 người so với cùng kỳ; đường sắt, đường thủy không có người bị thương, giảm 2 người so với tháng 8 năm 2018.

     Lũy kế 8 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã xảy ra 137 vụ tai nạn giao thông, tăng 12 vụ so với cùng kỳ năm 2018, trong đó đường bộ 133 vụ, tăng 11 vụ so cùng kỳ; đường sắt xảy ra 3 vụ, tăng 1 vụ so với cùng kỳ; đường thủy 1 vụ, bằng cùng kỳ năm 2018. Số người chết do tai nạn giao thông 68 người, tăng 6 người so với cùng kỳ năm trước; trong đó đường bộ chết 65 người, tăng 4 người; đường sắt chết 3 người, tăng 2 người cùng kỳ; đường thủy không xảy ra, bằng cùng kỳ năm trước. Số người bị thương do tai nạn giao thông 100 người, tăng 5 người so với cùng kỳ, trong đó đường bộ bị thương 99 người, tăng 8 người; đường sắt không xảy ra, giảm 4 người; đường thủy bị thương 1 người, tăng 1 người so với cùng kỳ năm 2018.

     b. Tình hình cháy nổ

     Trong tháng 8, toàn tỉnh đã xảy ra 8 vụ cháy với giá trị thiệt hại 1.092 triệu đồng; trong đó, cháy nhà đơn lẻ 2 vụ với giá trị thiệt hại 187 triệu đồng; cháy phương tiện giao thông vận tải 1 vụ với giá trị thiệt hại 900 triệu đồng; cháy loại hình khác 1 vụ với giá trị thiệt hại 5 triệu đồng; cháy rừng 4 vụ với diện tích rừng bị cháy 9,7 ha. Lũy kế từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 38 vụ cháy với giá trị thiệt hại 7.962 triệu đồng; trong đó, cháy nhà đơn lẻ 7 vụ với giá trị thiệt hại 235 triệu đồng; cháy cơ sở sản xuất 1 vụ với giá trị thiệt hại 4 triệu đồng; cháy phương tiện giao thông vận tải 4 vụ với giá trị thiệt hại 6.400 triệu đồng; cháy loại hình khác 7 vụ với giá trị thiệt hại 1.248 triệu đồng; cháy rừng 18 vụ với giá trị thiệt hại 75 triệu đồng và 9,5 ha rừng.

     6. Một số vấn đề xã hội

     Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, 9 tháng năm 2019 Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức 27 phiên giao dịch việc làm; có 2.148 lượt người được giới thiệu việc làm; ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho 2.256 người; xuất khẩu lao động cho khoảng 1.766 người.

     Nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2019, tham mưu UBND tỉnh tổ chức viếng một số nghĩa trang liệt sỹ, Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp; hướng dẫn các địa phương thăm và tặng quà cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng: Tổng số quà của Chủ tịch nước, của tỉnh và của huyện tặng cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng là 39.093 suất với tổng số tiền 7,139 tỷ đồng (Quà của Chủ tịch nước 26.942 suất với tổng số tiền 5,471 tỷ đồng; Quà của tỉnh 105 suất với tổng số tiền 0,136 tỷ đồng; Quà cấp huyện 12.046 suất với tổng số tiền 1,532 tỷ đồng). Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ 975,57 tấn gạo của Chính phủ để cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán năm 2019; tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho 67 cụ 100 tuổi và 881 cụ 90 tuổi với tổng kinh phí 636,3 triệu đồng.

     Nhân dịp ngày Thương binh - Liệt sĩ, tham mưu hướng dẫn thăm và tặng 26.737 suất quà của Chủ tịnh nước với tổng số tiền 5,416 tỷ đồng; 56 suất quà của tỉnh trị giá 72,8 triệu đồng; 16.897 suất quà của cấp huyện, cấp xã trị giá 2,444 tỷ đồng; 155 suất quà của các tổ chức, cá nhân trị giá 266 triệu đồng.

Giải quyết trợ cấp hàng tháng cho 138 trường hợp, trợ cấp 1 lần cho 1.804 trường hợp, ưu đãi giáo dục - đào tạo cho 20 trường hợp; giải quyết công tác mộ - nghĩa trang liệt sĩ cho 164 trường hợp; giải quyết công tác liên quan đến quản lý hồ sơ cho 3.720 lượt; tổ chức 19 đợt điều dưỡng tập trung cho người có công và thân nhân người có công với 1.848 người tham gia

     7. Thiệt hại do thiên tai

     Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã diễn ra mưa to, có nơi mưa rất to, lũ tại các sông đều dâng cao. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ tình hình thiệt hại do áp thấp nhiệt đới Kajiki tính đến 17h00 ngày 5/9/2019 như sau:

     - Về người: Người chết và mất tích: 4 người; trong đó, huyện Minh Hóa 1 người mất tích (Hồ Thị Chăn sinh ngày 13/01/1986 cư trú tại bản Pa Chong xã Trọng Hóa); thị xã Ba Đồn: 1 trẻ em chết do nước cuốn trôi (Trần Duy Tiến 2 tuổi, cư trú tại Bến Chợ, phường Quảng Thuận); tàu cá NA 93010 TS/07 bị chìm cách bờ 1- 2 hải lý làm 1 người chết (Đậu Xuân Cầm ở xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) và 1 nguời mất tích. Số người bị thương 5 người; trong đó, huyện Minh Hóa 1 người, huyện Tuyên Hóa 4 người.

     - Về tài sản: Nhà bị sập đổ 1 nhà (Đinh Thị Niềm, thôn 2 Bắc Sơn xã Thanh Hóa, Tuyên Hóa); nhà bị ngập nước 8.140 nhà (Minh Hóa 1.145 nhà, Tuyên Hóa 1.403 nhà, Quảng Trạch 130 nhà, Bố Trạch 450 nhà, Quảng Ninh 74 nhà, Lệ Thủy 956 nhà, Ba Đồn 3.982 nhà). Diện tích lúa vụ Hè Thu chưa thu hoạch đã bị đổ và ngập nặng 422,2 ha, trong đó Tuyên Hóa 2 ha, Quảng Trạch 13 ha, Bố Trạch 1 ha và Quảng Ninh 406,2 ha; 88,6 ha lạc và 15 ha sắn ở xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh bị nước tràn cuốn trôi, mất trắng. Diện tích rau màu bị thiệt hại 140 ha (xã Hồng Thủy 45 ha, Thanh Thủy 95 ha). Diện tích lạc bị ngập 2,5 ha; vừng bị ngập 2 ha; trâu, bò bị chết 10 con (xã Lâm Thủy); lợn bị chết 1 con, gia cầm bị chết 1.066 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản tại bị ngập, thủy sản bị cuốn trôi 58,4 ha (Tuyên Hóa 2,3 ha, Quảng Ninh 51,5 ha và Lệ Thủy 4,6 ha). Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, đê điều và các tài sản, vật dụng của các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại khá nặng. Hiện tại, lũ các sông đã xuống, các cấp chính quyền đang huy động lực lượng để khắc phục hậu quả mưa lũ tại các địa phương trong tỉnh.

     Khái quát lại, kinh tế - xã hội 9 tháng 2019 tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết qủa đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, kinh tế - xã hội của Tỉnh còn đối mặt với những khó khăn, thách thức: Ngành công nghiệp do năng lực mới tăng không đáng kể nên chưa tạo được sự đột phá, tăng trưởng còn thấp, ít sản phẩm mới có giá trị cao; sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn do hạn hán nên nhiều nơi thiếu nước không gieo trồng được và một số diện tích cây trồng bị chết, năng suất đạt thấp; dịch lỡ mồm long móng, sau đó dịch tả lợn châu Phi xảy ra đã làm ảnh hưởng lớn đến phát triển đàn lợn; nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch được tăng cường, tuy nhiên tính chuyên nghiệp chưa cao; tình hình an ninh, trật tự cơ bản ổn định, nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ, nhất là đối với các địa bàn triển khai các dự án lớn... Để tập trung hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, những tháng cuối năm, các ngành, các cấp và các địa phương cần quan tâm các vấn đề sau đây:

     Một là, tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA; kiểm soát chặt nguồn vốn vào thị trường bất động sản để hạn chế rủi ro nợ xấu; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đi đôi với đổi mới cơ chế, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại;

     Hai là, Tập trung lực lượng để khống chế và dập tắt dịch tả lợn châu Phi, không để dịch tiếp tục lây lan; đồng thời thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại; khuyến cáo người dân không nên tẩy chay thịt lợn không bị nhiễm dịch. Thực hiện tốt công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng; đẩy nhanh thực hiện các mô hình nông nghiệp công nghệ cao; chuẩn bị các điều kiện để phòng, chống, ứng phó có hiệu quả với bão, lũ, thiên tai trong mùa mưa bão; thực hiện tốt cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn để tạo điều kiện phát triển đánh bắt hải sản xa bờ;

     Ba là, thực hiện các giải pháp phát triển thị trường hàng hoá trên địa bàn, thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tiêu thụ hàng hoá sản xuất trên địa bàn, đặc biệt là sản phẩm bia, xi măng; tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, các dư án mới đầu tư sản xuất ổn định; đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp; chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai các dự án đã đăng ký và cấp giấy chứng nhận đầu tư;

     Bốn là, tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh theo mùa; kiểm tra công tác tiêm vắc xin, đặc biệt chú trọng vắc xin dịch vụ tại các cơ sở y tế; tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân; tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động của các cơ sở y tế, tăng cường quản lý, kiểm soát thuốc, giá thuốc...

     Năm là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội. Quan tâm và thực hiện tốt các chính sách đối với những đối tượng nghèo, gia đình có công. Triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ, giải quyết nhà ở cho người khó khăn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giảm thiểu tai nạn giao thông, cháy nổ./.

[Trở về]