THÔNG TIN T.HÌNH KT-XH
    Bản in     Gởi bài viết  
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 tỉnh Quảng Bình 
          Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, là năm có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu phát triển cho cả giai đoạn. Do vậy, ngay từ đầu năm UBND tỉnh, các ngành, các cấp đã quan tâm chỉ đạo, đề ra các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, năm 2016 tỉnh Quảng Bình đối mặt với quá nhiều khó khăn, thách thức. Sự cố môi trường biển do Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra, nắng nóng kéo dài và 2 trận lũ, lụt xảy ra liên tiếp trong tháng 10 vừa qua đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống; gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trước những khó khăn trên, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã vào cuộc với quyết tâm cao, triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, động viên, hỗ trợ cho những hộ dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng; tăng cường các biện pháp để ổn định tình hình an ninh trật tự. Với sự nổ lực cao của cả hệ thống chính trị nên đã sớm xác định được mức thiệt hại và đền bù cho nhân dânbị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển; cứu trợ kịp thời cho nhân nhân bị lũ lụt. Thiệt hại đối với Quảng Bình trong năm 2016 là rất lớn. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, nhân dân Quảng Bình đã được đồng bào trong và ngoài nướcchung tay góp sức ủng hộ về tinh thần và vật chất, qua đó đã góp phần giảm bớt khó khăn, tạo cho người dân có thêm tinh thần và nghị lực để tiếp tục phát triển sản xuất. 
Do những tác động bất lợi khách quan nên trong năm 2016 nhiều chỉ tiêu kinh tế không đạt kế hoạch đề ra và thấp hơn so với năm trước, như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu, số lượt khách du lịch; một số dự án lớn triển khai chậm và gặp nhiều vướng mắc...Nhưng xét trên tổng thể, với những khó khăn lớn như vậy, nhưng các cấp, các ngành đã bám sát tình hình, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả, tạo được niềm tin trong nhân dân.
Một số chỉ tiêu chủ yếu ước thực hiện năm 2016 như sau:
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 4,5% (kế hoạch 8%; năm 2015 tăng 6,5%); trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,1% (năm 2015 tăng 3,4%), khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,6% (năm 2015 tăng 10,8%), khu vực dịch vụ tăng 4,4% (năm 2015 tăng 7,2%);
2. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (giá so sánh 2010) đạt 7.439,8tỷ đồng, tăng 1,2% (kế hoạch tăng 4%);
3. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng (giá so sánh 2010) đạt 15.007,6 tỷ đồng, tăng 10,7% so cùng kỳ năm trước. 
Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 9.791 tỷ đồng, tăng 9,2% so cùng kỳ năm trước (kế hoạch tăng 10,0%).
4. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 4,0 (kế hoạch 9,5%);
5. Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 22,9%;  khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 21,8%; khu vực dịch vụ chiếm 51,4%; thuế sản phẩm chiếm 3,9%;
6. GRDP bình quân đầu người 28,72 triệu đồng (kế hoạch 35 triệu đồng);
7. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 10.823,9 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2015 (kế hoạch 12.000 tỷ đồng);
8. Sản lượng lương thực đạt 30,6 vạn tấn, tăng 2,2% so với năm 2015, vượt kế hoạch 8,5% (kế hoạch 28,2 vạn tấn);
9. Kim ngạch xuất khẩu đạt 79,4 triệu USD, giảm 25,1% so với năm 2015 và đạt 52,3% so kế hoạch (kế hoạch 150 triệu USD);
10. Giải quyết việc làm 3,25 vạn lao động (kế hoạch 3,3 vạn lao động);
11. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,0% (kế hoạch 2%). Tỷ lệ hộ nghèo còn 12,42% theo chuẩn mới;
12. Tốc độ tăng dân số 0,52% (kế hoạch 1,05%);
13. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia 99,58% (kế hoạch 99,3%);
14. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế 82,4% (kế hoạch 82,4);
15. Số giường bệnh bình quân trên 1 vạn dân 21 (kế hoạch 21 gường);
16. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: 84,83% (kế hoạch: trên 77,8%);
17. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập THCS (mức độ III) đạt đạt 45,9% (kế hoạch 28,3%);
18. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,1%; trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 38,6% (kế hoạch tỷ lệ lao động qua đào tạo 62%);
19. Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 97,1% (kế hoạch 97%);
20. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 85% (kế hoạch 85%);
 I. KINH TẾ
Ước tính sơ bộ tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) năm 2016 tăng 4,5% so với năm 2015. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,1%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6%, đóng góp 2,3 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 4,4%, đóng góp 2,3 điểm phần trămvào mức tăng trưởng chung. 
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (%)  
 
Tốc độ tăng
so với năm trước
Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng năm 2016
Năm
2015
Năm 2016
 
Tổng số
 
6,5
 
4,5
 
4,5
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
3,4
2,1
0,4
Công nghiệp và xây dựng
10,8
10,6
2,3
Dịch vụ
7,2
4,4
2,3
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
-2,3
-12,0
-0,5
Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 22,9%, giảm 0,4% điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 21,8%, tăng 1,3 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 51,4%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với năm 2015; thuế sản phẩm chiếm 3,9%;
Năm 2016 trong cả ba khu vực, chỉ có khu vực công nghiệp - xây dựng duy trì được tốc độ tăng trưởng như năm trước, còn lại khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng thấp.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Cây lúa cơ bản được mùa, giá sản phẩm chăn nuôi tăng nên người chăn nuôi đầu tư mở rộng tổng đàn, tuy nhiên do ảnh hưởng sự cố môi trường biển và lũ lụt nên ngành thuỷ sản tăng trưởng âm, kéo theo khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng trưởng thấp. Khu vực công nghiệp - xây dựng nhờ lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm đáng kể, các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ kinh tế đã và đang phát huy tác dụng đã góp phần giúp khu vực này duy trì tốc độ tăng trưởng. Khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng khá lớn, lượng khách du lịch giảm so với năm trước nên doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch giảm; doanh thu hoạt động vận tải tăng trưởng thấp hơn năm trước.
 Cụ thể từng ngành, từng lĩnh vực như sau:
1. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong năm đạt tăng trưởng thấp, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Do sự cố môi trường biển và lũ lụt nên ngành thuỷ sản gặp nhiều khó khăn, hoạt động đánh bắt gần bờ gần như dừng hẳn, đánh bắt xa bờ giảm đáng kể. Sản lượng thuỷ sản năm 2016 giảm so với năm 2015 nên giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng trưởng âm. Riêng ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao, vụ Đông Xuân được mùa, cây trồng được chuyển đổi nên diện tích ổn định và có tăng nhẹ, năng suất và sản lượng một số cây trồng tăng khá so vụ Đông Xuân năm trước. Nhiều cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao được trồng tập trung; đàn trâu, bò phát triển khá hơn; đàn lợn và đàn gia cầm mang tính sản xuất hàng hóa rõ nét theo mô hình sản xuất tập trung. Sản xuất lâm nghiệp chuyển dịch đúng hướng, sản phẩm khai thác từ rừng được kiểm soát chặt chẽ, khai thác gỗ tập trung từ rừng trồng,công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển vốn trồng được quan tâm triển khai đồng bộ.
Dự ước giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá so sánh năm 2010) năm 2016 đạt 7.439,8 tỷ đồng, tăng 1,2% so với năm 2015. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 5.031,3 tỷ đồng, tăng 4,7%; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 513,5 tỷ đồng, tăng 15,5%; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 1.895 tỷ đồng, giảm 9,8% so với năm 2015.  
1.1. Nông nghiệp 
a. Trồng trọt
Năm 2016 diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện 87.048,5 ha, tăng 1,8% so năm trước. Diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng 1,8% nhờ đã chủ động được nguồn nước tưới. Hệ thống kênh mương tưới tiêu được kiên cố hóa khá hoàn chỉnh, việc nạo vét khơi thông dòng chảy triển khai sớm, bên cạnh đó nhờ có sự chủ động trong khâu chuẩn bị kế hoạch tích trữ nước phục vụ cho sản xuất từ sớm nên các hồ đập thủy lợi được tích lũy nước đầy đủ.
Diện tích một số cây chủ yếu: Cây lúa 54.810,6 ha, tăng 1,2%; cây ngô 4.767,5 ha, tăng 2,3%; cây khoai lang 3.695,2 ha, bằng 99,5%; cây sắn 6.904,9 ha, tăng 10,1%; cây mía 105,6 ha, tăng 17,3%; cây lạc 4.803,8 ha, bằng 98,4%; cây rau các loại 5.819,6 ha, tăng 2,6%; cây đậu các loại 2.278,4 ha, bằng 98,4%; cây làm thức ăn gia súc 2.062,8 ha, tăng 12,6% so cùng kỳ.
Dự ước năng suất một số cây trồng chủ yếu: Lúa đạt 51,2 tạ/ha, tăng 0,7%; ngô đạt 51,6 tạ/ha, tăng 3%; khoai lang đạt 71,3 tạ/ha, tăng 0,6%; sắn đạt 187,1 tạ/ha, tăng 2,4%; rau các loại đạt 99,1 tạ/ha, tăng 3,7%; đậu các loại đạt 8,5 tạ/ha, bằng 98,7%; lạc đạt 21,0 tạ/ha, tăng 5,0%; vừng đạt 6,6 tạ/ha, bằng 99,8% so năm trước.
Dự ước sản lượng lương thực năm 2016 đạt 305.635,2 tấn, so năm trước tăng 2,2% và vượt 8,5% kế hoạch. Sản lượng lương thực chia ra: Lúa 280.638,0 tấn, tăng 1,9%; lương thực khác 24.997,2 tấn, tăng 5,6% so năm trước.
Diện tích cây lâu năm thực hiện 24.591,2 ha, tăng 2,4% so cùng kỳ. Trong đó: Cây ăn quả 3.586 ha, tăng 1,2%; cây lấy quả chứa dầu 33,9 ha, tương đương năm trước; cây gia vị, cây dược liệu 135 ha, tăng 2,1%; cây lâu năm khác 395,8 ha, bằng 99,4% so với năm trước.
Diện tích một số cây trồng chủ yếu như sau: Cao su 19.026,9 ha, tăng 2,7%; hồ tiêu 963,6 ha, tăng 3,2%; cam 245,8 ha, tăng 0,9%; quýt 75,7 ha, tăng 3,0%; chanh 210,5 ha, tăng 9,7%; vải 119,4 ha, tăng 2,8%; bưởi, bòng 195,6 ha, tăng 1,5%; chuối 1.403,8 ha, tăng 2,2%; xoài 157,7 ha, tăng 1,9% so với năm trước.
Nhìn chung, cây hàng năm tương đối ổn định và cơ bản được mùa. Sản lượng lương thực tăng so với năm trước và vượt kế hoạch đề ra. Diện tích cây lâu năm có xu hướng vừa tăng quy mô vừa thực hiện chuyển đổi cây trồng, theo đó một số cây có hiệu quả kinh tế cao hơn được phát triển nhanh ở các địa phương. 
b. Chăn nuôi
Sản xuất chăn nuôi có chiều hướng phát triển khá. Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại và gia trại phát triển khá, theo đó hệ số xuất chuồng tăng nhanh. Công tác phòng trừ dịch bệnh được quan tâm nên đã hạn chế được dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. 
Sự cố môi trường biển làm hải sản nhiễm độc, người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ mạnh sản phẩm chăn nuôi, do đó sản phẩm chăn nuôi được giá, tiêu thụ thuận lợi nên người chăn nuôi đầu tư mở rộng phát triển tổng đàn, trong đó nổi bật là đàn gia cầm tăng cao so với năm trước.
Dự ước đàn gia súc, gia cầm tại thời điểm 01/10/2016: Đàn trâu 36.940 con, tăng 3,6%; đàn bò 103.323 con, tăng 7,5%; đàn lợn 367.150 con, bằng 99,8%; đàn gia cầm 4.121 ngàn con, tăng 43,2% so cùng kỳ năm trước. Đàn trâu phát triển ổn định; đàn bò phát triển khá nhanh nhờ cơ cấu lại sản xuất trong các trang trại cao su. Chăn nuôi gia cầm có vòng quay nhanh nên thay thế chăn nuôi lợn trong thời điểm người tiêu dùng không sử dụng hải sản.
Do lũ lụt làm trôi, chết nên đàn gia cầm hiện nay có giảm so với thời điểm 01/10/2016.
Dự ước sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm đạt 71.385 tấn, so năm trước tăng 7,1%. Trong đó: Thịt trâu 1.910 tấn, tăng 3,4%; thịt bò 6.455 tấn, tăng 5,0%; thịt lợn 52.900 tấn, tăng 7,1%; thịt gia cầm 10.120 tấn, tăng 9,4%.  
1.2. Lâm nghiệp
Dự ước năm 2016 diện tích rừng trồng tập trung thực hiện 5.000 ha, bằng 76,5% so với năm trước và đạt 100% kế hoạch; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 4.400 ngàn cây, tăng 4,0%; diện tích rừng trồng được chăm sóc 18.839 ha, tăng 0,3%; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 6.500 ha, bằng 76,2%; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ thực hiện 202.634 ha, tăng 5,4% với so năm trước.
Dự ước sản lượng gỗ khai thác năm 2016 thực hiện 200.000 m3, tăng 18,9% so năm trước. Do năm nay Nhà nước đóng của rừng nên toàn bộ sản lượng gỗ khai thác được thực hiện từ rừng trồng. Dựước năm 2016 sản lượng nhựa thông khai thác 2.400 tấn, bằng 97,6%; sản lượng củi khai thác 225.000 ste, so năm trước tăng 4,6%.
Sản phẩm khai thác từ rừng được kiểm soát chặt chẽ, công tác trồng rừng, chăm sóc rừng được thực hiện theo đúng kế hoạch. Công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng được các cấp, các ngành quan tâm triển khai đồng bộ nhưng do thời tiết nắng nóng kéo dài nhiều tháng nên đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng. Năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 6 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 9,27 ha rừng trồng.
1.3. Thủy sản
Năm 2016, sản xuất thủy sản gặp nhiều khó khăn trong khai thác và nuôi trồng do sự cố môi trường biển và lũ, lụt. Sau sự cố môi trường biển vào tháng 4 năm 2016 hoạt động khai thác hải sản ven bờ và nuôi thủy sản nước lợ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sản phẩm đánh bắt gần bờ không an toàn nên người tiêu dùng không sử dụng; sản phẩm đánh bắt xa bờ mặc dù được các cơ quan chức năng công bố an toàn, tuy nhiên khó tiêu thụ trên địa bàn tỉnh nên phải đem tiêu thụ ở nhiều địa phương khác. Trong tháng 10 năm 2016, 2 trận lũ, lụt xảy ra, nhiều hồ nuôi thủy sản bị ngập làm sản lượng thủy sản bị trôi rất lớn. Cả đánh bắt và nuôi trồng bị thiệt hại lớn nên sản lượng thủy sản năm 2016 giảm so với năm trước.
Dự ước sản lượng thủy sản năm 2016 đạt 61.800 tấn, so cùng kỳ năm trước bằng 89,6%. Chia ra: Sản lượng nuôi trồng đạt 11.600 tấn, bằng 97,1%; sản lượng khai thác đạt 50.200 tấn, bằng 88,1% so cùng kỳ.
Năng lực nuôi trồng và đánh bắt thủy sản năm 2016 của tỉnh phát triển khá. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 5.674,6 ha, tăng 10,2% so năm trước, tăng chủ yếu là diện tích nuôi cá trong ruộng lúa tái sinh; riêng diện tích nuôi tôm sú giảm, tôm thẻ chân trắng tăng nhưng không đáng kể. Tổng số lồng, bè nuôi trồng thủy sản hiện có 1.875 lồng, so cùng kỳ tăng 48,6%. Số lượng tàu khai thác thủy sản có động cơ hiện có 4.043 chiếc, tăng 0,8%; công suất 512.549 CV, tăng 26,7%, so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Số lượng tàu có công suất từ 90 CV trở lên có 1.173 chiếc, tăng 2,7%; công suất 461.388 CV tăng 30,7% so với năm trước. 
1.4. Trang trại
Số lượng trang trại năm 2016 phát triển khá, trong đó loại hình trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp tăng nhanh. Năm 2016 toàn tỉnh có 706 trang trại, tăng 8,4% so với năm 2015. Trong đó: Trang trại trồng trọt có 13 trang trại, giảm 269 trang trại; trang trại chăn nuôi có 219 trang trại, tăng 105 trang trại; trang trại lâm nghiệp có 13 trang trại, giảm 1 trang trại; trang trại nuôi trồng thuỷ sản có 46 trang trại, giảm 4 trang trại; trang trại tổng hợp có 415 trang trại, tăng 224 trang trại so với năm trước.
Số lượng trang trại trồng trọt giảm nhiều so với năm trước do tác động về thị trường tiêu thụ sản phẩm, một số sản phẩm chủ lực của trang trại có giá bán sụt giảm nên nhiều chủ trang trại đã chuyển hướng sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hóa sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro. Trong thời gian qua giá cao su giảm sâu, khai thác không hiệu quả nên nhiều trang trại cao su đã chuyển sang  trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp và bước đầu mang lại thu nhập cao hơn.
2. Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp năm 2016 chưa tạo được bước đột phá, nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đương năm trước. Trong thời gian qua ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh mặc dù có một số năng lực mới tăng,như Nhà máy may S&D ở huyện Quảng Ninh, Nhà máy may ở huyện Lệ Thủy tuy nhiên giá trị sản xuất của các năng lực mới không lớn, chủ yếu giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn.
Các nhà máy tạo ra sản phẩm có giá trị sản xuất lớn, như:Nhà máy xi măng Sông Gianh; Nhà máy xi măng Văn Hóa; Nhà máy xi măng Vạn Ninh; Xí nghiệp may Hà Quảng; Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình và các nhà máy chế biến dăm gỗ… duy trì sản xuất ổn định. Năm 2016, ngành công nghiệp chưa có sản phẩm mới có giá trị cao. Đạt được tốc độ tăng trưởng 9,2% trong năm nay, ngành công nghiệp chủ yếu dựa tăng trưởng của một số sản phẩm chủ lực trước đây, như: Clinker, dăm gỗ, áo sơ mi.
Trong các sản phẩm chủ yếu, chỉ có số ít sản lượng sản phẩm tăng trên 9%, như: Áo sơ mi tăng 21,4%, dăm gỗ tăng 11,4%, clinker tăng 9,9% so với năm trước. Bên cạnh đó có một số sản phẩm giảm, như: Xi măng, gạch xây dựng, tinh bột sắn...
Một số sản phẩm sản xuất chủ yếu ngành công nghiệp ước thực hiện năm 2016 như sau: Đá xây dựngđạt 3,1triệu m3 tăng 6,5%; mực đông lạnh đạt 704 tấn, giảm 36,5%; tinh bột sắn đạt 17.646 tấn, giảm8,9%; bia đóng chai đạt 20,1triệu lít, tăng 0,5%; áo sơ miđạt 12 triệu cái, tăng 21,4%; gạch lát nền đạt 6,7triệu viên, tăng 3,1%; gạch xây dựng đạt 213,5triệu viên, giảm 1,5%; clinker thành phẩm đạt 3 triệu tấn, tăng 9,9%; xi măng đạt 1,5 triệu tấn,giảm 4,4%; điện thương phẩm đạt 856 triệu Kwh, tăng 4,0%; nước máy đạt 7,8 triệu m3, tăng 5,4% so cùng kỳ năm trước.
Đến nay các dự án lớn có khả năng góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh phát triển vẫn đang trong quá trình triển khai, chưa đi vào hoạt động như Nhà máy chế biến titan Kim Tín Quảng Bình; Nhà máy sản xuất bột đá Châu Hóa; Nhà máy nhôm… trong khi đó các năng lực hiện có đang dần đạt tối đa công suất. Trong năm 2017, nếu như ngành công nghiệp không có năng lực mới tăng tạo ra giá trị lớn thì ngành công nghiệp không thể duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay.
* Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 ước tính tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó: ngành khai khoáng tăng 6,5%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,6%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt… tăng 5,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,9%.  
* Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 ước đạt 9.791,0 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: ngành khai khoáng đạt 342,6 tỷ đồng, tăng 7,6%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 9.180,3 tỷ đồng, tăng 9,4%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt đạt 192,2 tỷ đồng, tăng 6,2%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải thực hiện đạt 75,9 tỷ đồng, tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước.
3. Xây dựng và vốn đầu tư
Mặc dù trong tháng 10 năm 2016 trên địa bàn tỉnh phải hứng chịu trận lũ lịch sử đã ảnh hưởng khá lớn đến quá trình thi công các công trình/dự án trên địa bàn. Tuy nhiên, trong năm 2016 trên địa bàn tỉnh thi công khá nhiều các công trình/dự án có giá trị lớn, cùng với hoạt động xây dựng của khu vực dân cư khá mạnh nên giá trị sản xuất ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2016 tăng khá so vớinăm 2015.
          Giá trị sản xuất ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2016 theo giá so sánh 2010 ước thực hiện 5.216,6 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, giá trị sản xuất khu vực Nhà nước ước thực hiện 155,0 tỷ đồng, tăng 4,4%; khu vực ngoài nhà nước ước thực hiện 5.061,6 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng trên toàn tỉnh dự ước năm 2016 tăng khá so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân tác động thúc đẩy tăng trưởng ngành xây dựng trong năm 2016 do đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình/dự án thuộc nguồn vốn nhà nước có khối lượng vốn đầu tư lớn như: Cầu Nhật Lệ 2, Tuyến đường Quốc lộ 1A đến trung tâm huyện mới của huyện Quảng Trạch tại xã Quảng Phương, Trụ sở Tỉnh uỷ. Bên cạnh đó, những công trình/dự án có khối lượng vốn lớn do doanh nghiệp làm chủ đầu tư đang thi công trên địa bàn tỉnh.
Năm 2016, khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 10.823,9 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khối lượng vốn khu vực Nhà nước ước thực hiện 3.423,2 tỷ đồng, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2015 (vốn đầu tư khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2016 giảm so với cùng kỳ năm 2015 là do Dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn đi qua tỉnh Quảng Bình có tổng mức đầu tư lớn từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2015); khối lượng vốn khu vực ngoài nhà nước ước thực hiện 7.400,7 tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2015.
4. Thương mại, dịch vụ  
a. Tổng mức bán lẻ hàng hoá
Dự ước năm 2016 tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 16.771,0 tỷ đồng, tăng 8,2% so năm 2015, nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 8,0%.
Theo loại hình kinh tế, dự ước năm 2016 kinh tế Nhà nướcước đạt 702,1 tỷ đồng, giảm 23%giảm so với năm trước, nguyên nhân do giá xăng dầu giảm nên doanh thu của Công ty Xăng dầu Quảng Bình giảm; kinh tế tập thể đạt 14 tỷ đồng, giảm 32,2%; kinh tế cá thể đạt 9.809,4 tỷ đồng, tăng 8,8%; kinh tế tư nhân đạt 6.245,5 tỷ đồng, tăng 12,5% so năm trước;
Theo nhóm ngành hàng, tăng cao nhất là nhóm gỗ và vật liệu xây dựng tăng 20,1%; nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 16,1%; nhóm hàng may mặc tăng 14,5%; nhóm nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 9,7%, lương thực, thực phẩm tăng 8,4%; nhóm phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) giảm 3,7% so năm 2015. 
b. Lưu trú, ăn uống và du lịch
Với những điều kiện do thiên nhiên ban tặng, Quảng Bình có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch, những lợi thế đó trong thời gian qua đã được tỉnh Quảng Bình phát huy có hiệu quả. Tỉnh đã mở nhiều hội nghị kêu gọi thu hút đầu tư vào ngành du lịch, đa dạng các loại hình du lịch, như du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh... kết qủa đạt được thể hiện qua lượng du khách đến Quảng Bình ngày một tăng. Thương hiệu du lịch Quảng Bình đã dần được khẳng định, tuy nhiên, sự cố môi trường biển vừa quađã làm cho ngành du lịch thiệt hại nặng nề. Vào mùa du lịch nhưng nhiều cơ sở lưu trú vắng khách, một số cơ sở lưu trú mới đưa vào hoạt động gặp nhiều khó khăn hơn do áp lực trả lãi ngân hàng; nhiều tour du lịch bị hủy; các nhà hàng kinh doanh hải sản điêu đứng, một số phải ngừng hoạt động trong thời gian dài...
Để vực dậy ngành du lịch, trong năm 2016 tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều biện pháp, trong đó có chương trình kích cầu du lịch năm 2016 với việc giảm giá đặc biệt đồng loạt áp dụng cho các dịch vụ du lịch. Cụ thể:Giảm 30% phí vé tham quan tại động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường cho khách du lịch lưu trú tại địa phương từ ngày 26/5-31/12/2016; giảm giá khách sạn từ 20-40%; nhà hàng giảm từ 10-20%. Tuy nhiên chương trình này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Do những khó khăn nêu trên nên trong năm 2016 số lượt khách du lịch, doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch giảm mạnh so với năm trước.
Dự ước doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành năm 2016 đạt 1.685,3 tỷ đồng, giảm 12,9% so với năm 2015 (năm 2015 so năm 2014 tăng 19,3%). Trong tổng số, doanh thu lưu trú đạt 80,2 tỷ đồng, giảm 50,5%; doanh thu ăn uống đạt 1.440,1 tỷ đồng, giảm 9,6%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 165 tỷ đồng, giảm 8,3% so với năm trước.
Dự ước năm 2015 số lượt khách lưu trú đạt 523.979 lượt khách, giảm 46,7% so với năm 2015; số lượt khách du lịch lữ hành đạt 667.578 lượt khách, giảm 7,6% so với năm 2015.
   Dự ước số lượt khách du lịch đến Quảng Bình năm 2016 đạt 1.990 ngàn lượt khách, giảm 29,4% so với năm 2015, trong đó khách quốc tế ước đạt 37.162 lượt khách, giảm 13,2% so với năm 2015.
   c. Hoạt động dịch vụ
   Năm 2016 hoạt động dịch vụ có mức tăng cao so với năm 2015, doanh thu dịch vụ ước  đạt 912,4 tỷ đồng, tăng 23,6% so năm 2015. Nguyên nhân do nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng cao, với mức tăng gấp 2,5 lần so với năm trước (do hoạt động phân lô bán đất tại thành phố Đồng Hới năm nay tăng cao). Các nhóm hàng còn lại đều có mức tăng từ 0,9% đến 5,1% so cùng kỳ; trong đó, có nhóm dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 5,1%; nhóm dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình tăng 4,2%; nhóm dịch vụ giáo dục đào tạo tăng 4,1%; tăng thấp nhất là nhóm dịch vụ khác tăng 0,9%. Nhìn chung hoạt động dịch vụ năm 2016 phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu của người dân. 
d. Xuất, nhập khẩu 
- Xuất khẩu
Năm 2016 hoạt động xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh bị giảm sút cả về giá và sản lượng. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của tỉnh Quảng Bình (năm 2016 chiếm 71,2%), nhưng năm nay tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức thấp nên nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng của nước này giảm. Do đó các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh vào thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng lớn làm cho giá trị xuất khẩu của tỉnh năm 2016 giảm đáng kể.
Dự ước giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 79,4 triệu USD, bằng 75,9% so cùng kỳ và đạt 52,9% kế hoạch năm. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016, xuất khẩu trực tiếp chiếm 75,3%, uỷ thác chiếm 24,7%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 98,7%, còn lại 1,3% là của khu vực kinh tế nhà nước; chia theo ngành hàng thì hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất với 52,3%, tiếp đến là hàng nông sản chiếm 30,4%, hàng lâm sản chiếm 15,7%, còn lại là các nhóm hàng khác.
Sản lượng cũng như trị giá xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều giảm so với cùng kỳ năm trước. 
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2016

 

Ước thực hiện năm 2016
Năm 2016 so với năm 2015 (%)
Lượng
Giá trị
(1000 USD)
Lượng
Giá trị
(1000 USD)
Cao su (tấn)
Gỗ các loại (m3)
Dăm gỗ khô (ngàn tấn)
Nhựa thông (tấn)
Thuỷ sản (tấn)
4.689,0
17.079,2
255,4
745,2
156,0
7.248,0
23.379,5
35.262,0
987,6
1.076,1
33,2
87,7
122,3
84,3
45,3
31,1
84,7
120,6
68,9
65,4
Trước đây, thời kỳ được giá mặt hàng cao su luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất thì năm mặt hàng này chỉ chiếm 9,1%, thay vào đó là mặt hàng dăm gỗ khô chiếm tỷ trọng lớn nhất với 44,4%, tiếp đến là gỗ các loại chiếm 29,4%. Riêng mặt hàng thuỷ sản và nhựa thông giá trị không đáng kể, giá trị của mỗi mặt hàng chỉ chiếm trên1% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Về thị trường xuất khẩu, năm nay Trung Quốc vẫn là thị trường số 1 với thị phần 71,2%, Hồng Kông 11,1%, Hàn Quốc 5,9%, còn lại thị trường Lào 3,2%, Thái Lan 2,7%.
- Nhập khẩu:
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2016 ước đạt 118,7 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ và đạt 98,9% so với kế hoạch năm 2016. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu, hàng tư liệu sản xuất chiếm 99,8%, hàng tiêu dùng chiếm 0,2%.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm: Gỗ các loại, nguyên vật liệu sản xuất tân dược, trâu bò sống, xăng dầu. Năm 2016 trị giá nhập khẩu tân dược tăng 58,0%; trâu, bò sống tăng 129,6%; xăng dầu tăng 5,4%; hàng hóa khác tăng 11,8%; riêng gỗ các loại giảm 37,3%, nguyên nhân do những tháng cuối năm, nước Lào đóng cửa rừng nên ảnh hưởng đến giá trị nhập khẩu gỗ.
    Kim ngạch nhập khẩu trâu, bò sống tăng mạnh so với năm trước(chủ yếu được nhập khâu từ Thái Lan và Lào) do cuối năm 2015 trên địa bàn tỉnh có thêm 1 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu trâu, bò. Dự ước năm 2016 số lượng trâu, bò nhập khẩu đạt 93,1 ngàn con, trong số này khoảng 4% được tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, còn lại được tiệu thụ ở các tỉnh khác. 
e. Hoạt động vận tải
Tổng doanh thu vận tải năm 2016 ước đạt 2.701,4 tỷ đồng, tăng 7,0% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải đường bộ ước đạt 2.501,6 tỷ đồng, tăng 6,1% so cùng kỳ; doanh thu vận tải đường thủy ước đạt 54,3 tỷ đồng, giảm 2,1% so cùng kỳ; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 145,5 tỷ đồng, tăng 32,7%. 
Tổng số hành khách vận chuyển năm 2016 ước đạt 20,7 triệu hành khách, tăng 5% so cùng kỳ. Tổng số hành khách luân chuyển năm 2016 ước đạt 921,9 triệu hk.km, tăng 5,8% so cùng kỳ.
Khối lượng vận chuyển hàng hóa năm 2016 ước đạt 19,7 triệu tấn, tăng 5,3% so cùng kỳ. Tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển ước năm 2016 đạt 1.026,6 triệu tấn.km, tăng 5,9% so cùng kỳ.
Nhìn chung, hoạt động vận tải năm 2016 phát triển khá toàn diện, hệ thống giao thông được sửa chữa, nâng cấp và làm mới, phương tiện vận chuyển ngày càng được tăng cường và đổi mới cả về đường bộ, đường sông và đường biển, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như đi lại của người dân. Vận tải công cộng trong tỉnh không chỉ tăng về số lượng đơn vị kinh doanh mà chất lượng phục vụ của các đơn vị, hộ kinh doanh cá thể cũng đã được nâng lên rất nhiều. Năm 2016 trên địa bàn tỉnh đã khai trương nhiều tuyến xe mới như: Taxi Hoàng Sa; Công ty cổ phần vận tải ô tô Hà Tĩnh chi nhánh Quảng Bình khai trương tuyến xe bus hai chiều Đồng Hới - Kiến Giang; nhiều công ty vận tải hành khách mới được thành lập... Số lượng, chất lượng phương tiện được tăng lên,các luồng tuyến mới mở đã đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như việc đi lại của người dân tốt hơn. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm tình hình mưa bão, lũ lụt đã làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
II. Xã hội 
1. Giáo dục  
a. Năm học 2015 - 2016 
- Giáo dục mầm non
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo, tập huấn cho các huyện, thị xã, thành phố về nội dung xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức thực hành các hoạt động giáo dục, kịp thời rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện. Năm học 2015 - 2016, đã có 100% trường và cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới; 100% trường mầm non tổ chức bán trú sử dụng phần mềm dinh dưỡng để tính khẩu phần và quản lý chất lượng bửa ăn của trẻ; 100% trẻ được theo dõi và khám sức khỏe định kỳ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm đáng kể, nhà trẻ có 2,8% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 3,8% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi; mẫu giáo có 4,5% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 4,8% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Công tác huy động vào Nhà trẻ, nhóm trẻ và các lớp mẫu giáo tăng so với năm học trước. Trong năm học 2015 - 2016 đã huy động được 53.919 cháu mầm non; trong đó: Nhà trẻ có 413 nhóm trẻ với 8.167 cháu, tỷ lệ huy động 25,8%, tăng 3,8% so với cùng kỳ; mẫu giáo có 1.580 lớp với 45.752 cháu, đạt tỷ lệ huy động 97,1%, tăng 1,0% so với cùng kỳ; huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 12.024 cháu/480 lớp đạt 99,8%, trong đó trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số ra lớp đạt 97,5%.
- Giáo dục phổ thông
Cấp tiểu học: Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện Chuẩn kiến thức - kỹ năng và hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình các môn học; điều chỉnh nội dung dạy học đối với giáo dục tiểu học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 14 trường dự án và 71 trường nhân rộng toàn phần với 11.585 học sinh/503 lớp; 100% trường có học sinh tiểu học đã triển khai thực hiện nhân rộng và áp dụng hình thức dạy học mô hình trường học mới trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiếp tục chỉ đạo dạy học theo Đề án ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020 tại 218/229 trường có học sinh tiểu học với 55.481 học sinh. Tích cực chỉ đạo các trường Tiểu học thực hiện nghiêm túc việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Công văn hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. Kết quả xếp loại phẩm chất có 99,97% học sinh đạt yêu cầu, 0,03% học sinh không yêu cầu; kết quả xếp loại năng lực có 99,68% học sinh đạt yêu cầu, 0,32% học sinh không đat yêu cầu; 81,1% số học sinh được các cấp khen thưởng đạt thành tích cao về học tập và các mặt hoạt động. Số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học toàn tỉnh 13.532 học sinh, đạt tỷ lệ 99,95% tổng số học sinh tham dự xét.
Cấp trung học cơ sở: Kết quả xếp loại 2 mặt cấp trung học cơ sở, về hạnh kiểm tỷ lệ học sinh được xếp loại tốt 75,6%, khá 21,5%, loại trung bình 2,8%, loại yếu 0,1%. Về học lực xếp loại giỏi 17,7%; loại khá 39,9%, loại trung bình 39,4%, loại yếu 2,7%, loại kém và không xếp loại 0,3%. Số học sinh được công nhận tốt nghiệp cấp trung học cơ sở toàn tỉnh 12.301 học sinh, đạt tỷ lệ 99,47% tổng số học sinh tham dự xét.
Cấp trung học phổ thông: Kết quả xếp loại về hạnh kiểm tỷ lệ học sinh được xếp loại tốt 73,6%, loại khá chiếm 21,6%; loại trung bình 4,2%, loại yếu 0,6%. Về học lực xếp loại giỏi 9,5%; loại khá 47,4%, loại trung bình 38,2%, loại yếu 4,8%; loại kém 0,1%. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông có 9.710 học sinh thực tế dự thi, trong đó số học sinh thi đổ tốt nghiệp 9.080 em, tỷ lệ đổ tốt nghiệp 93,51%.
Về kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh: Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9, lớp 11 và lớp 12 toàn tỉnh có 2.890 em học sinh dự thi, đã có 1.390 em đạt giải. Trong đó: Học sinh lớp 9 bậc THCS có 489/967 em dự thi đạt giải, chiếm tỷ lệ 50,57%, với 23 giải nhất, 92 gải nhì, 156 gải ba và 218 giải khuyến khích. Học sinh lớp 11 bậc THPT có 524/1.136 em dự thi đạt giải, chiếm tỷ lệ 46,13%, với 18 giải nhất, 105 giải nhì, 171 giải ba và 230 giải khuyến khích. Học sinh lớp 12 bậc THPT có 377/787 em dự thi đạt giải, chiếm tỷ lệ 47,9% với 18 giải nhất, 72 giải nhì, 117 giải ba và 170 giải khuyến khích.
Về kết quả thi học sinh giỏi cấp Quốc gia: Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2015-2016, toàn tỉnh có 58 em tham gia thi học sinh giỏi quốc gia; kết quả kỳ thi đã có 35 em đạt giải (22 giải chính thức và 13 giải khuyến khích); trong đó có 1 giải nhất quốc gia môn lịch sử và 2 học sinh đạt giải nhì môn Toán và Vật lý. Đáng chú ý là em Nguyễn Thế Quỳnh (học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp) đã giành được huy chương Bạc kỳ thi Olympic Vật lý châu Á năm 2016 (được tổ chức tại Hồng Kông) và xuất sắc giành huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế 2016 (được tổ chức tại Thụy Sĩ); đây là Huy chương Vàng đầu tiên của học sinh tỉnh Quảng Bình trên đấu trường quốc tế.
Cùng với thành tích trên, năm học 2015 - 2016, học sinh tỉnh Quảng Bình tham gia các cuộc thi qua mạng Internet cấp Quốc gia: Giải toán với 153 học sinh lớp 8, 9 và lớp 11 tham gia; kết quả có 32 học sinh đạt giải (02 HCV, 19 HCB và 11 HCĐ); Olympic Tiếng Anh dành cho học sinh lớp 5, 9 và 11 đạt 97 giải (15 HCB, 38 HCĐ và 44 giải khuyến khích).
 b. Năm học 2016 - 2017
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đầu năm học 2016 - 2017 toàn tỉnh có:
Tổng số trường mầm non, trường mẫu giáo: 178 trường; lớp học mầm non có 2.205 lớp, tăng 238 lớp; giáo viên trực tiếp giảng dạy có 4.147 giáo viên, tăng 219 giáo viên; học sinh mầm non có 60.304 cháu, tăng 6.385 cháu so với cùng kỳ.
Tổng số trường phổ thông 409 trường, giảm 1 trường so với năm học 2015 - 2016, trong đó: Tiểu học 210 trường, giảm 1 trường (giảm 1 trường do sát nhập 2 trường tiểu học số 1 và số 2 xã Xuân Ninh thành trường tiểu học Xuân Ninh); Phổ thông cơ sở (cấp 1,2) 18 trường; Trung học cơ sở 148 trường; Trung học phổ thông 27 trường; Phổ thông trung học (cấp 2,3) 6 trường, không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.
Lớp học có 5.578 lớp, giảm 122 lớp so với cùng kỳ, trong đó: Tiểu học 2.976 lớp, giảm 56 lớp; Trung học cơ sở 1.718 lớp, giảm 50 lớp; Trung học phổ thông 762 lớp, giảm 16 lớp so với cùng kỳ.
Giáo viên trực tiếp giảng dạy có 9.849 giáo viên, giảm 203 giáo viên so năm học 2015-2016, trong đó: Tiểu học 4.638 giáo viên, giảm 50 giáo viên; Trung học cơ sở 3.431 giáo viên, giảm 145 giáo viên; Trung học phổ thông 1.780 giáo viên, giảm 8 giáo viên.
Tổng số học sinh 154.181 em, giảm 1.600 em so với cùng kỳ, trong đó: Tiểu học 71.074 em, giảm 1.710 em; Trung học cơ sở 54.186 em, giảm 408 em; Trung học phổ thông 28.921 em, tăng 518 em. 
Công tác phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ và phổ cập THCS
Về phổ cập giáo dục tiểu học: Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo kết thúc năm học 2015-2016 đã có 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 trở lên. Trong đó, có 129/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 (đạt tỷ lệ 81,13%); có 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 trở lên (đạt tỷ lệ 100%), trong đó có 3/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 (tỷ lệ 37,5%). Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
Về phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Kết thúc năm học 2015-2016 đã có 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 trở lên (đạt tỷ lệ 100%); trong đó, có 146/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 trở lên (tỷ lệ 91,8 %); có 58/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 (tỷ lệ 36,5%). Có 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 trở lên (đạt tỷ lệ 100%); trong đó, có 4/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 trở lên (tỷ lệ 50,0 %). Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.
Về xóa mù chữ: Đã có 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 trở lên (đạt tỷ lệ 100%); trong đó, có 156/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (đạt tỷ lệ 98,1%). Có 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 trở lên (đạt tỷ lệ 100%); trong đó, có 7/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (tỷ lệ 87,5%). Tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Có 8/8 huyện, thị xã, thành phố (tỷ lệ 100%) và 157/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn (tỷ lệ 98,7%), tỉnh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi từ tháng 10/2014.
Về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo, thực hiện lồng ghép giữa xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với xây dựng trường học thân thiện. Kết thúc năm học 2015-2016 toàn tỉnh đã có 309/590 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ đạt 52,4%), tăng 9,5% so với năm học trước; trong đó có 64/180 trường mầm non (tỷ lệ đạt 35,55%), 159/211 trường tiểu học (tỷ lệ đạt 75,36%), 73/166 trường trung học cơ sở (tỷ lệ đạt 43,98%), 13/33 trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và trung học phổ thông (tỷ lệ đạt 39,39%).
2. Công tác y tế
Đến nay, toàn tỉnh hiện có 159/159 xã/phường/thị trấn có trạm y tế; 100% trạm y tế xã, phường có bác sỹ làm việc; 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động được trả phụ cấp ổn định; 100% trạm y tế đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh. Ước tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh đã có 131/159 (đạt tỷ lệ 82,4%) trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
Về hoạt động, nhìn chung các trạm y tế đã tuân thủ thực hiện các chế độ chuyên môn theo quy định trong khám chữa bệnh, triển khai có hiệu quả các chương trình y tế tại cộng đồng. Đội ngũ nhân viên y tế thôn bản được quản lý và phát huy hiệu quả công tác, hầu hết các chỉ tiêu chuyên môn đạt cao; công tác giám sát dịch bệnh thực hiện chặt chẽ, đặc biệt là sốt rét, sốt xuất huyết và các dịch bệnh đường tiêu hoá.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, từ đầu năm đến ngày 31/10/2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã xảy ra: 505 trường hợp thủy đậu, 363 trường hợp lỵ trực trùng, 236 trường hợp lỵ a míp, 4.317 trường hợp tiêu chảy, 118 trường hợp viêm gan vi rút; 304 trường hợp quai bị, 12.736 trường hợp cúm, ho gà 2 trường hợp. Các bệnh truyền nhiểm nguy hiểm, tính đến 13/11/2016 đã xảy ra 55 ca tay chân miệng; trong đó, thành phố Đồng Hới 8 ca, huyện Minh Hóa 7 ca, Tuyên Hóa 9 ca, Quảng Trạch 19 ca, thị xã Ba Đồn 3 ca, huyện Quảng Ninh 9 ca; Dịch sốt xuất huyết đã xảy ra 82 ca; trong đó, thành phố Đồng Hới 42 ca, huyện Quảng Trạch 3 ca, thị xã Ba Đồn 2 ca, huyện Bố Trạch 7 ca, huyện Quảng Ninh 27 ca, huyện Lệ Thủy 1 ca. Các trường hợp kể trên đều được phát hiện và điều trị kịp thời nên đến nay chưa có tử vong.
Từ đầu năm đến 31/10/2016 trên địa bàn tỉnh phát hiện 26 người nhiễm mới HIV, 45 người chuyển sang AIDS, 17 người tử vong do AIDS. Tính đến  31/10/2016, tổng số người nhiễm HIV cộng dồn là 1.296 người; tổng số bệnh nhân AIDS cộng dồn là 357 người; số bệnh nhân AIDS chết cộng dồn là 127 người
Sau 2 trận lũ lụt, để chủ động đối phó với các loại dịch bệnh có thể xảy ra, ngay trong những ngày có mưa to và sau khi nước rút, ngành y tế đã cử cán bộ về tận các địa phương để kịp thời nắm bắt tình hình thực tế về những thiệt hại của toàn ngành và đảm bảo công tác vệ sinh môi trường ở các địa bàn. Sở Y tế phối hợp với các ban ngành trong tỉnh tổ chức xử lý nguồn nước sinh hoạt cho các hộ dân vùng ngập lũ bằng hoá chất CloraminB. Ở các bãi rác, chợ đầu mối được phun thuốc khử trùng; các trường học được phun thuốc tiêu độc khử trùng nhằm ngăn chặn các loại dịch bệnh, tránh lây lan trên diện rộng. 
          3. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao 
          - Các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị và tổ chức lễ hội
       Đã tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: kỷ niệm 86 ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2), đón tết Nguyên đán Bính Thân, kỷ niệm 41 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam - thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động (1/5), ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), 62 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Lễ tưởng niệm, tri ân các cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại hang Lèn Hà năm 1972. Phong trào văn nghệ quần chúng chào mừng thành công của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016. Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh chào mừng Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; Tổ chức triển lãm ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp” thu hút hàng ngàn lượt người xem; Tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; Tuyên truyền kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9… Nhìn chung, các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả và an toàn, tạo hiệu ứng tốt cho xã hội, cổ vũ tinh thần lao động sản xuất của nhân dân trong toàn tỉnh.  
- Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở 
Cùng với nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tại các địa phương tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội, tạo sự chuyển biến không ngừng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Các địa phương cũng đã phát huy khá tốt tính tự nguyện, tự quản trong phong trào, xem đây là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, củng cố, phát triển môi trường văn hóa lành mạnh. Các địa phương đã tổ chức đăng ký các danh hiệu văn hóa; trong đó, số hộ gia đình đăng ký danh hiệu văn hóa năm 2016 là 81,8%; số thôn, bản, tổ dân phố đăng ký danh hiệu văn hóa 62,6%. Việc thực hiện Chỉ thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang và lễ hội đã được các huyện, thị xã, thành phố quan tâm đúng mức. Tại các làng, thôn, bản, khu phố, phần lớn các đám cưới, đám tang được tổ chức theo nếp sống mới, không phô trương lãng phí; đến nay, toàn tỉnh đã có 96,5% đám cưới, 97,4% đám tang được thực hiện theo nếp sống mới; công tác bình bầu và xét để công nhận các danh hiệu văn hóa đang được triển khai ở hầu hết các địa phương trong tỉnh.  
- Hoạt động thể dục - thể thao 
Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại’’ có bước phát triển mới về chất lượng, góp phần đáng kể vào việc duy trì và nâng cao thể chất cho nhân dân. Số người luyện tập thể thao thường xuyên ước đạt 30,4%, tăng 0,7%, số gia đình thể thao ước đạt 24,9%, tăng 0,6% so với cùng kỳ. Các hoạt động hội thao, các cuộc thi đấu của cơ quan, ban, ngành ở các địa phương diễn ra thường xuyên, đạt chất lượng, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, có tác dụng cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất và rèn luyện sức khỏe cho nhân dân. Nhìn chung, phong trào thể dục thể thao trên các địa bàn của tỉnh diễn ra khá sôi nổi, Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống được tổ chức tại huyện Tuyên Hóa, Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy, các môn thể thao truyền thống như Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông... đã được các địa phương chú trọng tổ chức trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Thông qua tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm đã tạo được không khí vui tươi, phấn khởi trong quần chúng nhân dân, khơi dậy niềm tự hào truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, niềm tin đối với Đảng, Bác Hồ kính yêu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
          Thể thao thành tích cao tỉnh Quảng Bình ngày càng có những bước tiến vững chắc trên đấu trường toàn quốc và quốc tế. Trong năm 2016, các đội tuyển thể thao Quảng Bình đã tổ chức tập huấn và tham gia thi đấu nhiều giải lớn.
Tại giải Bơi - Lặn vô địch quốc gia diễn ra từ ngày 17 - 20/10/2016 tại Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình - Hà Nội, VĐV đội tuyển Quảng Bình đã xuất sắc giành được 25 HC các loại (12 HCV, 6 HCB, 7 HCĐ). Trong đó: Môn Lặn: Vận động viên Quảng Bình đã dành được 12 Huy chương các loại (04 HCV, 04 HCB, 04 HCĐ). Nổi bật: VĐV Trần Thị Trang Điểm giành được 03 HCV; VĐV Phan Đức Toản giành được 01 HCV và 01 HCĐ; VĐV Võ Thị Kiều giành được 02 HCB; Bộ môn Bơi: Các VĐV Quảng Bình đã dành được 13 Huy chương các loại, trong đó có 08 HCV, 02 HCB, 03 HCĐ; xếp hạng Ba toàn đoàn (sau đoàn TP Hồ Chí Minh và An Giang); đặc biệt, VĐV  Nguyễn Huy Hoàng giành được 01 HCV cự ly 1500m tự do, phá kỷ lục Quốc gia.
          Tính đến ngày 25/10/2016, các đội tuyển tham gia thi đấu các giải khu vực, toàn quốc và quốc tế đạt được 159 huy chương các loại (65HCV, 48HCB, 46HCĐ). Trong đó có 08 HC quốc tế (06HCV, 02HCB).
            4. Tình hình trật tự, an toàn giao thông   
- An toàn giao thông 
Luỹ kế 10 tháng năm 2016, toàn tỉnh đã xảy ra 206 vụ tai nạn giao thông, giảm 10 vụ so cùng kỳ năm 2015, trong đó đường bộ 202 vụ, giảm 5 vụ; đường sắt 4 vụ, giảm 4 vụ; đường thuỷ không xảy ra, bằng cùng kỳ. Số người chết do tai nạn giao thông 86 người, giảm 13 người so với cùng kỳ năm 2015, trong đó đường bộ chết 83 người, giảm 10 người, đường sắt chết 3 người, giảm 3 người, đường thuỷ không xảy ra, bằng cùng kỳ. Số người bị thương do tai nạn giao thông 198 người, giảm 10 người so cùng kỳ năm 2015, trong đó đường bộ bị thương 195 người, giảm 11 người, đường sắt bị thương 3 người, tăng 1 người so với cùng kỳ năm 2015.  
- An toàn xã hội và pháp luật 
Luỹ kế 10 tháng năm 2016, phạm pháp kinh tế xảy ra 31 vụ với 33 đối tượng vi phạm, so với cùng kỳ năm 2015 số vụ tăng 25 vụ, đối tượng vi phạm tăng 20 người. Phạm pháp hình sự xảy ra 404 vụ với 664 đối tượng phạm tội, so cùng kỳ năm 2015 số vụ giảm 41 vụ, đối tượng phạm tội tăng 52 người; Buôn bán, vận chuyển và tàng trữ ma túy bị phát hiện 50 vụ với 73 đối tượng vi phạm, so cùng kỳ năm 2015 số vụ giảm 5 vụ, đối tượng vi phạm giảm 6 người; Sử dụng ma túy bị phát hiện 61 vụ với 103 đối tượng vi phạm, so cùng kỳ năm 2015, số vụ tăng 28 vụ và đối tượng vi phạm tăng 53 người. 
5. Một số vấn đề xã hội
Theo ước tính, dân số trung bình năm 2016 toàn tỉnh 877.499 người, tăng 0,52% so với năm 2015, trong đó dân số khu vực thành thị là 172.643 người, chiếm 19,67%, nông thôn 704.856 người, chiếm 80,33% dân số. Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động 9 tháng năm 2016 được các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh quan tâm đẩy mạnh. Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, 9 tháng đầu năm 2016 toàn tỉnh đã có 26.410 lao động được tạo việc làm mới và tạo thêm việc làm (đạt 80,03% kế hoạch năm), trong đó xuất khẩu lao động 2.232 người (đạt 95,0% kế hoạch năm); dự kiến năm 2016 toàn tỉnh có khoảng 32.510 lao động được tạo việc làm mới và tạo thêm việc làm.
Do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình việc làm của người dân trong tỉnh nói chung, nhất là các lao động hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nghề cá, các hoạt động liên quan đến du lịch, khách sạn, nhà hàng… Vì vậy, tình hình lao động thiếu việc làm và thất nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước. Dự ước tỷ lệ thất nghiệp chung toàn tỉnh năm 2016 là 2,81%, tăng 1,14 điểm phần trăm so với năm 2015.
Công tác an sinh xã hội và xoá đói giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành, huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia đạt được kết quả tích cực. Công tác xoá đói, giảm nghèo tiếp tục được triển khai trên cơ sở lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác, có hàng ngàn hộ gia đình nghèo được vay vốn xoá đói giảm nghèo để đầu tư phát triển sản xuất. Dự kiến thu nhập bình quân trên một người năm 2016 là: 2.150 ngàn đồng/người/tháng, tăng 7,39% so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 12,42%, giảm 2,0% so với năm 2015.
Công tác đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được duy trì. Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh 10 tháng đầu năm 2016 đã giải quyết các chế độ trợ cấp hàng tháng cho 431 trường hợp và trợ cấp một lần cho 3.627 trường hợp. Đề nghị UBND tỉnh trình Bộ LĐ-TBXH suy tôn liệt sỹ cho 04 trường hợp. Hoàn thiện thủ tục hồ sơ, lập danh sách 320 trường hợp đề nghị Bộ Lao động - TB&XH trình Chính phủ cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”, 48 trường hợp có hồ sơ liệt sỹ (thân nhân đã hưởng chế độ) đề nghị công nhận và cấp mới bằng “Tổ quốc ghi công”. Đề nghị Ban thi đua - Khen thưởng tỉnh trình Ban thi đua khen thưởng Trung ương trình Chính phủ truy tặng Bà mẹ Việt nam anh hùng cho 74 mẹ. Thẩm định chuyển giới thiệu 115 đối tượng đi giám định tại Hội đồng giám định Y khoa tỉnh.
Tổ chức tốt các hoạt động tri ân nhân dịp Tết nguyên đán Bính Thân và các ngày lễ lớn của đất nước giải quyết kịp thời, đầy đủ, chính xác trợ cấp ưu đãi cho đối tượng người có công. Thăm, tặng quà động viên kịp thời, chăm lo tu sửa và tôn tạo các công trình ghi công liệt sỹ, tổ chức lễ viếng nghĩa trang liệt sỹ. Tặng quà của Chủ tịch nước từ ngân sách Trung ương cho 28.449 suất nhân dịp Tết Nguyên đán 2016 với tổng kinh phí trên 5,792 tỷ đồng và 27.940 suất nhân dịp Lễ kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ với tổng kinh phí trên 5,664 tỷ đồng; thăm và tặng quà cho 160 đối tượng người có công tiêu biểu với tổng kinh phí 0,208 tỷ đồng trích từ ngân sách tỉnh. Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố trích ngân sách để tặng quà cho 12.021 đối tượng là người có công với tổng kinh phí 1,044 tỷ đồng nhân dịp Tết Nguyên đán 2016.
Thực hiện điều dưỡng tập trung cho đối tượng người có công tại Trung tâm điều dưỡng luân phiên người có công tỉnh, trong 10 tháng đầu năm đã tổ chức 30 đợt điều dưỡng tập trung tại Trung tâm điều dưỡng luân phiên người có công Quảng Bình cho 2.496 người có công trên địa bàn tỉnh và 98 đối tượng người có công ngoài tỉnh.
Vận động xây dựng Quỹ “Quỹ đền ơn đáp nghĩa“ năm 2016 đến nay có 106 đơn vị (cấp tỉnh) đã ủng hộ với số tiền gần 0,676 tỷ đồng.
6. Tình hình thiệt hại thiên tai
Trong tháng 10 năm 2016, tỉnh Quảng Bình chịu thiệt hại nặng nề bởi 2 trận lũ, lụt:
- Từ ngày 13/10 đến ngày 16/10/2016, áp thấp nhiệt đới đã gây mưa lớn kết hợp với lốc xoáy làm ngập lụt trên diện rộng. Lũ lớn làm thiệt hại nặng nề ở hầu hết các địa phương trong tỉnh; mưa lũ đã làm 22 người bị chết và mất tích, trong đó có 21 người chết (huyện Minh Hóa 2 người, huyện Tuyên Hóa 1 người; huyện Bố Trạch 5 người, thị xã Ba Đồn 5 người, Quảng Ninh 2 người, Lệ Thủy 3 người, thành phố Đồng Hới 2 người và Quảng Trạch 1 người); 1 người mất tích; số người bị thương 25 người (Tuyên Hóa 12 người, Ba Đồn 2 người, Bố Trạch 3 người, Quảng Ninh 4 người; Lệ Thủy 4 người).
Ước tổng giá trị thiệt hại đợt lũ trên toàn tỉnh là 2.787,6 tỷ đồng.
- Từ ngày 30/10 đến ngày 03/11/2016, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn làm ngập lụt trên diện rộng. Lũ lớn làm thiệt hại nặng nề ở hầu hết các địa phương trong tỉnh; mưa lũ đã làm 4 người bị chết và mất tích, trong đó có 3 người chết và 1 người mất tích; số người bị thương 14 người.
Ước tổng giá trị thiệt hại đợt lũ trên toàn tỉnh là 76,5 tỷ đồng.
   Tóm lại,thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã của tỉnh năm 2016 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Từ sau khi tái lập tỉnh đến nay, có lẽ năm nay là năm tỉnh Quảng Bình gặp phải nhiều khó khăn nhất, sự cố môi trường biển chưa thể khắc phục xong, toàn tỉnh lại chống chọi với 2 trận lũ, lụt liên tục. Sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, tiêu thụ thuỷ, hải sản, đời sống, việc làm và thu nhập của nhân dân sống dựa vào biển, ngành du lịch và các ngành liên quan; hai trận lũ lụt liên tiếp đã làm trôi số lượng lớn thuỷ sản nuôi trồng, làm trôi - chết gia súc, giam cầm, làm thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân.
Những khó khăn lớn nêu trên đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và một số chỉ tiêu khác không đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, đối mặt với những khó khăn do khách quan mang lại, ngoài tầm kiểm soát của tỉnh nên một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội không đạt được kế hoạch là đương nhiên. Vì vậy, năm 2016 không nên đặt nặng và mổ xẻ việc tăng trường kinh tế không đạt kế hoạch đề ra, mà phải tìm các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn để đẩy mạnh sản xuất, qua đó tạo đà tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.
 Dự báo trong năm 2017cũng như trong thời gian tới tình hình sẽ còn nhiều khó khăn tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó để kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội ổn địnhđòi hỏi chính quyền từ tỉnh đến xã, các ngành và cả hệ thống chính trị phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, phải đặt lợi ích của nhân dân và doanh nghiệp lên hàng đầu, trong đó cần tập trung quan tâm:
- Nắm chắc tình hình thiếu đói trong dân để có chính sách hỗ trợ, không để xảy ra tình trạng thiếu đói trong dân;
- Triển khai đền bù thiệt hại do sự cố môi trường đảm bảo đúng đối tượng, đúng định mức quy định; không lợi dụng quỹ đền bù để sử dụng vào mục đích khác;
- Tiếp tục nắm bắt tình hình, hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ cho các hộ dân, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch gặp khó khăn;
- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho người dân gặp khó khăn, trước mắt là vụ Đông xuân 2016 -2017. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho nông dân, nhất là về tiêu thụ nông sản, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới;
- Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, trong đó triển khai đồng bộ các biện pháp khơi thông dòng vốn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo kế hoạch, phương án đã được duyệt, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước;
- Bám sát địa bàn, chủ động nắm bắt, kiểm soát tình hình, làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng bất ngờ, bị động. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng và nhân lực cho ngành du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Tiếp tục đầu tư xúc tiến, quảng bá tiềm năng của du lịch Quảng Bình đến với du khách trong nước và quốc tế;  
- Làm tốt công tác xử lý vệ sinh môi trường, đặc biệt làở các địa phương bị lũ lụt nặng để phòng tránh các dịch bệnh. Quan tâm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, cấp thẻ bảo hiểm miễn phí cho các đối tượng bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển theo đúng quy định. Kiểm tra tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, kiểm soát chặt thị trường thuốc bảo vệ thực vật.
- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, triển khai có hiệu quả các chương trình giảm nghèo bền vững, hỗ trợ hộ cận nghèo, xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa - xã hội. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo./. 
[Trở về]