THÔNG TIN T.HÌNH KT-XH
    Bản in     Gởi bài viết  
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 

Tháng 4/2023, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) cả nước và trong tỉnh vẫn còn không ít khó khăn nhưng với quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2023, tạo động lực thúc đẩy cho sự tăng trưởng của những năm tiếp theo, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành triển khai đồng bộ những giải pháp pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định đời sống Nhân dân. Bên cạnh đó, nhờ sự cố gắng, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, KT-XH tháng 4 năm 2023 của tỉnh đạt đã được những kết quả tích cực, cụ thể trên các lĩnh vực như sau:

I. KINH TẾ

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tháng 4/2023, thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Vụ Đông Xuân đảm bảo đúng tiến độ và gieo trồng cơ bản hết diện tích, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh trong hoạt động chăn nuôi được quan tâm, đàn lợn và đàn gia cầm phát triển ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng. Tình hình lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tăng cường, hoạt động lâm sinh tập trung vào việc chăm sóc rừng trồng. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển với thả nuôi mới và thu hoạch sản phẩm; hoạt động khai thác thuỷ sản được duy trì ổn định do thời tiết thuận lợi, sản lượng thuỷ sản tăng khá.

a. Nông nghiệp

- Trồng trọt

Sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân 2022 - 2023 chủ yếu tập trung vào việc chăm sóc, bón phân và thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa và cây hàng năm khác. Năm nay, điều kiện thời tiết nắng ấm tạo thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, việc gieo trồng các loại cây hàng năm vụ Đông Xuân thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo lịch thời vụ đề ra và cơ bản gieo trồng hết diện tích. Ước tính diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân năm nay thực hiện 54.635,6 ha, so với vụ Đông Xuân năm trước tăng 0,5%. Cụ thể như sau:

+ Cây lúa: Diện tích cây lúa thực hiện 29.383,4 ha, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể diện tích lúa của các địa phương: Đồng Hới 849,4 ha, giảm 2,3%; Ba Đồn 2.625,2 ha, giảm 0,3%; Minh Hóa 511,2 ha, tăng 1,0%; Tuyên Hóa 1.440,6 ha, giảm 0,2%; Quảng Trạch 3.467 ha, tăng 1,9%; Bố Trạch 5.150,4 ha, giảm 0,5% Quảng Ninh 5.181,9 ha, giảm 0,6%; Lệ Thủy 10.157,7 ha, giảm 0,3% so cùng kỳ năm trước.

Hiện nay lúa đang giai đoạn trà đầu, trà chính vụ đang giai đoạn chín sữa, chín sáp; trà muộn đang làm đồng. Tuy nhiên thời tiết nắng ấm, sáng sớm có sương mù rất thuận lợi cho một số sâu bệnh gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn.

+ Cây trồng khác: Diện tích gieo trồng các loại cây trồng khác như sau: Cây ngô và cây lương thực có hạt khác 4.107,8 ha, tăng 3,0%; cây lấy củ có chất bột 9.559,0 ha, tăng 0,3%; cây mía 160 ha, giảm 2,8%; cây thuốc lá, thuốc lào 0,3 ha; cây lấy sợi 0,5 ha; cây có hạt chứa dầu 3.751 ha, tăng 2,5%; cây rau, đậu và các loại hoa 4.913,6 ha, tăng 1,3%; cây hàng năm khác 2.760 ha, tăng 1,6% so với vụ Đông Xuân năm trước.

Hình 1. Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân 2023

Tình hình sâu, bệnh trên cây trồng:

Trên lúa: Chuột xuất hiện ở tất cả các địa phương trong tỉnh, tỷ lệ phổ biến 3-5%, nơi cao 15-20%. Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện ở Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Đồng Hới, Ba Đồn, Tuyên Hóa; mật độ phổ biến 3-5 con/m2, nơi cao 15-20 con/m2, cục bộ 70-100 con/m2, sâu tuổi 3,4 tập trung trên HG 12, Nhị Ưu 838, DV 108, Thiên Ưu 8, PC 6, giống C ưu đa hệ số 1. Rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại ở Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; mật độ phổ biến 150-300 con/m2, nơi cao 1.000-2.000 con/m2, cục bộ 4.000-6.000 con/ m2, rầy tuổi 2-3. Bệnh đạo ôn lá xuất hiện ở Tuyên Hóa, Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Trạch, Đồng Hới; tỷ lệ bệnh phổ biến 7-10%, nơi cao 15-20%, cấp bệnh 1-3, nơi cao cấp bệnh 5-7 trên giống J02, Nhị ưu 838, P6, TBR1. Bệnh khô vằn xuất hiện ở Lệ Thủy, Quảng Ninh, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, Ba Đồn, Minh Hóa; tỷ lệ bệnh phổ biến 7-10%, nơi cao 15-20%, cấp bệnh 1-3. Đốm sọc vi khuẩn tập trung chủ yếu ở huyện Quảng Trạch; tỷ lệ bệnh phổ biến 2-3%, nơi cao 5-7%, cấp bệnh 1-3. Bệnh đốm nâu tập trung chủ yếu ở huyện Bố Trạch; tỷ lệ bệnh phổ biến 5-7%, nơi cao 10-12%, cấp bệnh 1-3. Bệnh bạc lá tập trung chủ yếu ở huyện Quảng Ninh; tỷ lệ bệnh phổ biến 7-10%, nơi cao 15-20%, cấp bệnh cấp bệnh 1-3. Bệnh lúa von tập trung chủ yếu ở TX Ba Đồn; tỷ lệ bệnh phổ biến 3-5%, nơi cao 7-10%, cấp bệnh 1-3.

Trên sắn: Bệnh khảm xuất hiện ở Bố Trạch, Lệ Thủy, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Minh Hóa; tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, nơi cao 15-30%, cục bộ 70-100%.

Trên ngô: Sâu keo mùa thu xuất hiện ở Minh Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy; mật độ phổ biến 3-5 con/m2, nơi cao 7-10 con/m2, sâu tuổi 4-5. Bệnh khô vằn tập trung chủ yếu tại huyện Tuyên Hóa, tỷ lệ bệnh phổ biến 7-10%. Sâu đục bắp tập trung chủ yếu tại huyện Bố Trạch, mật độ phổ biến 2-3 con/m2, nơi cao 5-7 con/m2, sâu tuổi 4-5.

Trên lạc: Bệnh héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng xuất hiện ở Bố Trạch, Minh Hóa, Tuyên Hóa; tỷ lệ bệnh phổ biến 7-10%, cấp bệnh 1-3.

Trên rau: Sâu ăn lá xuất hiện ở Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch; mật độ phổ biến 3-5 con/m2, nơi cao 7-10 con/m2[1]

- Chăn nuôi

Trong tháng 4/2023, các hộ chăn nuôi tiếp tục tập trung tái đàn vật nuôi nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm ra thị trường với phương châm thận trọng, không ồ ạt trong điều kiện giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức khá cao. Chăn nuôi trâu, bò gặp khó khăn do chi phí thức ăn đang ở mức cao, giá thịt hơi giảm, tiêu thụ khó khăn nên các hộ hạn chế tái đàn. Đàn lợn phát triển ổn định và tăng trưởng khá. Đối với đàn gia cầm, nhu cầu đáp ứng nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm và phục vụ nhà hàng quán ăn đang tăng trở lại nên số lượng đàn gia cầm có xu hướng tăng.

Hình 2. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng quý I năm 2023

Ước tính sản lượng xuất chuồng một số sản phẩm chủ yếu tháng 4 là 6.695 tấn, so cùng kỳ năm trước tăng 0,5%. Cụ thể một số sản phẩm: Thịt trâu 140 tấn, giảm 4,1%; thịt bò 635 tấn, giảm 0,3%; thịt lợn 3.970 tấn, tăng 0,3%; thịt gia cầm 1.950 tấn, tăng 1,6% so cùng kỳ năm trước. Ước tính 4 tháng, sản lượng xuất chuồng một số sản phẩm chủ yếu đạt 31.036,0 tấn, so cùng kỳ năm trước tăng 3,8%. Cụ thể một số sản phẩm: Thịt trâu 725,5 tấn, tăng 1,8%; thịt bò 3.385 tấn, tăng 0,4%; thịt lợn 17.483,5 tấn, tăng 3,1%; thịt gia cầm 9.442 tấn, tăng 6,7% so cùng kỳ năm trước.

Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm:

Lũy kế từ ngày 01/01/2023 đến ngày 18/4/2023, dịch bệnh DTLCP xảy ra tại 05 hộ/4 thôn/4 xã/2 huyện (Quảng Trạch, Tuyên Hóa) làm 316 con lợn buộc tiêu hủy với trọng lượng là 15.125 kg. Hiện nay, còn xã Quảng Hưng có dịch chưa qua 21 ngày. Các loại dịch bệnh khác không xảy ra [2]. Hiện tại, ngành Thú y đang phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm để kịp thời cảnh báo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả và lập kế hoạch tiêm phòng vắc-xin định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm năm 2023. Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm nhằm đề phòng dịch bệnh lây lan; tiếp tục thực hiện xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; kiểm soát giết mổ tập trung nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

b. Lâm nghiệp

Hoạt động lâm nghiệp tháng 4 các địa phương chủ yếu tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; hoạt động lâm sinh tập trung vào việc chăm sóc rừng trồng tập trung. Hiện nay các hộ gia đình tiếp tục thực hiện công tác chăm sóc, trồng dặm, trồng bổ sung số diện tích năm trước.

Ước tính, sn lượng g khai thác t rng trng trong tháng 4 là 42.856 m3, tăng 2,8%; sản lượng gỗ khai thác 4 tháng ước tính 122.656 m3, tăng 2,0% so với cùng kỳ năm trước. Gỗ khai thác tăng chủ yếu từ rừng sản xuất, do một số diện tích rừng trồng đã đến kỳ khai thác, đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn.

Sản lượng củi khai thác tháng 4 ước tính đạt 24.200 ste, tăng 1,7%; cộng dồn 4 tháng ước tính 91.709 ste, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng củi khai thác chủ yếu ở đồng bào dân tộc các huyện vùng cao để sử dụng và bán tăng thêm thu nhập.

Trong 4 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra cháy rừng. Hiện nay, thời tiết đã bắt đầu vào mùa nắng, ngành Nông nghiệp đã xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, chỉ đạo các hạt Kiểm lâm đôn đốc chủ rừng đẩy nhanh công tác vệ sinh rừng, xử lý thực bì và chuẩn bị sẵn sàng triển khai các phương án phòng, chống cháy rừng năm 2023.

c. Thuỷ sản

Thời tiết các tháng đầu năm 2023 tương đối thuận lợi nên hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khá. Đặc biệt, khai thác hải sản xa bờ được mùa, sản lượng tăng khá so cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản tăng về quy mô diện tích, đa dạng hình thức nuôi nên sản lượng nuôi thu hoạch tăng so với cùng kỳ năm trước.

Uớc tính tháng 4, tổng sản lượng thủy sản thực hiện 9.973,7 tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Cá ước đạt 8.676,4 tấn, tăng 5,8%; tôm ước đạt 271,1 tấn, tăng 3,5%; thủy sản khác ước đạt 1.026,2 tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

Ước tính 4 tháng, tổng sản lượng thủy sản đạt 25.267,0 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Cá các loại 21.149,5 tấn, tăng 5,2%; tôm các loại 1.120,3 tấn, tăng 2,8%; thủy sản khác 2.997,2 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

Hình 3. Sản lượng thủy sản

- Khai thác

Tháng 4, thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác thuỷ sản, nhu cầu tiêu thụ hải sản tăng khi mùa du lịch đã bắt đầu khởi động, giá xăng, dầu duy trì ổn định nên ngư dân tích cực ra khơi bám biển. Nhờ đó, sản lượng khai thác thuỷ sản tháng 4 tăng khá so với cùng kỳ năm trước.

Ưc tính tháng 4, sn lượng khai thác thy sn đạt 9.074,3 tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất là cá khai thác được 7.933,0 tấn, tăng 6,0%; tôm ước đạt 133,4 tấn, tăng 5,0%; thủy sản khác ước đạt 1.007,9 tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng khai thác 4 tháng ước đạt 22.766,6 tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng chia theo nhóm sản phẩm: Cá các loại 19.315,7 tấn, tăng 5,5%; tôm các loại 519,9 tấn, tăng 4,0%; thuỷ sản khác 2.931,0 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình khai thác thủy sản phát triển ổn định, công tác kiểm tra đăng ký, đăng kiểm tàu cá và các điều kiện đảm bảo an toàn phương tiện được chú trọng; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ được ngành Nông nghiệp và các địa phương quan tâm.

- Nuôi trng

Tháng 4/2023, thuỷ sản nuôi trồng khá ổn định, thời tiết thuận lợi, không xảy ra mưa lũ, ít dịch bệnh, sản phẩm thu hoạch tăng cao. Đây là thời điểm bước vào vụ sản xuất của năm 2023, người dân ở các vùng nuôi cá, tôm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành xong công tác cải tạo ao hồ, kênh mương, vệ sinh môi trường vùng nuôi để tiến hành vụ sản xuất mới.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 4 ước đạt 899,4 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Sản lượng cá thu hoạch ước đạt 743,4 tấn, tăng 3,1%; tôm thu hoạch ước đạt 137,7 tấn, tăng 2,0%; thuỷ sản khác ước đạt 18,3 tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng nuôi trồng thu hoạch 4 tháng ước đạt 2.500,4 tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng chia theo nhóm sản phẩm: Cá các loại 1.833,8 tấn, tăng 3,0%; tôm các loại 600,4 tấn, tăng 1,9%; thủy sản khác 66,2 tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

Sản xuất giống nước ngọt, mặn, lợ, hiện nay đã bước vào vụ sản xuất mới, các trang trại cơ sở và doanh nghiệp đã tiến hành ươm giống sản xuất theo kế hoạch đề ra để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đạt yêu cầu. Ước tính 4 tháng, sản lượng con giống tôm thẻ ước khoảng 1.037,4 triệu con, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra còn một số con giống như: Cá trắm, cá chép, ba ba,... đang nuôi với quy mô nhỏ.

4. Công nghiệp

Tháng 4/2023 sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Một số ngành trong tháng 4 có mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước nhờ doanh nghiệp nhận thêm được các đơn hàng mới để sản xuất. Cụ thể: ngành chế biến thực phẩm (tăng 24,3%); sản xuất đồ uống (tăng 61,9%); sản xuất hóa chất (tăng 57,3%); sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (tăng 30,1%); ngành công nghiệp chế biến chế tạo khác (tăng 31,0%). Ngược lại, ngành sản xuất trang phục và ngành chế biến gỗ có mức giảm sâu do hoạt động xuất khẩu còn gặp khó khăn.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 4/2023 tăng 7,5% so với tháng trước và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 8,5%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 2,1%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,9%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 14,0%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hình 4. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp

Chỉ số sản xuất 4 tháng năm 2023 của một số ngành cấp 2 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất đồ uống tăng 38,8%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 35,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 31,2%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị tăng 25,5%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 18,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 25,8%. Một số ngành cấp 2 tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước: Khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 4,8%; khai khoáng khác tăng 2,7%; sản xuất trang phục giảm 6,5%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế) giảm 11,6%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 27,1%; khai thác quặng kim loại giảm 33,0%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất cộng dồn đến cuối tháng 4 năm 2023 so với cùng kỳ năm trước: Quặng titan đạt 16,7 nghìn tấn, giảm 33,0%; đá xây dựng đạt 1,0 triệu m3, giảm 3,5%; cao lanh đạt 25,3 nghìn tấn, tăng 33,2%; thủy hải sản chế biến các loại đạt 7,4 nghìn tấn, tăng 13,7%; tinh bột sắn đạt 3,1 nghìn tấn, tăng 84,9%; bia đóng chai đạt 588 nghìn lít, giảm 9,7%; nước khoáng đạt 377 nghìn lít, tăng 3,2%; áo quần các loại (trừ áo sơ mi người lớn) đạt 1.969 nghìn cái, giảm 27,8%; áo sơ mi đạt 3.730 nghìn cái, giảm 12,2%; dăm gỗ đạt 121,5 nghìn tấn, giảm 12,7%; ván ép từ gỗ đạt 10,2 nghìn m3, giảm 64,9%; cao su tổng hợp đạt 227 tấn, tăng 31,2%; kính cường lực đạt 930 tấn, tăng 13,7%; clinker thành phẩm đạt 914,7 nghìn tấn, giảm 2,6%; xi măng đạt 458,3 nghìn tấn, tăng 1,3%; thủy điện sản xuất đạt 10,5 triệu kwh, giảm 1,7%; điện gió đạt 205,1 triệu kwh, tăng 31,3%; điện thương phẩm đạt 314 triệu kwh, giảm 0,6%; nước máy thương phẩm đạt 4.207 nghìn m3, tăng 4,8%.

5. Vốn đầu tư

Tháng 4/2023, UBND tỉnh tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023. Trong tháng 4/2023, nhiều công trình, dự án chuyển tiếp được các đơn vị triển khai, chủ động đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhằm hoàn thành kế hoạch được giao. Bên cạnh đó, một số công trình, dự án mới được tỉnh giao vốn năm 2023, các chủ đầu tư cũng đang khẩn trương triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu dự án; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trong tháng 4/2023 ước tính đạt 381,7 tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 251,9 tỷ đồng, tăng 0,8%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 75,8 tỷ đồng, tăng 12,3%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 54,0 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý đạt 1.423,9 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 933,1 tỷ đồng, tăng 5,9%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 286,7 tỷ đồng, tăng 15,2%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 204,1 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

6. Thương mại, dịch vụ

a) Tổng mức bán lẻ hàng hoá

Tháng 4/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa tiếp tục tăng so với tháng trước, do trên địa bàn tỉnh thực hiện đồng bộ các biện pháp đổi mới phương thức, lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại vào các chương trình kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong tỉnh được đẩy mạnh, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng nhu yếu phẩm; bên cạnh đó trong tháng trùng với dịp Lễ lớn Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4, 01/5, khách du lịch tăng cao tác động đến tiêu dùng tăng.

Hình 5. Tổng mức bán lẻ hàng hóa

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 4/2023 ước tính đạt 3.898,6 tỷ đồng, tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 14,0% so với cùng kỳ. Các nhóm hàng đều tăng so với tháng trước và hầu hết đều tăng so với cùng kỳ; chỉ có nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng so với tháng trước nhưng giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước.  

Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 15.468,7 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ, trong đó nhóm lương thực, thực phẩm tăng 18,0%, đóng góp 6,9 điểm phần trăm trong tổng số tăng chung của tổng mức bán lẻ hàng hóa.

b) Lưu trú, ăn uống và du lịch

Tháng 4/2023, chuẩn bị cho kỳ nghỉ dài ngày của Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4, 01/5 cùng với điều kiện thời tiết thuận lợi hứa hẹn một mùa du lịch đầy sôi động. Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên, các homestay, farmstay, cơ sở lưu trú có cảnh quan đẹp, gần gũi với thiên nhiên đã chỉnh trang, nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ để phục vụ du khách. Trong dịp lễ lớn này tại Quảng Bình sẽ diễn ra các hoạt động Tuần lễ văn hoá du lịch thành phố Đồng Hới với nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút khách du lịch, như lễ hội đua thuyền, lễ hội đường phố, đồng thời cũng tổ chức nhiều hoạt động lễ hội tại Phong Nha - Kẻ Bàng,... Vì vậy doanh thu du lịch, lưu trú và ăn uống tháng này ước tính tăng cao so với tháng trước và so với cùng kỳ.

- Dịch vụ lưu trú:

Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 4/2023 ước tính đạt 38,9 tỷ đồng, tăng 22,5% so với tháng trước và tăng 28,5% so với cùng kỳ; 4 tháng năm 2023 đạt 132,9 tỷ đồng, tăng 77,0% so với cùng kỳ.

Số lượt khách lưu trú tháng 4/2023 ước tính đạt 124.483 lượt khách, tăng 25,8% so với tháng trước và tăng 43,8% so với cùng kỳ; 4 tháng năm 2023 đạt 418.365 lượt khách, tăng 85,6% so với cùng kỳ.

Số lượt khách quốc tế lưu trú tháng 4/2023 ước tính đạt 11.523 lượt khách, tăng 31,9% so với tháng trước và gấp 11,0 lần so với cùng kỳ; 4 tháng năm 2023 đạt 35.150 lượt khách, gấp 13,4 lần so với cùng kỳ.

Ngày khách tháng 4/2023 ước tính đạt 130.797 ngày khách, tăng 26,3% so với tháng trước và tăng 36,1% so với cùng kỳ; 4 tháng năm 2023 đạt 437.885 ngày khách, tăng 86,3% so với cùng kỳ.

Hình 6. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống

- Dịch vụ ăn uống:

Doanh thu dịch vụ ăn uống tháng 4/2023 ước tính đạt 308,4 tỷ đồng, tăng 15,5% so với tháng trước và tăng 23,3% so với cùng kỳ; 4 tháng năm 2023 đạt 1.129,9 tỷ đồng, tăng 34,1% so với cùng kỳ.

- Du lịch lữ hành:

Doanh thu hoạt động lữ hành tháng 4/2023 ước tính đạt 32,1 tỷ đồng, tăng 10,6% so với tháng trước và tăng 34,5% so với cùng kỳ; 4 tháng năm 2023 đạt 124,4 tỷ đồng, tăng 171,8% so với cùng kỳ.

Hình 7. Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành

Số lượt khách du lịch lữ hành tháng 4/2023 ước tính đạt 54.191 lượt khách, tăng 14,0% so với tháng trước và tăng 48,3% so với cùng kỳ; 4 tháng năm 2023 đạt 203.525 lượt khách, gấp 3,8 lần so với cùng kỳ.

Số lượt khách quốc tế lữ hành tháng 4/2023 ước tính đạt 10.035 lượt khách, tăng 35,5% so với tháng trước và tăng 9,6 lần so với cùng kỳ; 4 tháng năm 2023 đạt 29.869 lượt khách, gấp 12,3 lần so với cùng kỳ.

c) Dịch vụ khác

Cùng với ngành lưu trú ăn uống du lịch, các ngành dịch vụ khác cũng tăng trưởng mạnh như: Ngành dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ, ngành dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, doanh thu ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản giảm mạnh do giá cả chưa hạ nhiệt, cùng với việc siết chặt tín dụng vẫn đang tiếp diễn khiến thanh khoản thị trường giảm; điều này đã tác động mạnh đến tốc độ tăng chung của doanh thu hoạt động dịch vụ khác.

Ước tính doanh thu hoạt động dịch vụ khác tháng 4/2023 đạt 174,7 tỷ đồng, tăng 0,8% so với tháng trước và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Hầu hết các nhóm ngành đều tăng nhẹ so với tháng trước và tăng mạnh so với cùng kỳ, chỉ có nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 0,7% so với tháng trước và giảm 41,3% so với cùng kỳ.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, doanh thu dịch vụ khác đạt 694,5 tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ. Trong đó nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản giảm mạnh (-39,5%), làm giảm 7,6 điểm phần trăm trong tổng số giảm chung của dịch vụ khác.

d) Hoạt động vận tải

Hoạt động vận tải tháng 4/2023 có nhiều ngày nghỉ như Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30/4 và 01/5 kéo dài 05 ngày nên nhu cầu đi lại của người dân tăng khá so với tháng trước. Bên cạnh đó, trong tháng có nhiều công trình xây dựng và nhà dân bắt đầu thi công, do đó khối lượng vận chuyển hàng hoá cũng tăng so với tháng trước. Ước tính doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 4/2023 đạt 413,7 tỷ đồng, tăng 5,6% so với tháng trước và tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 4 tháng đầu năm 2023 doanh thu vận tải, kho bãi đạt 1.724,3 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vận tải hành khách đạt 295,9 tỷ đồng, tăng 21,8%; vận tải hàng hóa đạt 1.279,6 tỷ đồng, tăng 17,6%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 148,8 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hình 8. Doanh thu hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải

Tổng số hành khách vận chuyển ước tính tháng 4/2023 đạt 2,5 triệu hành khách, tăng 8,9% so với tháng trước và tăng 6,7% so với cùng kỳ; 4 tháng năm 2023 đạt 11,4 triệu hành khách, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số hành khách luân chuyển tháng 4/2023 ước tính đạt 110,1 triệu lượt hành khách.km, tăng 9,2% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 4 tháng năm 2023 đạt 512,8 triệu lượt hành khách.km, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển ước tính tháng 4/2023 đạt 2,3 triệu tấn, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 0,5% so với cùng kỳ; 4 tháng năm 2023 đạt 9,9 triệu tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính tháng 4/2023 đạt 234,4 triệu tấn.km, tăng 6,8% so với tháng trước và tăng 48,1% so với cùng kỳ; tính chung 4 tháng năm 2023 đạt 821,6 triệu tấn.km, tăng 24,0% so với cùng kỳ năm trước.

đ) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tỉnh Quảng Bình tháng 4 giảm 0,09% so với tháng trước, tăng 6,31% so với kỳ gốc 2019, giảm 0,48% so cùng kỳ năm trước và tăng 0,58% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước giảm 0,02% (trong đó: nhóm hàng hóa tăng 0,13%; nhóm dịch vụ giảm 0,30%).

So với tháng trước, CPI tháng 4 năm 2023 giảm 0,09%, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 04 nhóm giảm, 04 nhóm tăng và 03 nhóm không đổi so với tháng trước, cụ thể như sau: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,25%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,80%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,05%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác giảm 0,08%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,01%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,09%; nhóm giao thông tăng 0,42%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,35%, các nhóm: Nhóm giáo dục; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số không đổi so với tháng trước.

Nguyên nhân làm giảm CPI so với tháng trước: Giá gas được điều chỉnh giảm mạnh so với tháng trước, cụ thể bình gas Pertrolimex 12kg có giá 414.000đ/bình, giảm 63.000đ/bình làm giá gas giảm 13,21% so với tháng 03/2023; Giá nhóm vật liệu xây dựng nhà ở chính giảm 0,07% so với tháng trước (cụ thể là nhóm thép giảm do giá phôi thép giảm); Các loại rau củ quả do thời tiết thuận lợi, được mùa nên giá giảm so với tháng trước; Giá nhóm thực phẩm giảm 0,34% so với tháng trước do nguồn cung dồi dào.

Chỉ số giá vàng 99,99%

Giá vàng trong tỉnh biến động theo giá vàng trong nước, bình quân tháng 4/2023 giá vàng tăng 3,35% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 5,51 triệu đồng/chỉ, tăng 42,86% so với kỳ gốc 2019, giảm 0,34% so cùng kỳ năm trước và tăng 4,05% so với tháng 12 năm trước; bình quân 4 tháng đầu năm tăng 0,17% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá đô la Mỹ (USD)

Đô la Mỹ (USD) tháng 4/2023 có giá bình quân 23.338 đồng/USD, giảm 1,07% so với tháng trước, tăng 1,04% so với kỳ gốc 2019, tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước và giảm 2,86% so với tháng 12 năm trước; bình quân 4 tháng đầu năm tăng 3,59% so với cùng kỳ.

7. Thu ngân sách Nhà nước, ngân hàng

a) Thu ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách trên địa bàn 4 tháng năm 2023 ước tính thực hiện 1.685,8 tỷ đồng, đạt 27,4% dự toán Trung ương giao, đạt 24,1% dự toán địa phương và bằng 56,8% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa thực hiện 1.605,8 tỷ đồng, đạt 27,3% dự toán Trung ương giao, đạt 24,7% dự toán địa phương và bằng 55,8% so với cùng kỳ; thu thuế xuất nhập khẩu thực hiện 80 tỷ đồng, đạt 30,2% dự toán Trung ương giao, đạt 16,0% dự toán địa phương bằng 90,5% so với cùng kỳ năm trước. Thu nội địa 4 tháng đầu năm, nếu trừ thu tiền sử dụng đất đạt 888,1 tỷ đồng, đạt 26,2% dự toán Trung ương, đạt 25,4% dự toán địa phương và bằng 94,5% so với cùng kỳ.

Trong tổng số thu cân đối ngân sách 4 tháng năm 2023, có 4/17 khoản thu đạt tiến độ (33,4%) so với dự toán năm của tỉnh là thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa phương; thu ngoài quốc doanh; thu xổ số kiến thiết, thu khác ngân sách. Còn lại 13 khoản chưa đạt tiến độ của dự toán năm. So với cùng kỳ năm 2022, có 7/17 khoản thu tăng, đó là thu từ doanh nghiệp Nhà nước Trung ương; thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa phương; thu ngoài quốc doanh; thu phí và lệ phí; thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thu xổ số kiến thiết; thu khác Ngân sách và thu hoa lợi công sản. Còn lại 10 khoản đều giảm.

b) Ngân hàng

Các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, cấp tín dụng hướng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023 như Nghị quyết 11 đã đề ra; đồng thời triển khai thực hiện các chỉ đạo, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước về công tác huy động vốn, cho vay phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Hoạt động huy động vốn: Đến ngày 31/3/2023, tổng nguồn vốn huy động đạt 57.838 tỷ đồng, tăng 3,6% so với đầu năm. Ước tính đến ngày 30/4/2023, tổng nguồn vốn huy động đạt 57.220 tỷ đồng, giảm 1,1% so với tháng trước và tăng 2,% so với đầu năm.

- Hoạt động tín dụng: Đến ngày 31/3/2023, tổng dư nợ cho vay đạt 80.377 tỷ đồng, tăng 1,95% so với đầu năm. Ước tính đến ngày 30/4/2023, tổng dư nợ đạt 80.692 tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm và tăng 0,4% so với tháng trước.

Hoạt động thanh toán trên địa bàn diễn ra an toàn, hiệu quả, thông suốt; hệ thống ATM, POS tiếp tục hoạt động ổn định, được các ngân hàng quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được vận hành ổn định, thông suốt; tình hình thanh khoản của các TCTD đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thanh toán. Đến 31/3/2023, toàn tỉnh có 116 ATM, 1.270 POS và 681.199 thẻ ATM (trong đó có 443.478 thẻ ATM đạt tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa) [3].

II. XÃ HỘI

1. Y tế

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong tháng 3/2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 13 trường hợp sốt xuất huyết Dengue; 01 trường hợp Tay - chân - miệng; 03 trường hợp lao phổi; 01 trường hợp Viêm gan vi rút B; 569 trường hợp cúm; 01 trường hợp lỵ amít; 109 trường hợp thủy đậu; 150 trường hợp tiêu chảy; 01 trường hợp viêm gan virut khác; 01 trường hợp bệnh không thuộc danh mục. Luỹ kế từ đầu năm đến ngày 30/3/2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã xảy ra 93 trường hợp sốt xuất huyết Dengue; 03 trường hợp Tay - chân - miệng; 15 trường hợp lao phổi; 02 trường hợp sốt rét; 02 trường hợp viêm gan vi rút B; 1641 trường hợp cúm; 01 trường hợp lỵ amít; 02 trường hợp lỵ trực tràng; 02 trường hợp quai bị; 134 trường hợp thủy đậu; 427 trường hợp tiêu chảy; 06 trường hợp viêm gan virut khác; 23 trường hợp bệnh không thuộc danh mục. Các trường hợp kể trên đều được phát hiện và điều trị kịp thời nên đến nay chưa có tử vong xảy ra.

Dịch COVID-19 có xu hướng tăng trở lại từ đầu tháng 4 đến nay, trước diễn biến mới của dịch, ngày 14/4/2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 674/UBND-NCVX về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong đó giao Sở Y tế chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng các phương án để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Tăng cường chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

Theo báo cáo của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, tính đến thời điểm 6h00 ngày 18/4/2023, toàn tỉnh có 2.047.881 liều vắc xin đã được tiêm, trong đó 675.363 người đã tiêm 2 mũi; 151.727 người đã tiêm mũi bổ sung; 407.642 người đã tiêm mũi nhắc lại 1 (mũi 3); 93.317 người đã tiêm mũi nhắc lại 2 (mũi 4). Số ca mắc Covid-19 cộng dồn từ đầu năm đến 06h00 ngày 18/4/2023 là 56 ca. Số ca tử vong cộng dồn: 0.

Tình hình sốt rét toàn tỉnh trong tháng 3/2023, tổng số lượt người điều trị sốt rét là 24 lượt người; số bệnh nhân sốt rét được điều trị khỏi bệnh 01 người; trong đó không có bệnh nhân sốt rét ác tính và không có bệnh nhân tử vong do sốt rét; tiến hành xét nghiệm lam và test cho 2.872 lượt người, tỷ lệ ký sinh trùng/lam và test là 0,03%. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 3/2023, tổng số lượt người điều trị sốt rét là 57 lượt người, đã điều trị khỏi bệnh là 2 người, trong đó không có bệnh nhân sốt rét ác tính và không có bệnh nhân tử vong do sốt rét; tiến hành xét nghiệm lam và test cho 6.828 lượt người, tỷ lệ ký sinh trùng/lam và test là 0,03%.

Tháng 3/2023, trên địa bàn tỉnh phát hiện 2 người nhiễm mới HIV, 01 người tử vong. Tính đến ngày 28/3/2023, lũy tích nội tỉnh số người nhiễm HIV là 475 người; số bệnh nhân AIDS là 408 người; số bệnh nhân tử vong là 141 người. Hiện tại, Sở Y tế tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, khám, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, hướng dẫn các hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV, nhằm hạn chế sự lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng [4].

Sở Y tế đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, giết mổ, chế biến thực phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Nhờ đó, từ đầu năm đến cuối tháng 3 năm 2023 toàn tỉnh chỉ xảy ra 35 ca ngộ độc thực phẩm nhỏ lẻ.

2. Giáo dục, đào tạo

Trong tháng 4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 596/QĐ-UBND công nhận huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ năm 2022. Theo đó, 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, xoá mù chữ mức độ 2.

Sở GDĐT đã tổ chức hội nghị giữa học kỳ II nhằm đánh giá kết quả hoạt động của toàn Ngành đến giữa học kì II và bàn giải pháp triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2022-2023. Đồng thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn các cấp học, đôn đốc các cơ sở giáo dục bám sát kế hoạch năm học để triển khai chương trình học kỳ II năm học 2022 - 2023 đảm bảo tiến độ và chất lượng. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 709/QĐ-UBND ngày 04/4/2023 Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 6 phổ thông dân tộc nội trú THCS năm học 2023 - 2024; Công văn số 577/UBND-NCVX ngày 04/4/2023 về việc bổ sung chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở GDPT thực hiện Chương trình GDPT 2018 trên địa bàn tỉnh. Trình UBND tỉnh giao chỉ tiêu phát triển lớp, học sinh các trường THPT, THCS và THPT công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm học 2023 - 2024.

Hội thi giáo viên chủ nghiệm lớp giỏi THCS cấp tỉnh với 47 giáo viên đến từ 08 phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố và 02 trường THCS và THPT tham gia. Kết quả có 47 giáo viên được công nhận danh hiệu giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh; trong đó có 23 giáo viên đoạt giải với 03 giải Nhất, 05 giải Nhì, 05 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2022 - 2023 và chọn đội dự tuyển dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2023 - 2024 đã diễn ra từ ngày 03/4 đến ngày 05/4/2023 tại 2 Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp và Trường THPT Phan Đình Phùng. Sở GDĐT đã hoàn thành chấm thi, công bố điểm thi và chấm phúc khảo.

Hội thi thể thao học sinh cấp tỉnh năm hoc 2022 - 2023 được tổ chức từ ngày 12 - 14/04/2023. Tham gia Hội thi có 1040 vận động viên là học sinh các cấp tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh với 02 nội dung thi: điền kinh và bơi lội. Kết quả: Trong tổng số 1040 vận động viên tham gia thi đấu, Ban Tổ chức quyết định trao 379 Huy chương (94 Huy chương Vàng, 96 Huy chương Bạc và 189 Huy chương Đồng) cho các cá nhân đạt thành tích cao và tặng cờ cho các đơn vị đoạt giải Nhất, Nhì, Ba toàn đoàn khối phòng GDĐT, khối trường THPT.

Cuộc thi “Nói tiếng Anh với sơ đồ tư duy cho học sinh tiểu học” cấp tỉnh năm học 2022 - 2023, với sự tham gia của 40 học sinh (học sinh từ lớp 3 đến lớp 5) đến từ 8 đội thi/8 phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Kết quả: có 08 giải đồng đội (01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 02 giải Khuyến khích), 08 giải cá nhân cho phần thi thuyết trình (01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 02 giải Khuyến khích).

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2022 - 2023 diễn ra tại thành phố Hạ Long với 02 dự án thuộc Trường THCS Hoa Thủy và Trường THCS Tân Hóa. Kết quả Quảng Bình đạt 2 giải triển vọng. Hội thảo Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Phối hợp với Sở thông tin và truyền thông tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023. Hướng dẫn tham gia Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi "Vì môi trường tương lai" lần thứ 4; đã giới thiệu 01 tập thể xét tặng giải thưởng Vừ A Dính gửi Bộ GDĐT (Trường THCS Tân Hoá, Minh Hoá) [5].

3. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao

Trọng tâm của hoạt động văn hóa trong tháng 4 là các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, của quê hương, đất nước như ngày Giổ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch, 48 năm ngày Giải phóng Miền nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, tham dự Hội thảo cấp quốc gia (trực tuyến tại điểm cầu Quảng Bình); tổ chức triển lãm ảnh, sách; chủ trì phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình tổ chức toạ đàm kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam. Tham mưu UBND tỉnh chủ trương kết nối xây dựng hồ sơ xuyên biên giới giữa Vườn quốc gia Hin Namno của Lào với Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của Việt Nam, trình UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Triển khai lập hồ sơ khoa học trình UBND tỉnh xét đề nghị Bộ VHTTDL đưa Hát ru Cảnh Dương; Hát Kiều trên địa bàn tỉnh vào Danh mục Văn hóa phi vật thể quốc gia. Hướng dẫn, chỉ đạo BCĐ các huyện, thị xã, thành phố triển khai phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa năm 2023; hướng dẫn chỉ đạo xây dựng tiêu chí số 6, 16 về văn hóa trên địa bàn; tổ chức làm việc với xã Ngư Thủy Bắc nhằm hướng dẫn, giúp đỡ xây dựng các tiêu chí đạt chuẩn năm 2023. Trong tháng có 01 Di tích lịch sử được xếp hạng di tích cấp tỉnh (trận đánh lịch sử trên sông Gianh ngày 28/4/1965 tại xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn); hoàn thiện hồ sơ di tích đình Xuân Lai, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy để triển khai Hội nghị bảo vệ hồ sơ di tích; khảo sát thực địa di tích nhà thờ họ Tạ, xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn.

Tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 như: Trưng bày Sách tuyên truyền Kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023) và 137 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2023) với hơn 500 bản sách; phối hợp với phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố tổ chức "Ngày hội đọc sách" tại 08 điểm trường; tổ chức "Ngày hội Văn hóa đọc" tại Thư viện tỉnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trực quan về vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách; tiếp tục phối hợp với phòng Công tác Đảng và công tác chính trị Công an tỉnh tổ chức Chương trình “Sách đến với các xã vùng biên giới”, phục vụ nhân dân tại xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa. Bên cạnh đó, Thư viện tỉnh đã xử lý kỹ thuật 756 bản sách; nhập CSDL 252 biểu ghi, tiếp nhận 103 bản sách bổ sung và biếu tặng; chấm chọn sách bổ sung; cấp, đổi 205 thẻ bạn đọc.

Đoàn Nghệ thuật truyền thống biu din ti các huyn Tuyên Hóa và Bố Trạch; biu din phục vụ Tọa đàm 80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam của Hi Văn học - Nghệ thuật; biểu diễn tại Trường quay Đài Truyền hình Quảng Bình về tọa đàm 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam.

Thể thao phong trào nổi bật như: Tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Quảng Bình năm 2023. Phối hợp các sở ngành, địa phương tổ chức nhiều hội thao, hội thi như: Hội thao Ngành Công an; giải Bóng đá Nam thanh niên của Tỉnh đoàn; Hội thao học sinh của ngành GDĐT; phối hợp đón, tiễn đoàn đua xe đạp tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 “Non sông liền một dải - Niềm tin chiến thắng”.

Thể thao thành tích cao đã tham gia thi đấu và đạt được một số kết quả cao như: tham gia thi đấu giải vô địch quốc gia Bơi, Lặn bể 25m tại Thừa Thiên Huế, kết quả đạt 01 HCB, 01 HCĐ; tham gia thi đấu giải Marathon và cự ly dài Giải “Báo Tiền Phong” lần thứ 64 tại tỉnh Lai Châu, kết quả: đạt 01 HCĐ; tham gia thi đấu giải vô địch Bi sắt đồng đội quốc gia năm 2023 tại Vũng Tàu đạt 02 HCĐ và Liên đoàn Karate tỉnh tham gia thi đấu giải Miền Trung - Tây nguyên đạt 14 HC các loại, trong đó 02 HCV, 09 HCB, 03 HCĐ. Tổng số huy chương thể thao thành tích cao tỉnh Quảng Bình đạt được là 106 HC các loại [6].

4. Tình hình trật tự an toàn xã hội                                 

Theo báo cáo của Công an tỉnh, trong tháng (từ 14/3/2023 - 14/4/2023), trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 vụ tai nạn giao thông, tăng 4 vụ so với tháng trước, giảm 01 vụ so với cùng kỳ năm 2022; trong đó tai nạn giao thông đường bộ 7 vụ, tai nạn giao thông đường sắt và đường thủy không xảy ra. Số người chết do tai nạn giao thông 3 người, tăng 2 người so với tháng trước, giảm 01 người so với cùng kỳ năm 2022. Số người bị thương do tai nạn giao thông 7 người, tăng 4 người so với tháng trước, giảm 01 người so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế 4 tháng năm 2023, toàn tỉnh đã xảy ra 26 vụ tai nạn giao thông, giảm 06 vụ so với cùng kỳ năm 2022, trong đó đường bộ 25 vụ, giảm 07 vụ so với cùng kỳ; đường sắt 01 vụ tăng 01 vụ so với cùng kỳ, đường thủy không xảy ra, bằng cùng kỳ. Số người chết do tai nạn giao thông 15 người, giảm 05 người so với cùng kỳ; trong đó đường bộ chết 14 người, giảm 06 người so với cùng kỳ; đường sắt 01 người tăng 01 người so với cùng kỳ, đường thủy không xảy ra, bằng cùng kỳ. Số người bị thương do tai nạn giao thông 24 người, tăng 01 người so với cùng kỳ, trong đó đường bộ bị thương 24 người, tăng 01 người so với cùng kỳ; đường sắt, đường thủy không xảy ra, bằng cùng kỳ năm 2022.

Theo báo cáo của Công an tỉnh, trong tháng 4 trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy nào; bằng tháng trước và bằng cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 4 tháng năm 2023, toàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ cháy với giá trị thiệt hại tạm ước tính 532,5 triệu đồng; so với cùng kỳ năm 2022, số vụ cháy tăng 02 vụ, giá trị thiệt hại tạm ước giảm 985,5 triệu đồng.

Hình 9. Tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh

5. Tình hình nổi bật khác về xã hội

Các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá, xã hội đa dạng và phong phú. Tích cực đẩy mạnh tuyên truyền các sự kiện chính trị của địa phương. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao. Tiếp tục tổ chức thành công các hoạt động kích cầu du lịch nhằm thu hút khách tham quan, góp phần quảng bá, thúc đẩy du lịch, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử tốt đẹp của Nhân dân. Tăng cường quản lý, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được chú trọng, đẩy mạnh, đặc biệt là công tác phòng chống dịch COVID chủng mới được theo dõi, chỉ đạo kịp thời; chính sách an sinh xã hội được quan tâm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tình hình đời sống của người dân cũng như cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động trong tháng 4 ổn định và từng bước được nâng lên. Các chế độ tiền lương, chính sách đối với đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động luôn được đảm bảo./.

 

[1] Nguồn: Báo cáo số 163/BC-TTBVTV ngày 20/4/2023 của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Sở NNPTNT 

[2] Nguồn: Báo cáo số 186/BC-CNTY ngày 21/4/2023 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y

[3] Nguồn: Báo cáo số 288/BC-QUB ngày 20/4/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình

[4] Nguồn: Báo cáo số 453/BC-KSBT ngày 16/4/2023 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế Quảng Bình

[5] Nguồn: Báo cáo số 109/BC-SGDĐT ngày 18/4/2023 của Sở GDĐT Quảng Bình

[6] Nguồn: Báo cáo số 618/BC-SVHTT ngày 21/4/2023 của Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình

[Trở về]