THÔNG TIN T.HÌNH KT-XH
    Bản in     Gởi bài viết  
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021 tỉnh Quảng Bình 

          I. KINH TẾ

          1. Nông nghiệp

          a. Trồng trọt

          Kết thúc vụ Đông Xuân, bà con nông dân ở các địa phương đã tập trung nhân lực, phương tiện máy móc triển khai sản xuất vụ Hè Thu để đảm bảo gieo trồng đúng lịch thời vụ. Mặc dù điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, tuy nhiên, nhờ có dự báo và chuẩn bị trước tình hình nên chính quyền các cấp và các ngành chức năng đã chủ động triển khai tốt các giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất nên nguồn nước cơ bản đáp ứng phục vụ gieo trồng cây hàng năm vụ Hè Thu. Tính đến 15/7/2021, diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện 34.769 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước.

          Ước tính đến 30/7/2021, diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Hè Thu đạt 35.126 ha, tăng 2,6% so với vụ Hè Thu năm trước.

          - Cây lúa: Diện tích thực hiện 23.711,8 ha, tăng 3,1% so với vụ Hè Thu năm trước. Trong đó: Lúa tái sinh 8.260 ha, giảm 0,5%; lúa gieo cấy 15.451,8 ha, tăng 5,2%. Diện tích lúa Hè Thu gieo cấy tăng nhờ hệ thống thủy lợi tưới tiêu nước hiệu quả, đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ cho nhu cầu gieo cấy. Bên cạnh những giống lúa phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, có khả năng chống chịu sâu bệnh và cho năng suất khá như: ST24, Phong Nha 99, QS447, DV108,... các địa phương tập trung chỉ đạo ưu tiên đưa bộ giống lúa ngắn ngày và cực ngắn với các giống lúa chủ lực như: PC6, HN6, HT1, KD18,… vào sản xuất, hạn chế gieo cấy các loại giống có thời gian sinh trưởng trên 90 ngày để đảm bảo thu hoạch xong trước mùa mưa bão.

          Diện tích lúa Hè Thu của các địa phương: Thành phố Đồng Hới 812,2 ha, tăng 1%; thị xã Ba Đồn 2.137,5 ha, giảm 3,4%; huyện Minh Hóa 443,4 ha, giảm 1,2%, huyện Tuyên Hóa 1.058 ha, giảm 10%; huyện Quảng Trạch 3.400 ha, bằng năm trước; huyện Bố Trạch 2.603,7 ha, tăng 9,2%; huyện Quảng Ninh 3.600 ha, tăng 2%; huyện Lệ Thủy 9.657 ha, tăng 3,7% so với vụ Hè Thu năm trước. Các địa phương đã thực hiện chuyển đổi 144 ha đất trồng lúa sang trồng ngô, đậu, vừng, dưa hấu, mướp đắng, khoai lang và rau các loại.

          Hiện tại, các địa phương đang triển khai công tác chăm sóc lúa Hè Thu gieo cấy, đồng thời triển khai thu hoạch lúa tái sinh chín sớm. Dự kiến đến cuối tháng 7 sẽ thu hoạch xong 8.260 ha lúa tái sinh. Ước tính năng suất lúa tái sinh năm nay đạt thấp hơn so với năm trước.

          - Cây trồng khác: Các địa phương đang tích cực đẩy nhanh tiến độ gieo trồng một số cây hàng năm khác. Cụ thể một số cây trồng chính: Cây ngô 510 ha, tăng 1,2%; cây khoai lang 540 ha, tăng 4,3%; cây sắn 6.280,7 ha, tăng 0,2%; cây lạc 475 ha, tăng 4,5%; cây rau, đậu các loại 2.430 ha, tăng 4,7% so với vụ Hè Thu năm trước.

          Với quyết tâm “Phát huy kết quả khả quan từ vụ Đông Xuân, phấn đấu sản xuất vụ Hè Thu thắng lợi”, các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng; thường xuyên kiểm tra, khắc phục kịp thời các tuyến kênh mương hư hỏng, xuống cấp, tận dụng tối đa nguồn nước, bảo đảm nước tưới đủ cả mùa vụ, giúp cây trồng phát triển ổn định.

          Tình hình sâu bệnh hại cây trồng và chuột hại lúa đã xuất hiện ở nhiều địa phương. Trên cây lúa, các đối tượng gây hại chủ yếu là chuột, ốc bươu vàng, rầy lưng trắng, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn. Trên cây rau xuất hiện các loại sâu ăn lá, tập trung chủ yếu ở các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy; mật độ sâu phổ biến 3 - 5 con/m2, nơi cao 7 - 10 con/m2. Trên cây ngô xuất hiện sâu ăn lá, tập trung chủ yếu ở huyện Minh Hóa; mật độ sâu phổ biến 2 - 3 con/m2, nơi cao 5 - 7 con/m2. Các địa phương đang chủ động, tích cực triển khai công tác phòng, chống nên mức độ ảnh hưởng chưa đáng kể.

          b. Chăn nuôi

         Từ đầu năm đến nay, sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát mạnh nên tiêu thụ sản phẩm bị ảnh hưởng và dịch bệnh gia súc xảy ra ở hầu hết các địa phương làm tác động đến tổng đàn. Bên cạnh đó, trong những tháng gần đây giá thịt hơi giảm, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nên người chăn nuôi hạn chế tái đàn. Do vậy, hầu hết số lượng đàn gia súc, gia cầm giảm so với cùng kỳ năm trước.

          Giá thịt lợn hơi sau đà tăng cao trong những tháng đầu năm, gần đây có dấu hiệu giảm xuống, cùng với diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, tâm lý sợ rủi ro nên các hộ nuôi tái đàn khá chậm, đặc biệt những hộ nuôi quy mô số lượng lớn hiện nay đã giảm tổng đàn. Chăn nuôi gia cầm cũng gặp nhiều khó khăn, tuy không có dịch bệnh lớn xảy ra nhưng do giá thức ăn tăng cao, thị trường tiêu thụ khó khăn, giá thịt gia cầm giảm nên các hộ nuôi hạn chế tái đàn, tổng đàn giảm mạnh.

         Ước tính sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 7 năm 2021: Thịt trâu 107 tấn, giảm 4,5%; thịt bò 830 tấn, tăng 23,7% (sản lượng thịt bò xuất chuồng tăng cao là do đàn bò của Công ty TNHH chăn nuôi Hoà Phát Quảng Bình chăn nuôi khép kín nên không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh viêm da nổi cục); thịt lợn 2.380 tấn, giảm 1,3%; thịt gia cầm 1.690 tấn, giảm 2,3%; riêng thịt gà 1.340 tấn, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước.

         Ước tính sản lượng thịt hơi xuất chuồng 7 tháng: Thịt trâu 1.267 tấn, giảm 4,5%; thịt bò 5.388 tấn, tăng 13,4%; thịt lợn 24.046 tấn, giảm 3,6%; thịt gia cầm 14.149 tấn, tăng 5,4%, riêng thịt gà 10.820 tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ.

         Tình hình dịch bệnh: Đến nay dịch bệnh viêm da nổi cục cơ bản được khống chế, mức độ lây lan và gia súc chết do bệnh giảm. Tuy nhiên, dịch tả lợn châu Phi có diễn biến phức tạp, trong tháng 7 đã xuất hiện ổ dịch mới (xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch; xã Phú Thủy và xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy) và ổ dịch cũ tái phát sau khi đã qua 21 ngày (xã Quảng Phương và xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch; xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa).

          Lũy kế từ ngày 01/01/2021 đến ngày 20/7/2021, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra ở 224 hộ/74 thôn/37 xã/8 huyện, thị, thành phố; trong đó có 29 xã đã qua 21 ngày, còn 8 xã/5 huyện, thị xã chưa qua 21 ngày. Lũy kế từ ngày 08/02/2021 đến ngày 20/7/2021, dịch bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện 6.217 hộ/683 thôn/125 xã/8 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có 15 xã, phường/5 huyện, thị xã, thành phố (Quảng Ninh, Đồng Hới, Ba Đồn, Minh Hóa, Bố Trạch) đã qua 21 ngày.

          Để kịp thời phòng, chống dịch bệnh, ngành Thú y đang kết hợp với các ngành liên quan triển khai công tác rà soát, nắm tình hình và lập kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm; hướng dẫn các giải pháp phòng dịch; đẩy mạnh công tác kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm nhằm khống chế dịch lây lan, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin dịch bệnh cho người dân và thực hiện các giải pháp khác,...

          2. Lâm nghiệp

         Ước tính sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tháng 7 đạt 55.000 m3; lũy kế 7 tháng thực hiện 260.000 m3, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng củi khai thác tháng 7 đạt 55.500 ste; lũy kế 7 tháng thực hiện 189.000 ste, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

          Công tác chăm sóc rừng trồng được thực hiện theo kế hoạch. Trong tháng 7, do thời tiết nắng nóng nên không triển khai công tác trồng rừng. Diện tích rừng tập trung trồng mới 7 tháng thực hiện 3.521,9 ha, tăng 12% so với cùng kỳ.

          Công tác bảo vệ rừng được các cấp, các ngành quan tâm. Triển khai kịp thời công tác tuyên truyền về ý thức bảo vệ rừng cho người dân vùng có rừng; tổ chức tập huấn công tác phòng, chống cháy rừng cho các chủ rừng; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phá rừng trái phép.

         Tính đến 15/7/2021, trên địa bàn tỉnh xảy ra 04 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại 22,1 ha rừng trồng (01 vụ ở xã Hải Ninh, Quảng Ninh thiệt hại 1,4 ha; 02 vụ ở xã Ngư Thủy Bắc, Lệ Thủy thiệt hại 20,2 ha và 01 vụ ở Xuân Trạch, Bố Trạch thiệt hại 0,5 ha). Tình hình nắng nóng còn diễn biến khá phức tạp, khả năng cháy rừng rất cao, lãnh đạo các cấp địa phương đang tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai diễn tập công tác chữa cháy nhằm hạn chế tối đa số vụ cháy và thiệt hại trong những tháng nắng nóng tiếp theo.

          3. Thuỷ sản

         Tuy thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất thủy sản nhưng do dịch Covid-19 trên cả nước diễn biến hết sức phức tạp, khó lường nên thị trường tiêu thụ sụt giảm,... do đó ngư dân có xu hướng giảm khai thác thủy sản, theo đó sản lượng thủy sản tháng 7 giảm so với cùng kỳ năm trước. Ước tính sản lượng thủy sản tháng 7 đạt 9.737 tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,4% so với tháng trước. Sản lượng thủy sản 7 tháng năm 2021 đạt 52.119,5 tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,8%.

          a. Khai thác

         Ước tính sản lượng khai thác thủy sản tháng 7 đạt 7.652 tấn, giảm 3,5%; 7 tháng đạt 45.771 tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng khai thác 7 tháng chia theo ngư trường: Khai thác biển 43.531 tấn, tăng 6%; khai thác nội địa 2.240 tấn, tăng 2,7%. Sản lượng khai thác 7 tháng chia theo nhóm sản phẩm: Cá các loại 39.443 tấn, tăng 6,2%; tôm các loại 929 tấn, tăng 3,7%; thủy sản khác 5.399 tấn, tăng 3,6%.

          b. Nuôi trng

         Các hộ nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã đầu tư mở rộng diện tích, tăng năng suất theo hướng thâm canh như nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá lồng, bè, nuôi cá trong ruộng lúa,... Diện tích nuôi cá đến nay đạt 5.135 ha, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.

          Sản lượng nuôi trồng thu hoạch 7 tháng của một số địa phương tăng khá so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt trong tháng 7 một số địa phương đến thời kỳ thu hoạch tôm nên sản lượng tăng cao hơn.

          Ước tính sản lượng thuỷ sản thu hoạch tháng 7 đạt 2.085 tấn, tăng 2,5%; 7 tháng đạt 6.348,5 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Cá các loại 2.479 tấn, tăng 3%; tôm các loại 3.846 tấn, tăng 8%; thủy sản khác 23,5 tấn, tăng 8,8%.

          Nuôi trồng thủy sản là chương trình kinh tế lớn của tỉnh. Công tác sản xuất giống được chú trọng hơn, các cơ sở ươm nuôi tôm giống được đầu tư mở rộng tăng quy mô nên đã cung cấp một phần giống cho người nuôi, đặc biệt giống tôm thẻ chân trắng.

          4. Công nghiệp

          Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tháng 7 tiếp tục sản xuất ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 và 7 tháng năm 2021 có mức tăng khá. Ngành công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua có một số dự án mới đi vào hoạt động đã đóng góp vào mức tăng chung của ngành công nghiệp như: Công ty cổ phần dệt may Huế - Chi nhánh Quảng Bình; Dự án điện năng lượng mặt trời Dohwa; Công ty cổ phần chế biến nông sản TAMICO,… Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 và giá xăng dầu tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm công nghiệp làm cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của khu vực doanh nghiệp cũng như cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tiếp tục gặp khó khăn.

          Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7 năm 2021 tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 7,1%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,8%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

          Tính chung 7 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 6,0%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

          Chỉ số sản xuất 7 tháng của một số ngành công nghiệp cấp 2 như sau:

         - Trong ngành khai khoáng: Khai thác quặng kim loại tăng 5,4%, khai khoáng khác 6,1% so với cùng kỳ năm trước;

        - Trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Ngành sản suất trang phục tăng 11,4%; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 8,7%; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 6,8%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 6,5%; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 4,4%; ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Ngành sản xuất đồ uống giảm 8,4%, giảm chủ yếu ở ngành sản xuất nước khoáng, ngành sản xuất bia do thị trường tiêu thụ khó khăn nên sản lượng sản xuất giảm. Ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 0,5%, do trong những tháng đầu năm tiêu thụ cao su khó khăn.

         - Trong ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 6,3%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.

          Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất trong 7 tháng năm 2021: Cá đông lạnh đạt 1.237 tấn, tăng 129% (sản phẩm cá đông lạnh tăng cao là do cùng kỳ năm trước dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm); ván ép từ gỗ đạt 46.039 m3, tăng 53,7%; sản phẩm tinh bột sắn đạt 5.160 tấn, tăng 48% (sản xuất tinh bột sắn từ tháng 5 đã dừng sản xuất do hết mùa sắn nguyên liệu); gạch xây dựng bằng đất nung đạt 217,7 triệu viên, tăng 25,2%; đá xây dựng đạt 2,1 triệu m3, tăng 6,9%; xi măng đạt 991,1 nghìn tấn, tăng 5,4%; phân khoáng, phân NPK đạt 22,4 nghìn tấn, tăng 4,4%; thức ăn cho thủy sản đạt 1.463 tấn, tăng 4,1%; clinker thành phẩm đạt 2,1 triệu tấn, tăng 3,9%; áo sơ mi người lớn đạt 7,4 triệu cái, tăng 0,8%; cao lanh đạt 36,2 nghìn tấn, giảm 1,1%; dăm gỗ đạt 183,7 nghìn tấn, giảm 10,1% (sản phẩm dăm gỗ giảm so với cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thị trường tiêu thụ sụt giảm); cao su tổng hợp và cao su tự nhiên đạt 267 tấn, giảm 10,4%; nước khoáng có ga đạt 5,5 triệu lít, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước.

          5. Vốn đầu tư

          Tháng 7 năm 2021, thời tiết khá thuận lợi, giá cả một số loại vật liệu xây dựng như sắt, thép, gạch xây bằng đất nung,… có dấu hiệu giảm so với những tháng đầu năm đã tạo đà cho các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình/dự án trên địa bàn tỉnh.

          Tháng 7 năm 2021, vn đầu tư t ngun vn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tnh do địa phương qun lý ước tính thc hin 424,6 t đồng, tăng 21,6% so vi tháng trước và tăng 0,2% so vi cùng k năm trước. Trong đó: Vn ngân sách Nhà nước cp tnh thc hin 329,5 t đồng, gim 3,2%; vn ngân sách Nhà nước cp huyn thc hin 56,2 t đồng, tăng 13,3%; vn ngân sách Nhà nước cp xã thc hin 38,9 t đồng, tăng 14,7% so vi cùng k năm trước.

          Tính chung 7 tháng năm 2021, vn đầu tư t ngun vn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tnh do địa phương qun lý thc hin 1.934,8 t đồng, tăng 16,0% so vi cùng k năm trước. Trong đó: Vn ngân sách Nhà nước cp tnh thc hin 1.416,6 t đồng, tăng 14,2%; vn ngân sách Nhà nước cp huyn thc hin 311,1 t đồng, tăng 26,7%; vn ngân sách Nhà nước cp xã thc hin 207,1 t đồng, tăng 13,6% so vi cùng k năm trước.

          Nhìn chung trong 7 tháng năm 2021, thực hiện các công trình/dự án từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai theo tiến độ, việc quản lý vốn thực hiện nghiêm túc, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư đảm bảo đúng quy định. Trong thời gian tới, để đẩy nhanh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, phấn đấu đạt tỷ lệ cao nhất theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16/6/2021, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1004/UBND-TH, trong đó yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị địa phương tập trung đẩy nhanh các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng. Đối với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án xây dựng kế hoạch, lên biểu đồ về tiến độ thực hiện, nghiệm thu và giải ngân chi tiết cho từng dự án và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; thường xuyên sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư, đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, thực hiện hợp đồng, thi công, thanh quyết toán,… tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư đảm bảo đúng tiến độ đề ra

          6. Thương mại, dịch vụ

          a. Tổng mức bán lẻ hàng hoá

          Trong tháng 7, người dân ở các địa phương trong tỉnh đã thu mua một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm để chung tay hỗ trợ, sẻ chia cùng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam chống dịch Covid-19 và sau khi Quảng Bình công bố các ca dương tính với SARS-COV-2, một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2021 của Chính phủ, người dân các địa phương mua hàng để tích trữ nên tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng nhẹ so với tháng trước.

          Sức mua của người dân tại các chợ rất lớn làm đẩy giá một số mặt hàng lên cao. Cơ quan chức năng đã chủ động xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hoá để phục vụ công tác phòng, chống dịch của tỉnh và khuyến cáo người dân không nên đổ xô đi mua hàng tích trữ, tập trung đông người tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng. 

          Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 7 ước tính đạt 3.646,6 tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 24.968,1 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Tất cả các nhóm hàng 7 tháng đều tăng cao. Trong đó, nhóm lương thực, thực phẩm đạt 8.759,5 tỷ đồng, tăng 12,7%; nhóm hàng may mặc đạt 3.061,9 tỷ đồng, tăng 9,3%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 2.197,3 tỷ đồng, tăng 13,5%; nhóm vật phẩm, văn hoá, giáo dục đạt 181,4 tỷ đồng, tăng 12,9%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 4.123,2 tỷ đồng, tăng 14,2%; nhóm ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) đạt 1.544,0 tỷ đồng, tăng 13,8%; nhóm phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) đạt 1.305,5 tỷ đồng, tăng 15,9%; nhóm xăng, dầu các loại đạt 2.332,1 tỷ đồng, tăng 32,7%; nhóm nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) đạt 127,7 tỷ đồng, tăng 10,9%; nhóm đá quý, kim loại quý đạt 256,7 tỷ đồng, tăng 14,7%; nhóm hàng hoá khác đạt 611,6 tỷ đồng, tăng 13,2%; nhóm doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ 467,3 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

          b. Lưu trú, ăn uống và du lịch

          Trong tháng 7, dịch Covid-19 diễn biến rất nhanh và phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố và mới đây ở Quảng Bình xuất hiện các ca dương tính với SARS-COV-2 nên ngành du lịch tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề. Trước thời điểm 22/7/2021, toàn tỉnh kiểm soát tốt dịch Covid-19 nên du lịch nội địa vẫn hoạt động, nhưng bị gián đoạn bởi các đợt thực hiện biện pháp phòng, chống dịch. Khách du lịch chủ yếu là khách trong tỉnh, khách ngoài tỉnh không đáng kể. Nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành vắng khách phải thu hẹp quy mô hoặc tạm ngừng hoạt động. Hai năm liên tiếp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành gặp rất nhiều khó khăn.

          - Dịch vụ lưu trú:

          Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 7 ước tính đạt 8,4 tỷ đồng, giảm 15,5% so với tháng trước và giảm 69,6% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2021 doanh thu lưu trú đạt 80,9 tỷ đồng, giảm 32,4% so với cùng kỳ năm trước.

         Số lượt khách lưu trú tháng 7 ước tính đạt 25.365 lượt khách, giảm 15,4% so với tháng trước và giảm 75,1% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt 230.546 lượt khách, giảm 40,8% so với cùng kỳ. Trong đó, số lượt khách quốc tế lưu trú tháng 7 ước tính đạt 335 lượt khách, giảm 16,2% so với tháng trước và giảm 76,1% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt 5.517 lượt khách, giảm 83,2% so với cùng kỳ.

         Ngày khách tháng 7 ước tính đạt 26.726 ngày khách, giảm 15,6% so với tháng trước và giảm 80,4% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt 258.445 ngày khách, giảm 44,8% so với cùng kỳ.

          - Dịch vụ ăn uống:

          Sau ngày 22/7/2021, một số địa phương thực hiện giản cách xã hội, do đó ảnh hưởng lớn đến dịch vụ ăn uống. Doanh thu dịch vụ ăn uống tháng 7 ước tính đạt 345 tỷ đồng, giảm 12,5% so với tháng trước và giảm 2,7% so với cùng kỳ; 7 tháng năm 2021 đạt 2.028,1 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ.

          - Du lịch lữ hành:

          Doanh thu dịch vụ lữ hành tháng 7 ước tính đạt 0,5 tỷ đồng, giảm 76,4% so với tháng trước, giảm 97,9% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt 58,4 tỷ đồng, giảm 44,8% so với cùng kỳ năm trước.

          Số lượt khách du lịch lữ hành tháng 7 ước tính đạt 587 lượt khách, giảm 72,9% so với tháng trước, giảm 99,4% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt 99.559 lượt khách, giảm 69,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số lượt khách quốc tế lữ hành tháng 7 đạt 22 lượt khách, giảm 52,2% so với tháng trước, giảm 98,2% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt 3.820 lượt khách, giảm 88,2% so với cùng kỳ năm trước.

          c. Dịch vụ khác

         Doanh thu hoạt động dịch vụ khác tháng 7 ước tính đạt 143,9 tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và giảm 2,3% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2021, doanh thu dịch vụ khác đạt 952,3 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm dịch vụ khác tăng cao so cùng kỳ như: nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 14,0%; nhóm dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 9,0%; nhóm dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 45,6% so với cùng kỳ năm trước.

          d. Hoạt động vận tải

          - Doanh thu vận tải:

          Tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 7 ước tính đạt 362 tỷ đồng, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước; 7 tháng đạt 2.415,8 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu chia theo ngành vận tải như sau:

         Doanh thu vận tải hành khách: Do lưu thông hành khách liên tỉnh bị hạn chế nên doanh thu vận tải hành khách giảm so với tháng trước. Doanh thu vận tải hành khách tháng 7 ước tính đạt 56,0 tỷ đồng, giảm 1,7% so với tháng trước và giảm 5,3% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2021, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 399,2 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước chỉ tăng 1,0%).

         Vận tải hàng hóa: Hoạt động vận tải hàng hóa tiếp tục ổn định và có mức tăng khá do các hoạt động sản xuất, kinh doanh phấn đấu đảm bảo thắng lợi “mục tiêu kép”. Nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao là một trong những nguyên nhân sản lượng và doanh thu vận tải hàng hóa tăng. Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 7 ước tính đạt 283,5 tỷ đồng, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt 1.823,1 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

          Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải: Tháng 7 ước tính đạt 22,5 tỷ đồng, giảm 1,6% so với tháng trước và giảm 17,8% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt 193,5 tỷ đồng, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

          - Vận chuyển hành khách: Tổng số hành khách vận chuyển tháng 7 ước tính đạt 2,3 triệu hành khách, giảm 1,5% so với tháng trước và giảm 5,7% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt 15,8 triệu hành khách, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Tổng số hành khách luân chuyển tháng 7 đạt 99,0 triệu hành khách.km, giảm 1,9% so với tháng trước và giảm 8,7% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt 723,1 triệu hành khách.km, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

          - Vận chuyển hàng hóa: Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa tháng 7 ước tính đạt 2,4 triệu tấn, tăng 3,8% so với tháng trước tăng 4,6% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt 15,7 triệu tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển tháng 7 ước 122,3 triệu tấn.km, tăng 3,8% so với tháng trước và giảm 1,2% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt 822,4 triệu tấn.km, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

          e. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số đô la Mỹ

          * Chỉ số giá tiêu dùng

          Sau khi tỉnh Quảng Bình xuất hiện một số ca dương tính đầu tiên, nhằm sớm khống chế dịch bệnh đảm bảo an toàn cho người dân, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các Quyết định sau: Ngày 21/7/2021 ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND về việc thiết lập khu vực cách ly và giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Đồng Hới; ngày 22/7/2021 ban hành Quyết định số 2305/QĐ-UBND về việc giản các xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Bố Trạch và Quyết định số 2306/QĐ-UBND về việc thiết lập khu vực cách ly và giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Minh Hoá.

          Người dân đổ xô đi mua hàng dự trữ thực hiện giãn cách xã hội, sức mua tăng đột biến đã tạo sự khan hiếm một số loại hàng hóa nhất thời. Do sức mua tăng cao nên nhiều mặt hàng tăng giá đáng kể, nhất là thực phẩm. Trước tình hình đó, Sở Công Thương khuyến cáo người dân trên địa bàn tỉnh không nên đổ xô mua hàng tích trữ, Sở đã có kịch bản bảo đảm cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, không để người dân thiếu lương thực, thực phẩm cần thiết trong mọi tình huống. Nhờ chủ động các phương án ứng phó nên nguồn hàng hóa trên thị trường tỉnh rất dồi dào, giá cả ổn định.

          Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tăng 0,49% so với tháng trước; tăng 4,61% so với kỳ gốc 2019. CPI bình quân 7 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,26% (trong đó: nhóm hàng hóa tăng 1,29%; nhóm dịch vụ tăng 1,18%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 04 nhóm tăng, 01 nhóm giảm và 06 nhóm không đổi so với tháng trước, cụ thể như sau: nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,76%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; nhóm giao thông tăng 2,10%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,01%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,06%; các nhóm: nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm may mặc, giày dép và mũ nón; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm giáo dục và nhóm hàng hoá và dịch vụ khác có chỉ số không đổi so với tháng trước.

          Nguyên nhân làm tăng CPI tháng 7 năm 2021: Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng liên tiếp góp phần làm cho chỉ số giá nhóm giao thông tăng 2,10% so với tháng trước; thời tiết trong tháng 7/2021 khắc nghiệt nên nhiều loại rau ăn lá phát triển chậm, khô héo, sâu bệnh nên giá một số loại rau tươi tăng hơn so với tháng trước; giá gạo tăng 0,87% do giá thóc địa phương tăng, bên cạnh đó do tình hình dịch bệnh nguồn cung từ các tỉnh phía Nam gặp khó khăn nên giá các loại gạo tăng so với tháng trước; giá gas biến động theo thị trường trong nước, từ ngày 01/7/2021 được điu chnh tăng 26.000 đồng/bình 12kg, tăng 6,95% so với tháng trước; đồng thời, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên người dân sử dụng các thiết bị làm mát tăng làm giá điện tăng 6,88% so với tháng trước.

          Bên cạnh nguyên nhân tăng CPI, còn có nguyên nhân làm giảm CPI tháng 7 năm 2021: Chỉ số giá nhóm thực phẩm giảm 0,25% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu do tháng 7 là vụ thu hoạch thủy sản, lượng cung dồi dào, giá các mặt hàng thủy sản tươi sống giảm, nhất là tôm tươi; do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên gây tâm lý e ngại ở người dân cũng như việc thu mua của thương lái bị hạn chế kéo theo giá thịt lợn giảm; giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm nhẹ 0,41% so với tháng trước do một số loại vật liệu như sắt, thép có dấu hiệu hạ nhiệt sau một thời gian sốt giá.

          * Chỉ số giá vàng 99,99%

          Giá vàng trong tỉnh biến động theo giá vàng trong nước, bình quân tháng 7/2021 giá vàng giảm 3,15% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 5,11 triệu đồng/chỉ, tăng 32,63% so với kỳ gốc 2019, tăng 2,17% so với cùng kỳ năm trước và giảm 4,33% so với tháng 12 năm trước. Bình quân 7 tháng chỉ số giá vàng tăng 15,35% so với cùng kỳ năm trước.

          * Chỉ số giá đô la Mỹ (USD)

          Giá đô la Mỹ tháng 7 có giá bình quân 22.910 đồng/USD, giảm 0,03% so với tháng trước, giảm 0,81% so với kỳ gốc 2019, giảm 0,83% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,56% so với tháng 12 năm trước. Bình quân 7 tháng Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 1,05% so với cùng kỳ năm trước.

          7. Thu, chi ngân sách, tín dụng

          a. Thu, chi ngân sách

          Tổng thu ngân sách trên địa bàn 7 tháng năm 2021 ước tính thực hiện 4.053,1 tỷ đồng, đạt 74,7% so với dự toán địa phương, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nội địa thực hiện 3.655,1 tỷ đồng, bằng 74,2% dự toán địa phương, tăng 22,8% so với cùng kỳ (nếu trừ thu tiền sử dụng đất, ước tính thu hết tháng 7 đạt 1.570,1 tỷ đồng, đạt 66% dự toán Trung ương và đạt 64,7% dự toán địa phương, bằng 99,4% so với cùng kỳ); thu thuế xuất nhập khẩu thực hiện 398 tỷ đồng, đạt 79,6% dự toán địa phương, tăng 339,1% so với cùng kỳ.

          So với cùng kỳ năm trước có 10/15 khoản thu có tăng trưởng, đó là thu từ DN Nhà nước Trung ương; thu từ khu vực ngoài Quốc doanh; thuế thu nhập cá nhân; thuế bảo vệ môi trường; thu lệ phí trước bạ; thu phí & lệ phí; thu tiền sử dụng đất; thu xổ số kiến thiết; thu khác ngân sách và thu hoa lợi công sản. Còn lại 5 khoản thu giảm so với cùng kỳ. 

          b. Tín dụng

          - Hoạt động huy động vốn

          Đến 30/6/2021, tổng nguồn vốn huy động đạt 49.279 tỷ đồng, tăng 2,1% so đầu năm. Ước tính đến 31/7/2021, tổng nguồn vốn huy động đạt 49.200 tỷ đồng, tăng 2,0% so với đầu năm, giảm 0,2% so với tháng 6/2021.

          - Hoạt động tín dụng

          Đến 30/6/2021, tổng dư nợ đạt 65.201 tỷ đồng, tăng 9,0% so với đầu năm. Ước tính đến 31/7/2021, dư nợ đạt 65.900 tỷ đồng, tăng 10,2% so với đầu năm, tăng 1,1% so với tháng 6/2021.

          - Dư nợ các chương trình tín dụng

          Cho vay theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ: Đã giải ngân 87 hợp đồng tín dụng, số tiền giải ngân đạt 988,9 tỷ đồng; dư nợ đạt 867,7 tỷ đồng.

          Nợ xấu cho vay theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP là 738 tỷ đồng, chiếm 85,1% dư nợ cho vay theo chương trình; nợ lãi quá hạn 37,5 tỷ đồng.

          Cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: 159.741 khách hàng, dư nợ 31.282 tỷ đồng, chiếm 48% tổng dư nợ, tăng 7,3% so với đầu năm, tăng 12,8% so với cùng kỳ.

          Cho vay Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới: 116.470 khách hàng, dư nợ 17.353 tỷ đồng, chiếm 26,6% tổng dư nợ, tăng 7,6% so với đầu năm, tăng 24,4% so với cùng kỳ.

          Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách: Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai 22 chương trình cho vay, dư nợ cho vay 3.630 tỷ đồng, tăng 4,5% so với đầu năm, tăng 6,5% so với cùng kỳ.

          II. XÃ HỘI

          1. Giáo dục

         Trong tháng 7/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xét duyệt tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 đối với một số trường, đồng thời rà soát, điều chỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển lớp, học sinh năm học 2021 - 2022 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

          Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, kết quả thi dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT; làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra trong 2 ngày từ 07 - 08/7/2021, toàn tỉnh có 30 điểm thi chính thức với 523 phòng thi chính thức. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên huy động phục vụ công tác thi 1.663 người; tổng số lực lượng đảm bảo an toàn cho kỳ thi 296 người; số thí sinh đủ điều kiện dự thi 11.956 em, các thí sinh thi 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

          Toàn tỉnh có 9 thí sinh không tham gia thi đợt 1 do đang thực hiện cách ly y tế ngoại tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ bố trí cho các thí sinh tham gia thi đợt 2. Theo báo cáo nhanh Sở Giáo dục và Đào tạo, trong 2 ngày thi toàn tỉnh có 3 thí sinh bị đình chỉ thi tại các điểm thi Trường THPT Ngô Quyền, THPT Phan Đình Phùng và THPT Lệ Thủy. Đối với trường hợp thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lệ Thủy mang điện thoại vào phòng thi trong buổi thi môn Toán để lọt đề ra ngoài, Công an tỉnh đang xác minh, làm rõ.

          Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các điểm thi đều có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực; triển khai các phương án phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngành Y tế. Các điểm thi đã thực hiện phun thuốc khử trùng; triển khai 5 luồng cho thí sinh và 1 luồng cho những người làm công tác thi để đo thân nhiệt, sát khuẩn tay trước khi vào phòng thi.

          Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 26/7/2021 đến hết ngày 05/8/2021, các đơn vị đăng ký dự thi sẽ nhận đơn phúc khảo bài thi của thí sinh, sau khi nhận đơn các đơn vị đăng ký dự thi sẽ cập nhật vào phần mềm quản lý thi và gửi danh sách đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm và bài thi tự luận cho Sở Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tập hợp danh sách đề nghị phúc khảo và gửi đến các hội đồng thi. Việc chấm phúc khảo bài thi phải được thực hiện xong chậm nhất ngày 16/8/2021, đến ngày 20/8/2021 Sở Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

          2. Công tác y tế

          a. Công tác phòng chống các bệnh dịch lây

          Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong tháng 6/2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 9 trường hợp sốt xuất huyết Dengue; 361 trường hợp cúm; 3 trường hợp lỵ trực trùng; 22 trường hợp thủy đậu; 233 trường hợp tiêu chảy; 8 trường hợp viêm gan virut khác; 1 trường hợp lỵ amip; 1 trường hợp quai bị. Luỹ kế từ đầu năm đến ngày 30/06/2021, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã xảy ra 49 trường hợp sốt xuất huyết Dengue; 1.248 trường hợp tiêu chảy; 41 trường hợp viêm gan vi rút khác; 360 trường hợp thủy đậu; 15 trường hợp quai bị; 2.803 trường hợp cúm; 21 trường hợp lỵ trực trùng; 2 trường hợp sốt rét; 7 trường hợp lỵ amip; 12 trường hợp tay - chân - miệng; 1 trường hợp viêm gan virut B; 4 trường hợp lao phổi. Các trường hợp kể trên đều được phát hiện và điều trị kịp thời nên đến nay chưa có tử vong xảy ra.

          Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương quán triệt tinh thần “Chống dịch như chống giặc” với phương châm: nắm chắc và dự báo đúng tình hình, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không được mất bình tĩnh, thiếu bản lĩnh nếu tình hình dịch xảy ra phức tạp hơn. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân với phương châm “4 tại chỗ”; tiếp tục tập trung nguồn lực ưu tiên cho công tác phòng chống dịch; bảo đảm thực hiện “5K + vắc xin” và tích cực ứng dụng công nghệ bắt buộc trong phòng, chống dịch. Liên quan đến cách ly y tế, thực hiện Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế, UBND tỉnh có Công văn số 1245/UBND-NCVX về việc điều chỉnh thời gian cách ly y tế tập trung trong phòng, chống dịch Covid-19 từ 21 ngày xuống 14 ngày cho các đối tượng thuộc diện cách ly y tế tập trung trên địa bàn tỉnh.

          Ngày 21/7/2021, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2285/QĐ-UBND về việc thiết lập khu vực cách ly và giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, tiến hành thiết lập vùng cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đối với một số địa bàn ở thành phố Đồng Hới, những địa bàn còn lại thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 22/7/2021, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2305/QĐ-UBND và Quyết định số 2306/QĐ-UBND, theo đó thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên toàn địa bàn huyện Bố Trạch; thiết lập vùng cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đối với khu vực bản Bãi Dinh, bản Y Leng, bản K.Ai thuộc địa bàn xã Dân Hóa và 01 phần Tiểu khu 9 thuộc Thị trấn Quy Đạt huyện Minh Hóa, những địa bàn còn lại huyện Minh Hóa thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, ngày 21/7/2021, UBND tỉnh cũng đã có Quyết định số 2286/QĐ-UBND về việc kích hoạt Bệnh viện Dã chiến tỉnh Quảng Bình. Bệnh viện Dã chiến tỉnh Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số 2034/QĐ-UBND ngày 5/7/2021 tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Quảng Bình và Trung tâm Mắt - Nội tiết tỉnh Quảng Bình với 150 giường bệnh có chức năng, nhiệm vụ tiếp cận, sàng lọc, cấp cứu, cách ly, khám chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19.

          Công tác tiêm phòng vắc xin Covid-19 đang được chú trọng, đến nay cả 2 đợt đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 27.383 đối tượngợt 1 có 9.390 đối tượng, đợt 2 có 17.993 đối tượng), trong đó 16 trường hợp tai biến nặng đã được theo dõi, điều trị ổn định.

          Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh, tính đến thời điểm 15h ngày 22/07/2021 tổng số người hiện đang cách ly tập trung là 669 người trong đó tại Trường Quân sự tỉnh cũ 134 người, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới 04 người, UBND xã Hoàn Trạch (huyện Bố Trạch) 41 người, Trường Dân tộc nội trú huyện Quảng Ninh 25 người, Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình 03 người, thị xã Ba Đồn 97 người, trụ sở Ban chỉ huy quân sự huyện Tuyên Hóa cũ 118, UBND xã Quảng Trường cũ 72 người, Trung tâm Giáo dục dạy nghề khu vực 2 huyện Lệ Thủy 64 người, Trường PTTH Chu Văn An 100 người, Bệnh viện đa khoa Bố Trạch 04 người, Bệnh viện đa khoa Minh Hóa 05 người, Bệnh viện Dã chiến 02 người. Tổng số người theo dõi, cách ly tại nhà là 12.186 người, trong đó dưới 14 ngày là 2.221 người. Tổng số mẫu xét nghiệm 13.589 cho kết quả có 13.239 người (-), 7 mẫu dương tính, 343 mẫu đang chờ kết quả.

          b. Chương trình phòng chống sốt rét

          Tổng số lượt người điều trị sốt rét tháng 6/2021 là 77 lượt người, trong đó không có bệnh nhân sốt rét ác tính và không có bệnh nhân tử vong do sốt rét; tiến hành xét nghiệm lam và test cho 4.142 lượt người, tỷ lệ ký sinh trùng/lam và test là 0,0%. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6/2021, tổng số lượt người điều trị sốt rét là 372 lượt người, đã điều trị khỏi bệnh là 2 người, trong đó không có bệnh nhân sốt rét ác tính và không có bệnh nhân tử vong do sốt rét; tiến hành xét nghiệm lam và test cho 20.601 lượt người, tỷ lệ ký sinh trùng/lam và test là 0,01%.

          c. Tình hình nhiễm HIV/AIDS

         Từ đầu năm đến ngày 30/6/2021, trên địa bàn tỉnh phát hiện 13 người nhiễm mới HIV, 11 người chuyển sang AIDS, 6 người tử vong do AIDS. Tính đến ngày 30/6/2021, tổng số người nhiễm HIV cộng dồn là 1.499 người; tổng số bệnh nhân AIDS cộng dồn là 533 người; số bệnh nhân AIDS chết cộng dồn là 154 người. Hiện tại, Sở Y tế tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động về thông tin - giáo dục - truyền thông, can thiệp giảm tác hại và chương trình chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Duy trì các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, quản lý và điều trị các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, chương trình an toàn truyền máu trong các dịch vụ y tế.

          d. Tình hình ngộ độc thức ăn và thực phẩm

          Sở Y tế đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ đúng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, giết mổ, chế biến thực phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tính đến cuối tháng 6 năm 2021, toàn tỉnh đã xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm với 10 ca mắc, trong đó: 1 vụ ở xã Hóa Sơn (huyện Minh Hóa) với 03 ca mắc; 1 vụ ở xã Quảng Hợp (huyện Quảng Trạch) với 2 ca mắc và 1 vụ ở xã Phúc Trạch (huyện Bố Trạch) với 5 ca mắc, các bệnh nhân đã được điều trị kịp thời nên không có tử vong, ngoài ra còn có 109 ca ngộ độc thực phẩm nhỏ lẻ.

          3. Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao

          a. Hoạt động văn hoá, thông tin

          Hoạt động văn hóa, thông tin tháng 7 chủ yếu tập trung công tác tuyên truyền nâng cao ý thức về phòng, chống dịch Covid-19, ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền kết quả bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; tập trung các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021). Trong đó, đáng chú ý UBND thị xã Ba Đồn phát động đợt thi đua đặc biệt Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chủ đề “Cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn thị xã phát huy sáng kiến, cống hiến tài năng, ra sức học tập tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sỹ cách mạng trung kiên, vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình”, thông qua đó đã tạo không khí phấn khởi, động viên Nhân dân trong thị xã phấn đấu thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng quê hương, đất nước.

          Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lựa chọn chủ đề “Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết tâm xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Bắc Trung bộ” đưa vào Kế hoạch số 23-KH/TU về việc tổ chức đợt sinh hoạt chính trị trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021). Theo đó, các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở, chi đoàn, chi hội tiến hành tổ chức sinh hoạt bằng các hình thức như: Tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề; báo cáo, tuyên truyền, nói chuyện truyền thống; lồng ghép vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chiếu phim ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

          Thông qua đợt sinh hoạt chính trị để tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khích lệ các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối tiêu biểu, tích cực học tập, phấn đấu, cống hiến sức lực, trí tuệ, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

          b. Hoạt động thể dục thể thao

          Hưởng ứng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trên địa bàn tỉnh, các phong trào thể dục thể thao vẫn duy trì trong các thôn, xóm, tổ dân phố góp phần tăng cường sức khỏe Nhân dân và nâng cao tinh thần trong phòng, chống dịch Covid-19.

          Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp do đó các giải đấu khu vực và toàn quốc hiện đang bị hoãn. Lũy kế từ đầu năm đến nay, thể thao thành tích cao giành được 32 huy chương các loại (6 huy chương vàng, 11 huy chương bạc và 15 huy chương đồng).

          4. An toàn giao thông, cháy nổ

          a. An toàn giao thông

          Theo báo cáo của Công an tỉnh, tháng 6 năm 2021 toàn tỉnh đã xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông, giảm 5 vụ so với cùng kỳ năm 2020, trong đó đường bộ 2 vụ, giảm 5 vụ; đường sắt, đường thủy không xảy ra, bằng cùng kỳ năm 2020. Số người chết do tai nạn giao thông 1 người, giảm 1 người so với cùng kỳ năm 2020, trong đó đường bộ chết 1 người, giảm 1 người; đường sắt, đường thủy không xảy ra, bằng cùng kỳ. Số người bị thương do tai nạn giao thông 1 người, giảm 7 người so với tháng 6 năm 2020, trong đó đường bộ bị thương 1 người, giảm 7 người; đường sắt, đường thủy không có người bị thương, bằng cùng kỳ năm trước.

          Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh đã xảy ra 84 vụ tai nạn giao thông, tăng 23 vụ so với cùng kỳ năm 2020, trong đó đường bộ 84 vụ, tăng 24 vụ so với cùng kỳ; đường sắt không xảy ra, giảm 1 vụ so với cùng kỳ; đường thủy không xảy ra, bằng cùng kỳ năm 2020. Số người chết do tai nạn giao thông 59 người, tăng 29 người so với cùng kỳ; trong đó đường bộ chết 59 người, tăng 29 người so với cùng kỳ; đường sắt, đường thủy không xảy ra, bằng cùng kỳ. Số người bị thương do tai nạn giao thông 63 người, tăng 12 người so với cùng kỳ, trong đó đường bộ bị thương 63 người, tăng 13 người so với cùng kỳ; đường sắt không xảy ra, giảm 1 người so với cùng kỳ; đường thủy không xảy ra, bằng cùng kỳ năm 2020.

          b. Tình hình cháy nổ

          Lũy kế từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ cháy với giá trị thiệt hại 3.788,5 triệu đồng (do có 1 vụ cháy loại hình khác phát sinh vào tháng 1 ước giá trị thiệt hại ban đầu là 2.800 triệu đồng, sau đó được đánh giá lại còn 996 triệu đồng làm giá trị thiệt hại giảm 1.804 triệu đồng), trong đó, cháy nhà đơn lẻ 3 vụ với giá trị thiệt hại 566,5 triệu đồng, cháy phương tiện giao thông vận tải 4 vụ với giá trị thiệt hại 2.180 triệu đồng, cháy loại hình khác 3 vụ với giá trị thiệt hại 1.042 triệu đồng (trong đó có 1 vụ cháy phát sinh vào tháng 1 ước giá trị thiệt hại ban đầu là 2.800 triệu đồng được đánh giá lại còn 996 triệu đồng, làm giá trị thiệt hại giảm 1.804 triệu đồng). So với cùng kỳ năm trước, số vụ cháy nổ giảm 2 vụ, giá trị thiệt hại tăng 190,5 triệu đồng.

          5. Thiệt hại thiên tai

          Từ đầu tháng 7 đến nay, thiên tai không xảy ra trên địa bàn tỉnh nên không có thiệt hại do thiên tai gây ra. Lũy kế từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ thiên tai, ước tính tổng giá trị thiệt hại là 13.333 triệu đồng./.

[Trở về]