THÔNG TIN T.HÌNH KT-XH
    Bản in     Gởi bài viết  
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2020 tỉnh Quảng Bình 

         Trong tháng 10, tỉnh Quảng Bình gánh chịu thiệt hại nặng nề của 2 trận mưa lũ liên tiếp. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 7 đã gây mưa to từ ngày 6 - 12/10/2020 ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh. Nước trên sông Kiến Giang vượt mức báo động 3 là 0,8m, nước sông Gianh xấp xỉ đạt mức báo động 3. Tiếp đến, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp rìa bắc dải hội tụ nhiệt đới và ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, kết hợp với không khí lạnh, từ ngày 16 - 20/10/2020 trên địa bàn tỉnh có mưa rất to trên diện rộng, mức nước các sông vượt trên mức báo động 3 (vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1979) đã gây ngập lụt ở nhiều địa phương trong tỉnh.

          Để kịp thời cứu trợ, sơ tán người dân ra khỏi vùng ngập sâu, những ngày qua cấp uỷ, chính quyền các cấp đã huy động lực lượng làm việc không kể ngày đêm. Tuy nhiên do mưa to, nước lũ lên cao, chảy xiết xảy ra trên diện rộng, một số nơi phương tiện cứu hộ không đáp ứng đủ khiến công tác cứu trợ, cứ hộ gặp nhiều khó khăn. Trận lũ lịch sử từ ngày 16 - 20/10/2020 đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân; hơn 100 ngàn ngôi nhà bị ngập; nhiều gia súc, gia cầm bị cuốn trôi; nuôi trồng thuỷ sản, hoa màu mất trắng; đường giao thông, các công trình đê, kè thuỷ lợi bị hư hỏng nặng; nhiều tuyến giao thông bị chia cắt; sản xuất bị đình trệ,… Đến nay, nước lũ cơ bản đã rút, công tác cứu trợ, giúp đỡ Nhân dân dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường,… được các địa phương tích cực triển khai.

          I. KINH TẾ

          1. Nông nghiệp

          a. Trồng trọt

          Các sản phẩm trồng trọt chủ yếu của vụ Hè Thu cơ bản thu hoạch trước mùa lũ, nhưng một số diện tích lúa vụ Mùa và diện tích rau màu chưa thu hoạch thiệt hại rất lớn. Sơ bộ diện tích gieo trồng vụ Hè Thu thực hiện 35.788 ha, tăng 3,8% so với vụ Hè Thu năm trước. Cụ thể các cây trồng như sau:

          Cây lúa: Diện tích lúa thực hiện 23.124,9 ha, so với vụ Hè Thu năm trước tăng 3,9%. Nguyên nhân diện tích lúa Hè Thu gieo cấy tăng là do hệ thống thủy lợi tưới tiêu nước hiệu quả, đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ cho gieo cấy.

          Ước tính năng suất lúa bình quân chung toàn tỉnh đạt 38,85 tạ/ha, tăng 14,6% so với vụ Hè Thu năm trước (do diện tích lúa năm ngoái mất trắng nhiều). Năng suất lúa của các địa phương: Thành phố Đồng Hới đạt 54,80 tạ/ha, thị xã Ba Đồn đạt 55,00 tạ/ha, huyện Minh Hóa đạt 41,50 tạ/ha, huyện Tuyên Hóa đạt 46,00 tạ/ha, huyện Quảng Trạch đạt 52,80 tạ/ha, huyện Bố Trạch đạt 43,70 tạ/ha, huyện Quảng Ninh đạt 49,50 tạ/ha, huyện Lệ Thủy đạt 22,39 tạ/ha.

          Các loại cây trồng khác:

          Do thời tiết nắng nóng gay gắt đầu Vụ nên diện tích gieo trồng một số loại cây trồng khác đạt thấp. Cụ thể: Nhóm cây ngô và cây lương thực có hạt khác 526,9 ha, giảm 12,6%; nhóm cây lấy củ có chất bột 6.918,2 ha, tăng 0,4%; cây mía 191,6 ha, giảm 7,4%; nhóm cây lấy sợi 1,2 ha; cây có hạt chứa dầu 798,4 ha, giảm 4,4%; nhóm cây rau, đậu các loại và hoa 2.824,9 ha, tăng 12,0%; cây hàng năm khác 1.402 ha, tăng 19,3% so với vụ Hè Thu năm trước.

          Năng suất gieo trồng các loại cây trồng khác: Cây ngô đạt 26,25 tạ/ha, tăng 26,3% (do năm ngoái diện tích ngô mất trắng nhiều); cây khoai lang đạt 56,83 tạ/ha, giảm 1,3%; cây sắn đạt 179,11 tạ/ha, giảm 0,9%; cây lạc đạt 13,37 tạ/ha, tăng 4,4%; cây vừng đạt 6,57 tạ/ha, tăng 2,3%; cây rau các loại đạt 98,31 tạ/ha, tăng 8,3%; cây đậu các loại đạt 8,2 tạ/ha, giảm 4,1% so với vụ Hè Thu năm trước.

          Sơ bộ sản lượng lương thực vụ Hè Thu đạt 91.216,2 tấn, tăng 18,9% so với vụ Hè Thu năm trước. Cụ thể sản lượng một số cây trồng chính: Sản lượng lúa 89.843,5 tấn, tăng 19,1%; sản lượng ngô 1.360,2 tấn, tăng 9,3%; sản lượng khoai lang 2.941 tấn, giảm 10,0%; sản lượng sắn 112.255 tấn, tăng 0,7%; sản lượng lạc 722 tấn, giảm 10,5%; sản lượng vừng 169,6 tấn, tăng 29,1%; sản lượng rau các loại 18.400,2 tấn, tăng 21,8%; sản lượng đậu các loại 765,3 tấn, tăng 8,1% so với vụ Hè Thu năm trước.

          b. Chăn nuôi

          Trước thời điểm lũ lụt xảy ra, đàn gia súc, gia cầm của tỉnh phát triển khá ổn định. Ước tính tổng đàn tại thời điểm 01/10/2020: Đàn trâu 34.610 con, tăng 1,2%; đàn bò 104.410 con, tăng 1,12%; đàn lợn 247.951 con, tăng 6,8%; đàn gia cầm 4.697 ngàn con, tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước. Đàn trâu, bò tăng nhẹ; đàn lợn có xu hướng tăng nhanh sau dịch tả lợn châu Phi được khống chế; đàn gia cầm có mức tăng cao nhằm thay thế thịt lợn. Tuy nhiên, trong đợt lũ lụt lịch sử vừa qua đã làm trôi số lượng rất lớn trâu, bò, lợn, gia cầm. Gây thiệt hại nặng nề đối với ngành chăn nuôi.

          Do mưa lũ lớn xảy ra trên diện rộng nên ước tính sản lượng xuất chuồng trong tháng 10 tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm trước, riêng thịt gia cầm đạt khá. Sản lượng sản phẩm xuất chuồng tháng 10: Thịt trâu hơi 120 tấn, tăng 1,7%; thịt bò hơi 431 tấn, tăng 0,5%; thịt lợn hơi 2.876 tấn, giảm 0,4%; thịt gia cầm 2.450 tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Riêng thịt gà 1.416 tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

          Sản lượng sản phẩm xuất chuồng 10 tháng: Thịt trâu hơi 1.706 tấn, tăng 1,9%; thịt bò hơi 5.931 tấn, tăng 3,1%; thịt lợn hơi 31.765 tấn, giảm 5,5%. thịt gia cầm 20.246 tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng thịt gà 14.610 tấn, tăng 10,0%.

          2. Lâm nghiệp

          Đầu tháng 10, các chủ rừng chủ động triển khai công tác trồng rừng theo kế hoạch năm 2020. Tuy nhiên, do mưa lũ kéo dài nên tiến độ trồng rừng chậm, tiến độ khai thác gỗ từ rừng trồng cũng bị ảnh hưởng. Ước tính tháng 10, sản lượng gỗ khai thác 59.500 m3, giảm 0,3%; 10 tháng khai thác đạt 454.500 m3, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng củi khai thác trong tháng 10 đạt 34.700 ste, tăng 2,0%; 10 tháng khai thác đạt 314.800 ste, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

          Tháng 10, thời tiết mưa nhiều, các địa phương tập trung triển khai trồng rừng. Tuy nhiên, do mưa lũ nên diện tích trồng rừng trong tháng 10 đạt thấp. Ước tính diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 10 thực hiện 1.100 ha, giảm 8,3%; 10 tháng thực hiện 4.286 ha, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước. Cây lâm nghiệp trồng phân tán tháng 10 ước tính thực hiện 680 ngàn cây, giảm 2,9%; 10 tháng thực hiện 3.446,3 ngàn cây, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.

          3. Thủy sản

          Tháng 10, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ kéo dài với cường độ mạnh nên ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Ước tính tháng 10 sản lượng thủy sản thực hiện 4.420,1 tấn, giảm 23,0% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 10 tháng sản lượng đạt 75.794,5 tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng 10 tháng chia ra: Cá đạt 61.007,2 tấn, tăng 5,2%; tôm đạt 4.927,3 tấn, tăng 3,3%; thủy sản khác đạt 9.860,0 tấn, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.

          a. Khai thác

          Tình hình thời tiết tháng 10 có nhiều diễn biến phức tạp, mưa lũ kéo dài, biển động nên thời gian ra khơi khai thác của ngư dân ít. Vì vậy, sản lượng khai thác trong tháng đạt thấp so với các tháng trước đây. Ước tính tháng 10, sản lượng khai thác đạt 3.881,3 tấn, giảm 46,3% so với tháng trước, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước; 10 tháng khai thác 64.305,6 tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng chia theo nhóm sản phẩm: Cá các loại 53.784,9 tấn, tăng 6,2%; tôm các loại 1.017,2 tấn, tăng 5,5%; thuỷ sản khác 9.503,5 tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm chia theo ngư trường khai thác: Khai thác biển 61.222,2 tấn, tăng 6,2%; khai thác nội địa 3.083,4 tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

          b. Nuôi trồng

          Trong 2 trận mưa lũ vừa qua, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập, đê bao bị vỡ làm trôi nhiều loại thủy sản đến kỳ thu hoạch. Vì vậy, sản phẩm thu hoạch trong tháng 10 giảm mạnh so với tháng trước. Ước tính tháng 10, sản lượng nuôi trồng thu hoạch 538,8 tấn, giảm 74,1% so với tháng trước, giảm 50,8% so với cùng kỳ năm trước; 10 tháng thu hoạch 11.488,9 tấn, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng chia theo nhóm sản phẩm: Cá các loại 7.222,3 tấn, giảm 1,2%; tôm các loại 3.910,1 tấn, tăng 2,7%; thuỷ sản khác 356,6 tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước.

          4. Công nghiệp

          Do 2 trận mưa lũ vừa qua làm nhiều tuyến giao thông bị chia cắt nên việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ hàng hoá gặp khó khăn; nước lũ dâng cao khiến nhiều nhà máy phải ngừng sản xuất. Do đó, sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

          Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tháng 10/2020 giảm 1,5% so với tháng trước và tăng 1,2% so với tháng cùng kỳ. Tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 4,9%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,9%. Cụ thể chỉ số sản xuất công nghiệp như sau:

          Ngành khai khoáng: Do trong tháng 10 thời tiết không thuận lợi nên khai thác các sản phẩm khai khoáng gặp khó khăn. Ước tính chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tháng 10 giảm 1,2% so với tháng trước và tăng 1,4 so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tăng 4,9% so với cùng kỳ. Trong đó, khai thác quặng kim loại khá, với mức tăng 6,7%;

          Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Do ảnh hưởng của mưa lũ nên chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tháng 10 giảm 1,4% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất giảm, như: Ngành sản xuất đồ uống giảm 0,6%, ngành sản xuất trang phục giảm 1,9%; ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 1,2%; ngành sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 2,5%; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 3,2%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 1,5%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 0,2%.

          Tính chung 10 tháng chỉ số sản sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,7% so với cùng kỳ. Trong đó tăng cao nhất là ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, tăng 7,3%; tiếp đến là ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị tăng 6,7%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 6,4%; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 5,7%. Riêng ngành sản xuất trang phục, ngành tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao đông địa phương, do gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ. Theo thông lệ hàng năm, thời điểm hiện nay các doanh nghiệp sản xuất trang mục đều có đơn hàng đến cuối năm. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn chưa kiểm soát hiệu quả nên thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm may mặc nên 10 tháng năm 2020 chỉ số sản xuất ngành trang phục chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngành sản xuất đồ uống là ngành giảm mạnh nhất, 10 tháng chỉ số của ngành này giảm 35,7% so với cùng kỳ; nguyên nhân do thị trường tiệu thụ gặp khó khăn.

          Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí, do mưa lũ nên nhiều vùng trong tỉnh bị cắt điện nên sản lượng điện tiêu thụ tháng 10 giảm so với tháng trước. Chỉ số ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí tháng 10 giảm 2,5% so với tháng trước và tăng 1,4% so với cùng kỳ; tính chung 10 tháng chỉ số sản xuất tăng 5,1% so với cùng kỳ. Hiện nay, ngành Điện đang tích cực triển khai khắc phục sự cố do mưa lũ gây ra để sớm cung cấp điện trở lại phục vụ sản xuất và đời sống.

          Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tháng 10 giảm  0,5% so với tháng trước; tính chung 10 tháng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,0% do nhu cầu sử dụng nước tăng cao nên Công ty cổ phần cấp nước Quảng Bình nâng cao sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 3,1%.

          Sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất trong 10 tháng 2020 so với cùng kỳ năm trước: Ván ép từ gỗ đạt 53.934 m3, tăng 395,3%; gạch xây dựng bằng đất nung đạt 258,5 triệu viên, tăng 15,5%; điện thương phẩm đạt 762 triệu Kwh, tăng 10,1%; nước máy thương phẩm đạt 7,9 triệu m3, tăng 6,4%; đá xây dựng đạt 2,8 triệu m3, tăng 5,2%; clinker thành phẩm đạt 3,2 triệu tấn, tăng 4,4%; xi măng đạt 1,6 triệu tấn, tăng 4,3%; cao lanh đạt 52.485 tấn, giảm 8,6%; dăm gỗ đạt 286.484 tấn, giảm 10,9%; áo sơ mi đạt 10,8 triệu cái, giảm 11,0%; tinh bột sắn, dong, riềng đạt 6.059 tấn, giảm 27,1%.

          Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường cung ứng nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất ngành công nghiệp, cùng với đó là điều kiện thời tiết trong những tháng cuối năm được dự báo có nhiều đợt mưa, bão kéo dài nên sẽ tác động bất lợi đến sản xuất công nghiệp. Đạt được được tốc độ tăng trưởng 10 tháng như trên là nhờ sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp cũng như sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành.

          5. Vốn đầu tư

          Thực hiện Công văn số 1696/UBND-TH ngày 21/9/2020 của UBND tỉnh về việc tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020, các nhà thầu, chủ đầu tư, đơn vị thi công tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình/dự án nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, đặc biệt là các công trình giao thông, thuỷ lợi cố gắng hoàn thành sớm nhằm đảm bảo chất lượng công trình cũng như chống xói lở trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, thời tiết trong tháng 10 mưa lũ kéo dài liên tục nhiều ngày, do đó tiến độ thi công các công trình/dự án đầu tư xây dựng bị gián đoạn và chậm tiến độ hơn so với những tháng trước, nên vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 10 năm 2020 ước tính giảm so với tháng trước.

          Trong tháng 10/2020, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh do địa phương quản lý ước tính thực hiện 357,1 tỷ đồng, giảm 19,1 % so với tháng trước và tăng 101,2% so với tháng cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Vốn NSNN cấp tỉnh thực hiện 291,7 tỷ đồng, tăng 145,8%; vốn NSNN cấp huyện thực hiện 43,0 tỷ đồng, tăng 15,5%; vốn NSNN cấp xã thực hiện 22,4 tỷ đồng, tăng 4,2% so với tháng cùng kỳ năm trước.

          Tính chung 10 tháng năm 2020, khối lượng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh do địa phương quản lý thực hiện 2.899,7 tỷ đồng, tăng 61,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: Vốn NSNN cấp tỉnh thực hiện 2.248,9 tỷ đồng, tăng 94,6%; vốn NSNN cấp huyện thực hiện 384,1 tỷ đồng, tăng 2,9%; vốn NSNN cấp xã thực hiện 266,7 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2019.

          Nhìn chung, trong 10 tháng năm 2020 các công trình có vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn NSNN do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng tiến độ, chất lượng theo quy định, việc quản lý vốn thực hiện nghiêm túc, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư đảm bảo đúng quy định. Công tác giải phóng mặt bằng cũng được các cấp chính quyền quan tâm, có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên một số công trình giải phóng mặt bằng còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ các công trình. Các công trình xây dựng trên địa bàn được phê duyệt đầu tư bảo đảm vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, các công trình về giao thông phục vụ việc đi lại cho người dân; các công trình sửa chữa, xây trường được quan tâm, đẩy mạnh nhằm đáp ứng cho nhu cầu dạy và học cho giáo viên và học sinh trong năm học mới. Các công trình về giao thông, trường học được tập trung đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tuy nhiên tiến độ một số công trình còn chậm so với kế hoạch.

          Trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương, chủ đầu tư thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát các dự án đầu tư công, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời yêu cầu chủ đầu tư phải có cam kết tiến độ giải ngân của từng dự án, kiểm điểm trách nhiệm nếu không thực hiện đúng cam kết nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, đảm bảo thực hiện các công trình/dự án đúng tiến độ đề ra.

          6. Thương mại, dịch vụ

          a. Tổng mức bán lẻ hàng hoá

          Tháng 10/2020, tổng mức bán lẻ hàng hoá giảm so với tháng trước do tình hình mưa lũ kéo dài đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như các cơ sở bán lẻ nói riêng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 10 ước tính đạt 3.117,2 tỷ đồng, giảm 5,1% so với tháng trước và tăng 0,2% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 10 chia theo nhóm ngành như sau:

          Nhóm bán lẻ lương thực, thực phẩm giảm 9,4% so với tháng trước và giảm 1,6% so với cùng kỳ, nguyên nhân giảm do nhiều cơ sở tạp hoá, bán lẻ thực phẩm phải đóng cửa trong các đợt mưa lũ kéo dài tại một số địa bàn bị nước lũ dâng cao. Nhóm bán lẻ hàng may mặc, giày dép giảm 4,5% so với tháng trước và tăng 1,5% so với cùng kỳ, tháng này do mưa lũ kéo dài đã làm cho nhiều chợ trên địa bàn phải đóng cửa nên lượng tiêu thụ hàng hoá may mặc bị ảnh hưởng. Nhóm bán lẻ đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 4,5% so với tháng trước và tăng 2,8% so với cùng kỳ. Nhóm bán lẻ vật phẩm, văn hoá, giáo dục giảm 4,5% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ, nguyên nhân giảm so với tháng trước là do tháng trước bước vào năm học mới. Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng giảm 6,5% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ, nguyên nhân giảm do mùa mưa kéo dài đã ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng trên địa bàn. Nhóm bán lẻ ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 1,0% so với tháng trước và tăng 0,2% so với cùng kỳ. Nhóm phương tiện đi lại tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 2,0% so với cùng kỳ. Nhóm bán lẻ xăng, dầu các loại tăng 0,2% so với tháng trước và giảm 1,8% so với cùng kỳ. Nhóm bán lẻ nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ,…

          Tính chung 10 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước tính đạt 31.920,4 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ, trong đó nhóm có mức tăng cao nhất so với cùng kỳ là nhóm gỗ và vật liệu xây dựng tăng 5,5%, do đây là nhóm ít bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhất; nhóm có mức giảm lớn nhất là xăng dầu các loại giảm 10,7%, do ảnh hưởng của giá xăng giảm mạnh từ đầu năm cùng với nhu cầu đi lại giảm.

          b. Lưu trú và ăn uống

          Hoạt động lưu trú, ăn uống tiếp tục giảm mạnh so với tháng trước, nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình hình mưa lũ kéo dài trong tháng 10 đã làm cho nhiều điểm du lịch, nhà hàng phải đóng cửa.

          - Dịch vụ lưu trú

          Doanh thu lưu trú tháng 10 ước tính đạt 6,1 tỷ đồng, giảm 39,5% so với tháng trước và giảm 76,0% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 162,2 tỷ đồng, giảm 41,7% so với cùng kỳ.

          Số lượt khách lưu trú tháng 10 ước tính đạt 22.187 lượt khách, giảm 38,6% so với tháng trước và giảm 70,3% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 494.584 lượt khách, giảm 41,0% so với cùng kỳ.

          Số lượt khách quốc tế lưu trú tháng 10 ước tính đạt 125 lượt khách, giảm 29,0% so với tháng trước và giảm 99,1% so với cùng kỳ; 10 tháng ước tính đạt 33.764 lượt khách quốc tế, giảm 73,6% so với cùng kỳ.

          Ngày khách tháng 10 ước tính đạt 25.200 ngày khách, giảm 38,8% so với tháng trước và giảm 74,4% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 596.866 ngày khách, giảm 44,6% so với cùng kỳ.

          - Dịch vụ ăn uống

          Doanh thu dịch vụ ăn uống tháng 10 ước tính đạt 196,3 tỷ đồng, giảm 21,4% so với tháng trước và giảm 37,4% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 2.632,6 tỷ đồng, giảm 22,1% so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm do ảnh hưởng dịch Covid-19, mưa lũ và tác động của Nghị định số 100/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

          c. Du lịch lữ hành

          Trong tháng 10 do mua lũ kéo dài nên dịch vụ du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnh gần như dừng hẵn, lượt khách cũng như doanh thu du lịch lữ hành trong tháng 10 không đáng kể, giảm mạnh so với tháng trước và so với cùng kỳ. Ước tính tháng 10 doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 1,2 tỷ đồng, giảm 73,6% so với tháng trước và giảm 90,2% so với cùng kỳ; 10 tháng doanh thu hoạt động lữ hành đạt 126,2 tỷ đồng, giảm 55,0% so với cùng kỳ.

          Số lượt khách du lịch lữ hành tháng 10 ước tính đạt 6.198 lượt khách, giảm 66,7% so với tháng trước và giảm 80,6% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 377.067 lượt khách, giảm 52,2% so với cùng kỳ.

          Số lượt khách quốc tế lữ hành tháng 10 ước tính đạt 142 lượt khách, giảm 23,7% so với tháng trước và giảm 98,9% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 33.317 lượt khách, giảm 77,1% so với cùng kỳ.

          d. Dịch vụ khác

          Tháng 10 hoạt động dịch vụ giảm mạnh so với tháng trước do tình hình mưa lũ diễn ra rất phức tạp. Ước tính doanh thu hoạt động dịch vụ tháng 10 đạt 120,4 tỷ đồng, giảm 9,1% so với tháng trước và giảm 8,1% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng đạt 1.247,6 tỷ đồng, giảm 4,4% so với cùng kỳ.

          Doanh thu 10 tháng năm 2020 phần lớn các nhóm hàng dịch vụ đều giảm so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản giảm 4,9%; nhóm dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 7,6%; nhóm dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 3,9%; nhóm dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 7,6%; nhóm dịch vụ khác giảm 1,9%, trong đó, dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình giảm 1,1%; hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác giảm 2,2% so với cùng kỳ.

          e. Vận tải

          Mưa dài ngày cùng với lũ gây ngập sâu trên diện rộng đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động vận tải trên toàn tỉnh, nhiều tuyến giao thông phải dừng hoạt động do nước lũ dâng cao.

          Tổng doanh thu vận tải tháng 10 ước tính đạt 325,1 tỷ đồng, giảm 7,8% so với tháng trước, giảm 4,3% so với cùng kỳ; 10 tháng doanh thu vận tải đạt 3.350,6 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ.  Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách tháng 10 đạt 59,3 tỷ đồng, giảm 6,6% so với tháng trước, giảm 4,2% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 568,6 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 10 đạt đạt 229,6 tỷ đồng, giảm 7,9% so với tháng trước, giảm 4,0% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 2.417,9 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 10 đạt 36,1 tỷ đồng, giảm 9,0% so với tháng trước, giảm 6,6% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 364,1 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cùng kỳ.

          Tổng số hành khách vận chuyển tháng 10 ước tính đạt 2,9 triệu hành khách, giảm 10,0% so với tháng trước, giảm 6,3% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 24,2 triệu hành khách, tăng 1,7% so với cùng kỳ. Tổng số hành khách luân chuyển tháng 10 ước tính đạt 106,3 triệu hk.km, giảm 9,1% so với tháng trước, giảm 6,7% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 1.043,7 triệu hk.km, tăng 1,7% so với cùng kỳ.

          Khối lượng vận chuyển hàng hóa tháng 10 ước tính đạt 2,1 triệu tấn, giảm 11,2% so với tháng trước, giảm 9,3% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 22,4 triệu tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ. Tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển tháng 10 ước tính đạt 110,0 triệu tấn.km, giảm 11,4% so với tháng trước, giảm 6,8% so với cùng kỳ; 10 tháng đạt 1.141,9 triệu tấn.km, tăng 1,9% so với cùng kỳ.

          f. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

          Chỉ số giá tiêu dùng

          Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tăng 0,15% so với tháng trước; tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước, giảm 0,12% so với tháng 12 năm trước; tăng 3,04% so với kỳ gốc 2019; CPI bình quân 10 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,19% (trong đó: Nhóm hàng hóa tăng 1,58%; nhóm dịch vụ tăng 5,07%).

          Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 2 nhóm tăng và 3 nhóm giảm và 6 nhóm không đổi so với tháng trước, cụ thể như sau: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,71%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,63%; nhóm giao thông giảm 0,02%; nhóm may mặc, giày dép và mũ nón giảm 0,01%; nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm giáo dục; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số không đổi so tháng trước.

          Nguyên nhân làm tăng CPI tháng 10 năm 2020: Do ảnh hưởng của hai đợt mưa lũ liên tiếp, nhiều tuyến đường bị nước lũ chia cắt, nhu cầu của người dân mua đồ tích trữ tăng lên trong khi nguồn cung khan hiếm đã tác động đến giá cả của các nhóm mặt hàng, đặc biệt là nhóm lương thực, thực phẩm.

          Bên cạnh nguyên nhân làm tăng CPI, còn có một số nguyên nhân giảm CPI tháng 10 năm 2020 như sau: Giá điện tháng này giảm 4,05% so với tháng trước do nhu cầu tiêu thụ điện của người dân giảm; giá xăng dầu điều chỉnh giảm 0,14% so với tháng trước góp phần làm cho chỉ số giá nhóm giao thông giảm;

          Chỉ số giá vàng 99,99%

          Giá vàng trong tỉnh biến động theo giá vàng trong nước, bình quân tháng 10/2020 giá vàng giảm 0,92% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 5,31 triệu đồng/chỉ, tăng 37,57% so với kỳ gốc 2019, tăng 27,70% so với cùng kỳ năm trước, tăng 28,46% so với tháng 12 năm trước. Bình quân 10 tháng chỉ số giá vàng tăng 25,95% so với cùng kỳ.

          Chỉ số giá đô la Mỹ (USD)

          Đô la Mỹ tháng này có giá bình quân 23.093 đồng/USD, tăng 0,01% so với tháng trước, giảm 0,02% so với kỳ gốc 2019, giảm 0,23% so với cùng kỳ năm trước, giảm 0,10% so với tháng 12 năm trước. Bình quân 10 tháng Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,10% so với cùng kỳ.

          7. Thu, chi ngân sách Nhà nước, tín dụng

          a. Thu, chi ngân sách Nhà nước

          Tổng thu ngân sách trên địa bàn 10 tháng năm 2020 ước tính thực hiện 4.200,4 tỷ đồng, đạt 76,4% so với dự toán địa phương, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa thực hiện 4.043,2 tỷ đồng, bằng 77,8% dự toán địa phương, tăng 9,6% so với cùng kỳ; thu thuế xuất nhập khẩu thực hiện 157,2 tỷ đồng, đạt 52,4%  dự toán địa phương, bằng 93,9% so với cùng kỳ.

          Trong tổng số thu cân đối ngân sách 10 tháng năm 2020 so vi d toán năm có 7/15 khon thu đạt tiến độ (83,3%) d toán c năm, là thu t khu vc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; thuế thu nhập cá nhân; phí nông nghiệp; thu tin thuê đất; thu tiền sử dụng đất; thu khác ngân sách và thu hoa lợi công sản. các khon còn li đều chưa đạt tiến độ d toán năm. So với cùng k có 5/15 khon có tăng trưởng so vi cùng k, đó là thu t khu vc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; thuế thu nhập cá nhân; thu tin s dng đất; thu hoa li công sn; thu tin thuê đất; các khon còn li đều gim so vi cùng kỳ.

          Tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn đến thời điểm 22/10/2020 đạt 9.874,0 tỷ đồng. Trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 3.334,4 tỷ đồng, tăng 48,7% so với cùng kỳ năm trước; chi thường xuyên 6.539,6 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Chi đầu tư xây dựng cơ bản tính đến thời điểm hiện tại tăng cao do thời gian gần đây Chính phủ tập trung nguồn vốn cho đầu tư công, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.

          b. Tín dụng

          Huy động vốn: Đến 30/9/2020, tổng nguồn vốn huy động đạt 45.633 tỷ đồng, giảm 0,93% so với tháng trước, tăng 7,07% so đầu năm. Ước đến 31/10/2020, tổng nguồn vốn huy động đạt 45.950 tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 7,8% so với đầu năm.

          Hoạt động tín dụng: Đến 30/9/2020, tổng dư nợ đạt 56.932 tỷ đồng, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 2,4% so với đầu năm. Ước tính đến 31/10/2020, dư nợ đạt 57.500 tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước và tăng 3,4% so với đầu năm.

          Chất lượng tín dụng(đến 31/8/2020): Nợ xấu 1.423 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ, tăng 83,4% so với đầu năm, tăng 30,2% so với cùng kỳ.

          Cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP: Đã giải ngân 87 hợp đồng tín dụng, số tiền giải ngân 988,9 tỷ đồng; dư nợ 853,8 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP: 482 tỷ đồng, chiếm 56,4% dư nợ cho vay theo chương trình, chiếm 0,85% tổng dư nợ, chiếm 33,9% toàn bộ nợ xấu trên địa bàn; nợ gốc quá hạn 75,1 tỷ đồng, chiếm 8,8% dư nợ cho vay theo chương trình; nợ lãi quá hạn 27,6 tỷ đồng.

          Cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: 162.372 khách hàng, dư nợ 28.112 tỷ đồng, chiếm 49,4% tổng dư nợ, tăng 5,6% so với đầu năm, tăng 7,9% so với cùng kỳ. Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách: Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai 21 chương trình cho vay, dư nợ cho vay 3.428 tỷ đồng, tăng 5,4% so với đầu năm, tăng 7,5% so với cùng kỳ.

          II. XÃ HỘI

          1. Giáo dục và đào tạo

          a. Giáo dục

          Toàn tỉnh tổ chức tựu trường vào ngày 3/9/2020 và tổ chức Lễ khai giảng vào lúc 7h30 ngày 5/9/2020. Lễ khai giảng được tổ chức ngắn gọn, trang trọng, không tổ chức văn nghệ và các hoạt động tập thể ngoài trời, thực hiện không dùng chai, ly nước bằng nhựa dùng một lần, không thả bóng bay trong ngày khai giảng. Các trường mầm non tổ chức khai giảng tại lớp học dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Các trường phổ thông tập trung học sinh các lớp đầu cấp và đại diện học sinh các khối lớp còn lại (5-10 học sinh/lớp) tham dự Lễ khai giảng năm học mới. Sau Lễ khai giảng tổ chức sinh hoạt theo lớp để hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tổ chức dạy học chính khóa theo kế hoạch của nhà trường. Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã thành lập các đoàn tham dự khai giảng tại một số trường học.

          Theo báo cáo sơ bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo, khai giảng năm học 2020-2021 toàn tỉnh có 590 trường, trong đó có 186 trường và cơ sở giáo dục mầm non; 190 trường tiểu học; 143 trường THCS; 30 trường Tiểu học & THCS; 6 trường THCS & THPT và 26 trường THPT; ngoài ra còn có 9 cơ sở giáo dục thường xuyên và 59 nhóm trẻ độc lập ngoài công lập. Số lớp Mầm non toàn tỉnh là 2.281 lớp, tăng 3,0% so với cùng kỳ năm học 2019 - 2020; trong đó công lập là 2.097 lớp, tăng 1,8%; ngoài công lập là 184 lớp, tăng 18,7% so với cùng kỳ. Số lớp Tiểu học là 3.207 lớp, tăng 2,8% so với cùng kỳ; trong đó công lập là 3.188 lớp, tăng 2,8%; ngoài công lập là 19 lớp, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Số lớp Trung học cơ sở là 1.667 lớp, tăng 2,8% so với cùng kỳ; trong đó công lập là 1.659 lớp, tăng 2,7%; ngoài công lập là 8 lớp, tăng 33,3% so với cùng kỳ. Số lớp Trung học phổ thông là 808 lớp, tăng 3,1% so với cùng kỳ; trong đó công lập là 808 lớp, tăng 3,1% so với cùng kỳ.

          Quy mô học sinh đầu năm học cấp học Mầm non là 61.297 cháu, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm học 2019 - 2020; trong đó công lập là 58.180 cháu, tăng 4,2%; ngoài công lập là 3.117 cháu, giảm 19,3% so với cùng kỳ. Cấp học Tiểu học là 84.797 học sinh, tăng 2,7% so với cùng kỳ; trong đó công lập là 84.297 học sinh, tăng 2,7%; ngoài công lập là 500 học sinh, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Trung học cơ sở là 57.086 học sinh, tăng 3,5% so với cùng kỳ; trong đó công lập là 56.918 học sinh, tăng 3,5%; ngoài công lập là 168 học sinh, tăng 31,2% so với cùng kỳ. Trung học phổ thông là 32.633 học sinh, tăng 2,1% so với cùng kỳ; trong đó công lập là 32.633 học sinh, tăng 2,1% so với cùng kỳ.

          Toàn tỉnh đã rà soát, sắp xếp và ổn định đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên bảo đảm yêu cầu, nhiệm vụ cho năm học mới, đặc biệt là giáo viên dạy lớp 1. Các trường học và cơ sở giáo dục đã quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ của ngành trong năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo, đặc biệt chú trọng chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đánh giá nghiêm túc về kết quả đạt được trong năm học qua, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong năm học mới. Chủ động xây dựng, thực hiện kế hoạch tập trung đội ngũ để triển khai một số hoạt động đầu năm; tổ chức ôn tập, kiểm tra, thi lại cho học sinh, xét lên lớp, phân chia lớp học theo kế hoạch phát triển trường lớp và biên chế viên chức được giao; chú ý quan tâm đến những học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở, học sinh dân tộc thiểu số có nguy cơ bỏ học để vận động đến trường. Sớm duy trì, ổn định số lượng học sinh ngay từ đầu năm học.

          Các trường học và cơ sở giáo dục đã tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất trường học, thư viện, phòng thí nghiệm thực hành, phòng học bộ môn, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, nhà vệ sinh, công trình nước sạch; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn về các khoản thu, mua sắm sách vở, tài liệu tham khảo, đồng phục học sinh đến tận giáo viên và phụ huynh học sinh. Dự kiến các khoản thu theo quy định gửi cấp trên xin ý kiến, lên kế hoạch tổ chức họp cha mẹ học sinh để thông báo, bàn bạc, thỏa thuận. Phổ biến, quán triệt rộng rãi các văn bản của các cấp, các ngành về thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, sức khỏe cho học sinh, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 (phun khử trùng, vệ sinh trường lớp, trang bị vòi nước, xà phòng rửa tay, dung dịch khử khuẩn, đeo khẩu trang..). Ngay sau khi tựu trường, các trường mầm non tổ chức ổn định nề nếp, cho trẻ làm quen với chế độ sinh hoạt của trường mầm non; các trường phổ thông đã tổ chức hướng dẫn cách học cho học sinh các lớp đầu cấp, tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà trường; phổ biến nội quy, quy định của nhà trường; giới thiệu các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp học tập và rèn luyện ở trường, ở lớp, ở nhà.

          Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 7 đã gây mưa lớn từ ngày 6/10 đến ngày 12/10/2020. Mưa lớn đã làm cho một số trường và điểm trường bị nước lũ chia cắt phải cho học sinh nghỉ học. Tiếp đến là từ ngày 16/10/2020 đến nay, lũ lớn đã làm chia cắt các địa phương trong tỉnh; hầu hết các trường và điểm trường trong tỉnh bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Trước tình trạng ngập lụt nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có thông báo gửi trường các đơn vị trực thuộc Sở; các Phòng Giáo dục và Đào tạo; Trung tâm Giáo dục dạy nghề các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu chủ động các biện pháp phòng, chống, bảo đảm an toàn cho học sinh. Sở đã chỉ đạo các đơn vị cho học sinh, học viên nghỉ học đến khi có công văn chỉ đạo của Sở trong việc cho học sinh đi học trở lại. Mặt khác, Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu, các đơn vị trong ngành Giáo dục tổ chức bộ phận trực ban, huy động lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật sẵn sàng ứng phó với diễn biến của mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Các đơn vị chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng chống lụt bão địa phương, theo dõi sát diễn biến của mưa lũ để có biện pháp ứng phó kịp thời. Các cơ sở giáo dục đã điều động cán bộ, giáo viên, nhân viên tổ chức túc trực, kiểm tra, sẵn sàng ứng phó và phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người dân tránh trú lũ lụt trong điều kiện cho phép.

          b. Đào tạo

          Trong năm học mới 2020 - 2021, chỉ tiêu tuyển sinh Trường Đại học Quảng Bình 1.205 chỉ tiêu hệ đại học, cao đẳng hệ chính quy; trong đó, hệ đại học 1.185 chỉ tiêu, cao đẳng sư phạm 20 chỉ tiêu. Trường Đại học Quảng Bình đã thông báo tuyển sinh và xét tuyển theo 3 phương thức gồm: Xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020; xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 THPT; xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 hoặc dựa vào kết quả học tập lớp 12 THPT kết hợp với thi tuyển năng khiếu theo tổ hợp xét tuyển tương ứng (áp dụng đối với ngành Giáo dục thể chất và giáo dục Mầm non). Theo báo cáo của Trường Đại học Quảng Bình, số thí sinh trúng tuyển và đã nhập học năm học 2020 - 2021 tính đến ngày 09/10/2020 là 185 sinh viên; trong đó hệ Đại học là 165 sinh viên; hệ Cao đẳng giáo dục Mầm non là 20 sinh viên. Hiện tại Trường Đại học Quảng Bình đang tiếp tục công tác tuyển sinh theo kế hoạch tuyển sinh của Trường.

          2. Công tác y tế

          a. Công tác phòng chống các bệnh dịch lây

          Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong tháng 9/2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 854 trường hợp sốt xuất huyết Dengue; 233 trường hợp tiêu chảy; 4 trường hợp thủy đậu; 7 trường hợp quai bị; 595 trường hợp cúm; 13 trường hợp lỵ trực trùng; 10 trường hợp lao phổi; 8 trường hợp lỵ amip; 1 trường hợp sởi; 15 trường hợp Tay - chân - miệng; 1 trường hợp sốt rét; 4 trường hợp viêm gan virut B; 3 trường hợp viêm gan virut C; 18 trường hợp viêm gan virut khác.

          Luỹ kế từ đầu năm đến ngày 30/9/2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã xảy ra 3.346 trường hợp sốt xuất huyết Dengue; 2.014 trường hợp tiêu chảy; 141 trường hợp thủy đậu; 41 trường hợp quai bị; 5.037 trường hợp cúm; 23 trường hợp lao phổi; 70 trường hợp lỵ trực trùng; 29 trường hợp lỵ amip; 11 trường hợp sởi; 22 trường hợp sốt rét trong đó có 1 trường hợp tử vong; 1 trường hợp viêm gan A; 15 trường hợp viêm gan virut B; 6 trường hợp viêm gan virut C; 94 trường hợp viêm gan vi rút khác; 19 trường hợp Tay - chân - miệng; 1 trường hợp sốt vàng; 1 trường hợp uốn ván sơ sinh. Các trường hợp kể trên đều được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện tại, dịch sốt xuất huyết đang gia tăng, số ca mắc trong tháng 9 tăng cao. Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo công tác giám sát phòng, chống các bệnh mùa hè như sởi, sốt xuất huyết, bệnh tả, tay chân miệng và các loại dịch bệnh khác. Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu y tế - dân số.

          b. Chương trình phòng chống sốt rét

          Trong tháng 9/2020, tổng số lượt người điều trị sốt rét là 93 lượt người, đã điều trị khỏi bệnh là 1 người, trong đó không có bệnh nhân sốt rét ác tính và không có bệnh nhân tử vong do sốt rét; tiến hành xét nghiệm lam và test cho 5.726 lượt người, tỷ lệ ký sinh trùng/lam và test là 0,01%. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 9/2020, tổng số lượt người điều trị sốt rét là 512 lượt người, đã điều trị khỏi bệnh là 22 người, trong đó 1 bệnh nhân sốt rét ác tính và có 1 bệnh nhân tử vong do sốt rét; tiến hành xét nghiệm lam và test cho 36.474 lượt người, tỷ lệ ký sinh trùng/lam và test là 0,05%.

          c. Tình hình nhiễm HIV/AIDS

          Tiếp tục thực hiện các hoạt động tư vấn, hướng dẫn các hành vi an toàn phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS nhằm hạn chế sự lây nhiễm từ các nhóm có nguy cơ cao ra cộng đồng. Từ đầu năm đến 30/9/2020 trên địa bàn tỉnh phát hiện 30 người nhiễm mới HIV, 28 người chuyển sang AIDS, 5 người tử vong do AIDS. Tổng số người nhiễm HIV cộng dồn là 1.478 người; tổng số bệnh nhân AIDS cộng dồn là 518 người; số bệnh nhân AIDS chết cộng dồn là 147 người.

          d. Tình hình ngộ độc thức ăn và thực phẩm

          Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong 9 tháng năm 2020 các đơn vị tuyến tỉnh, huyện, xã đã tổ chức 184 đoàn thanh tra, kiểm tra. Tổng số lượt cơ sở được thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.729 cơ sở; trong đó, số lượt cơ sở đạt 2.377 cơ sở (tỷ lệ lượt cơ sở đạt là 87,1%). Trong quá trình thanh tra, kiểm tra Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã lấy 61 mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm; kết quả: 45/61 mẫu đạt, chiếm tỷ lệ 73,8%, 16 mẫu không đạt, chiếm tỷ lệ 26,2%. Qua thanh tra, kiểm tra các đơn vi đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 25 cơ sở, với số tiền phạt 46,3 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất, kinh doanh thực phẩm không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; không thực hiện khám sức khỏe cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ theo quy định; sử dụng người lao động không mang, mặc trang phục bảo hộ đúng quy định; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng, hàng vi phạm về nhãn mác; vi phạm quy định khác về an toàn thực phẩm. Thông qua thanh, kiểm tra đã kịp thời phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh cũng như xử lý nghiêm tất cả các trường hợp vi phạm. Từ đầu năm đến 30/9/2020 toàn tỉnh chỉ xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm với 16 ca mắc tại xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) và 190 ca ngộ độc thực phẩm nhỏ lẻ; các bệnh nhân ngộ độc đã được điều trị kịp thời nên không có tử vong xảy ra.

          3. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao

          a. Hoạt động văn hóa

          Đầu tháng 10/2020, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Tỉnh đoàn Quảng Bình tổ chức Liên hoan Các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng tỉnh Quảng Bình năm 2020 với chủ đề “Giai điệu tổ quốc”. Liên hoan là hoạt động văn hóa có ý nghĩa thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ Quảng Bình đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và quê hương. Tham gia Liên hoan có 14 nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng với hơn 350 diễn viên là cán bộ, đoàn viên, thanh niên tỉnh Quảng Bình.

          Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND huyện Quảng Ninh tổ chức Liên hoan các tổ, nhóm, câu lạc bộ (CLB) Bài chòi tỉnh Quảng Bình lần thứ II năm 2020. Đây là hoạt động văn hóa thiết thực trong chuỗi các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tham gia liên hoan có 5 CLB Bài chòi đến từ các đơn vị, địa phương trong tỉnh, gồm: CLB Bài chòi thành phố Đồng Hới, CLB Bài chòi các huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh và CLB Bài chòi Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh. Các CLB Bài chòi với thành viên là những nghệ nhân dân gian đã mang đến Liên hoan những điệu lý, câu hò, vè chân chất, mộc mạc gắn với cuộc sống lao động, sản xuất mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.

          Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Quảng Bình tổ chức giải Liên hoan PT-TH toàn tỉnh năm 2020. Tham gia liên hoan năm nay có 82 tác phẩm, tăng 6 tác phẩm so với liên hoan năm 2019, trong đó 36 tác phẩm phát thanh và 46 tác phẩm truyền hình. Các đơn vị tham dự liên hoan đã lựa chọn đề tài nổi bật tại địa phương, lĩnh vực của mình. Những đề tài, thể loại khó như: Xây dựng Đảng, đấu tranh với thông tin xấu, độc trên mạng, đấu tranh tội phạm, cũng như các thể loại về ký phát thanh, câu chuyện truyền thanh, ca nhạc đã được các đơn vị tham gia liên hoan đầu tư công phu.

          Ban Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước (TĐYN) tỉnh tổ chức chương trình truyền hình giao lưu, học tập các điển hình tiên tiến trong phong trào TĐYN của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020 với chủ đề “Rạng ngời truyền thống quê hương Hai giỏi” được tổ chức vào tối 12/10/2020. Tại chương trình giao lưu, khán giả được giao lưu, gặp gỡ 8 điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực như: Xây dựng nông thôn mới, sản xuất kinh doanh, đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, công tác nhân đạo… Đây là những tấm gương xuất sắc nhất trong thực hiện các phong trào TĐYN của toàn tỉnh. Chương trình giao lưu các điển hình tiên tiến trong phong trào TĐYN tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 là một trong những hoạt động chính của Đại hội TĐYN tỉnh Quảng Bình lần thứ V. Qua đó, góp phần cổ vũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh đoàn kết, ra sức thi đua phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, xây dựng tỉnh nhà tiến nhanh, bền vững trên hành trình mới.

          b. Hoạt động thể dục, thể thao

          Tháng 10/2020, do ảnh hưởng của mưa lũ ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, nên các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng tập trung đông người không được tổ chức theo kế hoạch. Một số giải thể thao thành tích cao quốc gia bị hoãn hoặc lùi thời gian do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, số lượng huy chương đạt được trong 10 tháng năm 2020 đạt thấp so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế từ đầu năm đến nay, thể thao thành tích cao giành được 81 huy chương các loại (17 huy chương vàng, 25 huy chương bạc và 39 huy chương đồng).

          4. Tình hình trật tự an toàn giao thông

          a. An toàn giao thông

          Theo báo cáo của Công an tỉnh, tháng 9 năm 2020 toàn tỉnh đã xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông, giảm 9 vụ so với tháng 9 năm 2019, trong đó tai nạn giao thông đường bộ 11 vụ, giảm 9 vụ; tai nạn giao thông đường sắt và đường thủy không xảy ra. Số người chết do tai nạn giao thông 6 người, giảm 1 người so với tháng 9 năm 2019, trong đó tai nạn giao thông đường bộ chết 6 người, giảm 1 người. Số người bị thương do tai nạn giao thông 6 người, giảm 8 người so với tháng 9 năm 2019, trong đó tai nạn giao thông đường bộ bị thương 6 người, giảm 8 người.

          Lũy kế 9 tháng năm 2020, toàn tỉnh đã xảy ra 95 vụ tai nạn giao thông, giảm 62 vụ so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, tai nạn giao thông đường bộ 93 vụ, giảm 60 vụ so với cùng kỳ; tai nạn giao thông đường sắt 2 vụ, giảm 1 vụ; tai nạn giao thông đường thủy không xảy ra, giảm 1 vụ so với cùng kỳ. Số người chết do tai nạn giao thông 62 người, giảm 13 người so với cùng kỳ; trong đó, tai nạn giao thông đường bộ chết 61 người, giảm 11 người so với cùng kỳ; tai nạn giao thông đường sắt chết 1 người, giảm 2 người; đường thủy không có người chết do tai nạn giao thông, bằng cùng kỳ. Số người bị thương do tai nạn giao thông 95 người, giảm 19 người so với cùng kỳ; trong đó, tai nạn giao thông đường bộ bị thương 94 người, giảm 19 người; tai nạn giao thông đường sắt làm bị thương 1 người, tăng 1 người; đường thủy không xảy ra do tai nạn, giảm 1 người so với cùng kỳ năm 2019.

          b. Tình hình cháy nổ

          Trong tháng 9 và đầu tháng 10 toàn tỉnh đã xảy ra 6 vụ cháy với giá trị thiệt hại 1.257 triệu đồng; trong đó, cháy nhà đơn lẻ 3 vụ với giá trị thiệt hại 950 triệu đồng, cháy loại hình khác 1 vụ với giá trị thiệt hại 100 triệu đồng; cháy phương tiện vận tải 2 vụ với giá trị thiệt hại 207 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 34 vụ cháy với giá trị thiệt hại 7.118 triệu đồng; trong đó, cháy nhà đơn lẻ 10 vụ với giá trị thiệt hại 1.880 triệu đồng, cháy loại hình khác 7 vụ với giá trị thiệt hại 313 triệu đồng; cháy chợ 1 vụ với giá trị thiệt hại 15 triệu đồng, cháy phương tiện vận tải 7 vụ với giá trị thiệt hại 4.910 triệu đồng, cháy rừng 9 vụ với diện tích rừng bị cháy 64,56 ha. So với cùng kỳ năm trước số vụ cháy nổ giảm 8 vụ, số người chết giảm 1 người, số người bị thương giảm 1 người, giá trị thiệt hại giảm 1.044,0 triệu đồng.

          5. Thiệt hại do thiên tai

          Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 7 đã gây mưa lớn từ ngày 6 - 12/10/2020 ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, lượng mưa đo được tại tỉnh phổ biến hơn 100 mm, có nơi như Minh Hóa 646 mm, Trường Sơn 534 mm, Kiến Giang 402 mm. Nước trên sông Kiến Giang vượt mức báo động 3 đến 0,8m, nước sông Gianh xấp xỉ đạt mức báo động 3, mưa lũ lớn trên diện rộng đã gây thiệt hại khá lớn trên địa bàn toàn tỉnh. Mặc dù cấp ủy, chính quyền các cấp đã có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt, nhưng với cường độ mưa lớn trong thời gian dài nên đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Lũ đợt 1 toàn tỉnh đã có 2 người chết và 9 người bị thương; sản xuất kinh doanh, đời sống và tài sản của Nhân dân và Nhà nước bị thiệt hại nặng nề; toàn tỉnh đã có 52 nhà bị hư hỏng, 20.006 nhà bị ngập; 498 nhà bị cô lập; 106 điểm trường bị ảnh hưởng, 367 phòng chức năng bị ngập; 30 phòng học hư hỏng; 17 trạm y tế bị ngập, 2 trạm y tế hư hỏng; chiều dài đê, kè thủy lợi bị sạt lở hư hỏng 2.280m, chiều dài kênh mương bị sạt lở, hư hỏng 37.712m; đập bị sạt lở bị hư hỏng 34 cái; khối lượng đất, đá, bê tông đường giao thông bị sạt lở 211.655 m. Thiệt hại về nông nghiệp, thủy sản: 2.062,8 ha lúa, hoa màu, cây trồng bị hư hỏng; hạt giống hư hỏng 27 tấn; gia súc bị chết 119 con; gia cầm bị chết, cuốn trôi 63.106 con; diện tích nuôi trồng thủy sản thiệt hại: 1.171,8 ha; lồng bè nuôi thủy, hải sản 195 lồng; phương tiện khai thác thủy hải sản 6 chiếc. Ước tính tổng giá trị thiệt hại sơ bộ toàn tỉnh do mưa lũ đợt 1 là 655,7 tỷ đồng.

          Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, kết hợp với không khí lạnh từ ngày 16 - 20/10/2020, trên địa bàn tỉnh có mưa rất to trên diện rộng, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to; lũ lớn diện rộng xuất hiện trở lại, mực nước các sông vượt trên mức báo động 3 (vượt xa đỉnh lũ lịch sử năm 1979). Mưa lũ đợt 2 này đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Bình.

          Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tính đến 17 giờ ngày 25/10/2020, lũ lớn đợt 2 trên địa bàn tỉnh đã làm cho 19 người chết (thành phố Đồng Hới 01 người, thị xã Ba Đồn 04 người, huyện Minh Hóa 03 người, huyện Tuyên Hóa 01 người, huyện Bố Trạch: 04 người, huyện Quảng Ninh 04 người, huyện Lệ Thủy 02 người). Số người bị mất tích 2 người (02 người thuộc xã Quang Châu, huyện Quảng Trạch). Số người bị thương 121 người (thành phố Đồng Hới 02 người, thị xã Ba Đồn 38 người, huyện Minh Hóa 14 người, huyện Tuyên Hóa 31 người, Huyện Bố Trạch 17 người, huyện Quảng Ninh 11 người, huyện Lệ Thủy 08 người). Lũ các sông dâng lên nhanh đã làm ngập 110.797 nhà ở (thành phố Đồng Hới 7.892 nhà, thị xã Ba Đồn 27.117 nhà, huyện Minh Hóa 1.903 nhà, huyện Tuyên Hóa 6.831 nhà, huyện Quảng Trạch 7.845 nhà, huyện Bố Trạch 14.142 nhà; huyện Quảng Ninh 13.067 nhà, huyện Lệ Thủy 32.000 nhà). Nhà bị hư hại 253 nhà (thị xã Ba Đồn 51 nhà, Minh Hóa 18 nhà, Tuyên Hóa 33 nhà, Bố Trạch 09 nhà, Lệ Thuỷ 142 nhà. Nhiều trường và điểm trường, trạm y tế và nhà văn hóa trên địa bàn các huyện bị ngập nước. Mưa lũ làm sụt trượt mái ta luy dương đất, đá tràn xuống nền, mặt đường khiến nhiều đoạn trên các tuyến đường như Quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây; các tuyến Quốc lộ 1, 12A, 12C, 9B, 9C, 9E; đường tỉnh 558C, 559B, 559, 562, 564 và 564B bị ngập sâu, ách tắc; hiện tại giá trị thiệt hại chưa thể tính toán được do một số địa phương vẫn còn ngập trong lũ,…

          Trước tình hình mưa lũ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh; các sở, ngành, đơn vị, địa phương chủ động sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh duy trì nghiêm kíp trực; thường trực 100% quân số tại cơ quan, đơn vị và sẵn sàng lực lượng cơ động, phương tiện để tham gia ứng phó mưa lớn, ngập lụt; Công an tỉnh chủ động thành lập các tổ công tác trực ứng phó với mưa lũ; Sở Giao thông vận tải chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở do mưa lũ để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố; hướng dẫn người, phương tiện qua lại nhằm bảo an toàn,... Cùng với đó, các địa phương phân công cụ thể cán bộ trực tiếp chỉ đạo các xã, các thôn, bản, đặc biệt là những vùng thường xuyên bị chia cắt, những vùng thường bị ngập sâu hoặc có nguy cơ sạt lở, lũ quét; chủ động chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm thuốc men và nhu yếu phẩm cần thiết khác cho Nhân dân các vùng có nguy cơ bị chia cắt, vùng ngập sâu, vùng sâu, vùng xa có đồng bào dân tộc sinh sống và các vùng dân cư khác, đề phòng bị chia cắt lâu dài; triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông nhất là qua khu vực ngầm, tràn, đò ngang, cương quyết không cho người và phương tiện đi qua những khu vực nguy hiểm; rà soát, kiểm tra phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, vùng gò đồi, vùng ven sông suối, ven biển, hạ lưu các hồ đập; vùng thấp trũng, khu vực ngập úng đô thị để sẵn sàng di dời đến nơi an toàn khi có yêu cầu khẩn cấp; tuyên truyền nhắc nhở, kiên quyết không để người dân vớt củi, bắt cá, lội qua khe, suối,… khi đang có mưa lũ.

          Tóm lại, trong tháng 10 do mưa lũ kéo dài gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản; ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản; đời sống Nhân dân vùng lũ vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc kịp thời của cả hệ thống chính trị, các nhà hảo tâm,… nên đã giúp người dân vùng lũ giải quyết được một số khó khăn trước mắt về lương thực, nước uống, các nhu yếu phẩm cần thiết,… Đến nay, chưa thống kê được giá trị thiệt hại, nhưng có thể thấy mưa lũ vừa qua gây thiệt hại lớn nhất đối với Quảng Bình từ trước đến nay. Để ổn định định đời sống Nhân dân vùng bị lũ lụt và tập trung phát triển kinh tế - xã hội, lãnh đạo các cấp, các ngành cần quan tâm đến các vấn đề sau:

          - Tập trung cứu trợ lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu cho Nhân dân trong vùng lũ lụt, những nơi bị chia cắt. Huy động lực lượng triển khai công tác xử lý nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh; hỗ trợ người dân dựng lại nhà cửa; vệ sinh môi trường, chôn xác động vật chết;

          - Huy động giáo viên, học sinh và các lực lượng để hỗ trợ dọn dẹp trường lớp; có phương án dạy và học, nhất là các vùng ngập bị cuốn trôi, hư hỏng giáo án, sách vở đảm bảo chương trình;

          - Sớm khắc phục các tuyến đường giao thông bị hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt, nhất là Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, các tuyến tỉnh lộ; khắc phục các tuyến đường dây, trạm biến áp, hệ thống thông tin liên lạc bị hư hỏng, đảm bảo cung cấp điện, thông tin liên lạc nhanh nhất, phục vụ sản xuất, đời sống Nhân dân. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc để tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát sau mưa lũ;

          - Động viên Nhân dân chủ động khắc phục hậu quả mưa lũ; giữ vững an ninh, trật tự xã hội; nắm chắc tình hình, tiến hành kiểm tra, có biện pháp chỉ đạo kịp thời, giúp Nhân dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất; sớm có chính sách hỗ trợ cho người dân vùng lũ về vốn, cây, con giống;

          - Thiết lập các kênh tiếp nhận và phân phối hàng hoá, nhu yếu phẩm cứu trợ cho người dân vũng lũ, đảm bảo hoạt động tập trung, thông suốt, kịp thời, hiệu quả;

          - Các địa phương, cơ sở nắm chắc tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra để có sự phân phối hàng hoá và nhu yếu phẩm cứu trợ sát đúng với thiệt hại của từng địa phương, đúng đối tượng, bảo đảm kịp thời, công bằng, khách quan, không để xảy ra sai sót, tránh lợi dụng hoặc sử dụng sai mục đích, phân phối không đúng đối tượng;

          - Cùng với công tác khắc phục hậu quả của mưa lũ, nhưng không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Tiếp tục nâng cao hơn nữa ý thức phòng, chống dịch bệnh của người dân, tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan chức năng để đẩy lùi dịch Covid-19./.

[Trở về]