THÔNG TIN T.HÌNH KT-XH
    Bản in     Gởi bài viết  
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 tỉnh Quảng Bình 

 Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước và rủi ro do thiên tai đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Sản xuất của doanh nghiệp cầm chừng do thiếu vốn sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, nhiều công trình, dự án triển khai chậm do không có vốn, giải quyết việc làm cho người lao động khó khăn, thu ngân sách đạt thấp… Đặc biệt trong năm 2013, tỉnh Quảng Bình đã gánh chịu hậu quả nặng nề của cơn bão số 10 và cơn bão số 11. Nhưng với quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 chuyển biến tích cực, đúng hướng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, sản xuất công nghiệp tăng cao hơn năm trước, lạm phát ở mức thấp, lãi suất tiếp tục giảm; các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tốt; quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác đảm bảo an sinh xã hội được chú trọng, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Dự ước các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2013 đạt được như sau:

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 6,8%, không đạt KH đề ra (KH tăng 7,5%); trong đó khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 3,1%, khu vực công nghiệp - xây dựng  tăng 8,0%, khu vực dịch vụ tăng 7,6%;

2. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,3%, không đạt KH đề ra  (KH tăng 4%);

3. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,5%, đạt KH đề ra (KH tăng 9,5%);

4. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 6,5%, không đạt KH đề ra (KH tăng 10%);

5. Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 20,5% (KH 21%); khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 36,4% (KH 36,5%); khu vực dịch vụ chiếm 43,1% (KH 42,5%);

6. Thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện: 2.108 tỷ đồng, tăng 5,5% so với thực hiện năm 2012, đạt KH đề ra (KH 2.100 tỷ đồng);

7. Sản lượng lương thực 27,4 vạn tấn, bằng 96,5% so với năm 2012, vượt KH 1,5% (KH 27 vạn tấn);

8. Kim ngạch xuất khẩu 138,3 triệu USD, bằng 98,4% so với năm 2012 và vượt 2,4% so kế hoạch (KH 135 triệu USD);

9. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,5% (KH 3,5 - 4%). Tỷ lệ hộ nghèo còn 14% theo chuẩn mới;

10. Giải quyết việc làm 3,143 vạn lao động (KH 3,1 vạn đến 3,2 vạn lao động);

11. Phổ cập THCS đạt 99,4% xã, phường, thị trấn (KH 99,4%);

12. Giảm tỷ suất sinh 0,84‰ so với năm 2012 (KH 0,25‰);

13. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng  18,9% (KH 17,5%);

14. GDP bình quân đầu người 22,5 triệu đồng (KH 22 triệu đồng), tương đương 1.068 USD.

I. KINH TẾ

Ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GDP) năm 2013 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,1%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,0%, đóng góp 2,9 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 8,3%, đóng góp 3,2 điểm phần trăm.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2012 và năm 2013 (%)

 

Tốc độ tăng so với

Năm trước

Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng
năm 2013

 

Năm 2012

Năm 2013

Tổng số

7,1

6,8

6,8

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

5,5

3,1

0,7

Công nghiệp và xây dựng

7,4

8,0

2,9

Dịch vụ

7,7

7,6

3,2

Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 20,5%, giảm 1,3%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 36,4%, giảm 0,1%; khu vực dịch vụ chiếm 43,1%, tăng 1,4% so với năm 2012.

Tăng trưởng kinh tế năm 2013 không đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân do nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng do thiên tai, các ngành dịch vụ tăng trưởng chậm. Mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm đáng kể, nhưng trong điều kiện khó khăn hiện nay thì doanh nghiệp khó có khả năng để mở rộng sản xuất. Đặc biệt, hai cơn bão liên tiếp số 10, 11 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Tuy vậy, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là một cố gắng lớn. Kết quả trên khẳng định tính kịp thời, tính hiệu quả của các biện pháp và giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã được Chính phủ ban hành và sự chỉ  đạo quyết liệt của Đảng, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của các ban, ngành và cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng thuận, cùng chia sẻ khó khăn của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Cụ thể từng ngành, từng lĩnh vực như sau:

1. Nông nghiệp

Năm 2013 thời tiết không thuận lợi, bão, lũ xẩy ra trên diện rộng nên lúa vụ Hè Thu, cây lâu năm, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng, một số chỉ tiêu có mức tăng trưởng chậm so dự kiến.

Dự ước giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá so sánh năm 2010) năm 2013 đạt 6.771,5 tỷ đồng, tăng 3,3% so với năm 2012. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 4.405,0 tỷ đồng, tăng 0,9%; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 568,0 tỷ đồng, tăng 11,5%; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 1.798,5 tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm 2012.

a. Trồng trọt

Năm 2013, nhìn chung các địa phương gieo trồng hết diện tích so kế hoạch đề ra. Tổng diện tích gieo trồng thực hiện 85.313,4 ha, tăng 0,1% so năm trước. Diện tích các nhóm cây: Cây lúa 53.606 tăng 0,3%; ngô và cây lương thực có hạt khác 4.594,2 ha, bằng 97,9%; cây lấy củ có chất bột 10.317,9 ha, bằng 97,7%; cây mía 54,4 ha, tăng 6,7%; cây thuốc lá, thuốc lào 6 ha, bằng 80%; cây lấy sợi 10 ha, tương đương năm ngoái; cây có hạt chứa dầu 5.867,2 ha, tăng 0,4%; cây rau, đậu, hoa cây cảnh 8.237,4 ha, tăng 3,7%; cây gia vị, dược liệu hàng năm 560,2 ha, tăng 7,6%; cây hàng năm khác 2.060,1 ha, bằng 98,1%.

Do ảnh hưởng của bão số 10 và 11, nhiều diện tích lúa vụ Mùa bị mất trắng, một số cây trồng vụ Hè Thu thu hoạch muộn bị ngập úng nên năng suất cây trồng bị ảnh hưởng.

Năng suất cả năm một số cây trồng chủ yếu (tạ/ha): Lúa 47,0 tạ, bằng 95,7% (-2,08 tạ); ngô 48,4 tạ, tăng 4,7% (+2,19 tạ); khoai lang 72,9 tạ, tăng 3,3% (+2,31 tạ); sắn 176,3 tạ, tăng 4,0% (+6,79 tạ); rau các loại 95,2 tạ, tăng 4,5% (+4,13 tạ); đậu các loại 8,0 tạ, bằng 89,4% (-0,94 tạ); lạc 20,6 tạ, tăng 11,4% (+2,11 tạ).

Sản lượng lương thực năm 2013 thực hiện 274.107,7 tấn, bằng 96,5% so cùng kỳ và đạt 101,5% kế hoạch. Trong đó: Sản lượng thóc thực hiện 252.076,2 tấn, bằng 96,1%; lương thực khác thực hiện 22.031,5 tấn, tăng 2,4% so cùng kỳ.

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cây lâu năm đang có xu hướng phát triển nhanh về quy mô diện tích, bước đầu hình thành vùng trồng tập trung. Nhiều mô hình trang trại cây lâu năm tăng khá trong thời gian gần đây. Tuy vậy, do ảnh hưởng của cơn bão số 10 nên nhiều diện tích cây lâu năm ở tất cả các địa phương bị đổ, gãy, thiệt hại nặng nề. Đặc biệt, diện tích cây cao su của các đơn vị, các hộ gia đình bị đổ, gãy chiếm tỷ lệ khá lớn, khó phục hồi. Do đó, kết quả sản xuất cây lâu năm của năm 2013 đạt thấp và sẽ ảnh hưởng đến các năm tiếp theo. Riêng cây cao su, diện tích có đến cuối tháng 9 là 18.220 ha, so kế hoạch đạt 103,4%, đã vượt mục tiêu đề ra đến năm 2015. Tuy nhiên, do bão số 10 làm ảnh hưởng 12.174 ha cao su, trong đó có 8.591 ha thiệt hại từ 70% trở lên (tập trung chủ yếu là diện tích cao su đã đưa vào khai thác), diện tích hiện còn khoảng 12.663 ha (kể cả số diện tích đã trừ tỷ lệ thiệt hại). Dự ước sản lượng cao su cả năm 5.816 tấn, đạt 77,3% kế hoạch và bằng 90,6% năm trước.

 

 

b. Chăn nuôi

Do ảnh hưởng của bão số 11 nên một số gia súc và nhiều gia cầm bị chết và trôi. Theo đó, đàn trâu, đàn bò, đàn lợn giảm, đàn gia cầm tăng chậm.

Dự ước tại thời điểm 01/10: Đàn trâu 33.095 con, đạt 94,6% kế hoạch, bằng 98,4% so cùng kỳ; đàn bò 87.015 con, đạt 84,5% kế hoạch, bằng 91,6% so cùng kỳ; đàn lợn 355.220 con, đạt 94,6% kế hoạch, bằng 94,7% so cùng kỳ; đàn gia cầm 2.572,9 ngàn con, đạt 102,9% kế hoạch, tăng 7,1% so cùng kỳ năm trước. Trọng lượng xuất chuồng cả năm 58.658 tấn, tăng 4,0% so năm trước. Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm tại địa phương được khống chế, kiểm soát chặt chẽ. Công tác phòng, chống dịch bệnh được tiếp tục triển khai đồng bộ ở các địa phương.

2. Lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp đã có bước chuyển dịch đúng hướng trong cơ cấu sản xuất. Hoạt động khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên, đặc biệt khai thác gỗ có chiều hướng giảm nhanh. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng cao qua các năm. Năm 2013, sản lượng gỗ khai thác 251.226,7 m3, so năm trước tăng 21,7%; trong đó, từ rừng trồng 245.100 m3, so năm trước tăng 26,2% (khai thác tăng cao một phần do bão, lũ). Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng nhanh đã đáp ứng phần lớn về nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dăm giấy xuất khẩu.

Công tác trồng rừng, chăm sóc và khoanh nuôi tái sinh được chú trọng. Dự ước năm 2013 trồng mới tập trung thực hiện 5.000 ha, đạt 100% kế hoạch, so năm trước tăng 20,9%. Chăm sóc rừng trồng thực hiện 14.500 ha, đạt 100,5% kế hoạch, so năm trước tăng 3,9%. Khoanh nuôi tái sinh 6.742 ha, so năm trước tăng 5%. Trồng cây phân tán thực hiện 4.154 ngàn cây, so năm trước tăng 1,7%.

3. Thủy sản

Ngành thủy sản đã phát huy lợi thế, đẩy mạnh đầu tư nên sản lượng thủy sản tăng khá. Năm 2013, số lượng tàu khai thác thủy sản 5.268 chiếc, bằng 99,2% so cùng kỳ, trong đó tàu có công suất từ 90 CV trở lên 989 chiếc, tăng 9,6%; diện tích nuôi trồng thủy sản 4.664,6 ha, bằng 1006%; số lồng nuôi cá 1.204 lồng, tăng 11,9% so cùng kỳ.

Dự ước năm 2013, sản lượng thủy sản thực hiện 60.214 tấn, đạt 111,5% kế hoạch, so năm trước tăng 5,6%.

Nuôi trồng thủy sản đã đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất nên mặc dù diện tích nuôi giảm nhưng sản lượng thu hoạch tăng. Dự ước năm 2013 sản lượng thu hoạch thực hiện 10.051 tấn, đạt 100,5% kế hoạch, so năm trước tăng 2,5%.

Khai thác thủy sản theo hướng đánh bắt xa bờ ngày càng phát triển. Số lượng tàu công suất từ 90CV trở lên tăng nhanh, theo đó mức tăng sản lượng đạt cao. Năm 2013, sản lượng khai thác đạt 50.163 tấn, đạt 114% kế hoạch, so năm trước tăng 6,2%.

* Tình hình phát triển trang trại, hợp tác xã và xây dựng nông thôn mới

- Trang trại

Lợi thế về điều kiện tự nhiên, trang trại của tỉnh trong thời gian qua phát triển khá, là một trong những địa phương có số lượng trang trại lớn và nhiều loại hình. Năm 2013, số trang trại hiện có 616 trang trại, so năm 2012 tăng 6,4%. Loại hình trang trại phát triển đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần tăng nhanh sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp, đồng thời giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động tại khu vực nông thôn.

- Hợp tác xã

Kinh tế tập thể khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn. Từ khi hộ là đơn vị kinh tế tự chủ thì các hợp tác xã nông nghiệp chuyển hướng chủ yếu làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Tuy vậy, nhiều HTX đã hoạt động không hiệu quả nên phải ngừng hoạt động, giải thể hoặc thành lập lại theo Luật hợp tác xã mới. Đến nay, toàn tỉnh có 141 hợp tác xã. Trong đó: Nông nghiệp có 134 HTX, lâm nghiệp có 2 HTX, thủy sản có 5 HTX .

- Xây dựng nông thôn mới

Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp nên Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh được triển khai tích cực với sự vào cuộc của toàn bộ Hệ thống chính trị từ cấp tỉnh, cấp huyện tới cấp xã. Các cấp đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phân công, phân cấp phụ trách các lĩnh vực và địa bàn. Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc và cùng cơ sở tháo gỡ khó khăn. Nhờ vậy, công tác xây dựng nông thôn mới đã đạt được một số kết quả nhất định, đúng lộ trình. Dự kiến đến cuối năm 2013, có 130 xã hoàn thành quy hoạch chi tiết, chiếm 90% số xã, đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch 90%); có 1 xã đạt các tiêu chí nông thôn mới, đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch có từ 1-2 xã).

4. Công nghiệp

Năm 2013, là năm khó khăn lớn đối với ngành công nghiệp. Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước đã tác động mạnh đến sản xuất công nghiệp. Thiếu vốn làm nhiều doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất, bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm không thuận lợi nên doanh nghiệp khó để đầu tư mở rộng sản xuất, nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng thấp. Năm 2013, do có 2 nhà máy: Nhà máy xi măng Văn Hóa và Nhà máy xi măng VICEM Vạn Ninh đi vào hoạt động đã đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp tăng đáng kể.

* Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP):

Chỉ số sản xuất công nghiệp dự kiến năm 2013 tăng 5,9% so với  năm 2012Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 4,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,1%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 3,3%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,3%.

* Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010):

Dự ước giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2013 đạt 7.810,7 tỷ đồng, tăng 9,5% so cùng kỳ (đạt kế hoạch năm 2013). Trong đó, khu vực nhà nước thực hiện đạt 668,9 tỷ đồng, tăng 7,4% (Nhà nước Trung ương quản lý thực hiện đạt 303,6 tỷ đồng, tăng 5,7%; nhà nước địa phương quản lý thực hiện đạt 365,3 tỷ đồng, tăng 8,7%); khu vực ngoài quốc doanh (bao gồm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước dưới 50%, khu vực cá thể) thực hiện đạt 7.136,6 tỷ đồng, tăng 9,7% so cùng kỳ; khu vực có vốn nước ngoài thực hiện 5,3 tỷ đồng, giảm 26,7%.

Các sản phẩm sản xuất chủ yếu năm 2013: Quặng titan đạt 42.860 tấn, tăng 2,0% so với cùng kỳ; đá xây dựng đạt 2,73 triệu m3, tăng 5,4%; tinh bột sắn, bột dong riềng đạt 20.801 tấn, tăng 12,8%; áo sơ mi đạt 3,4 triệu cái, tăng 9,3%; gạch lát nền đạt 1,4 triệu m2, giảm 13,1%; xi măng đạt 1,22 triệu tấn, tăng 0,8%; Clinker thành phẩm đạt 1,55 triệu tấn, tăng 82,6%; điện thương phẩm thực hiện đạt 516 triệu kwh, tăng 3,1% so cùng kỳ; nước máy đạt 6,7 triệu m3, tăng 3,7% so cùng kỳ năm trước... Một số sản phẩm có mức sản xuất sụt giảm như: Gạch xây bằng đất sét nung (không kể gạch block bằng xi măng) đạt 100,2 triệu viên, giảm 4%; thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên đạt 452 triệu viên, giảm 7,1% so cùng kỳ

5. Xây dựng và vốn đầu tư

Năm 2013, mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng nhiều biện pháp kích cầu của Chính phủ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng cao, kéo theo giá trị ngành xây dựng tăng cao so cùng kỳ.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước đạt  3.578,9 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, giá trị sản xuất xây dựng Nhà nước ước đạt 167,7 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2012; giá trị sản xuất xây dựng ngoài nhà nước ước đạt 3.411,2 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2012.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2013 ước đạt 5.018,1 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, vốn đầu tư phát triển trung ương quản lý ước đạt 331,6 tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2012; vốn đầu tư phát triển địa phương quản lý ước đạt 4.686,5 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong tổng mức vốn đầu tư năm 2013, vốn đầu tư phát triển khu vực Nhà nước ước đạt 1.710,2 tỷ đồng, tăng 20,8% so với năm 2012; vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước ước đạt 3.302,4 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm 2012 (vốn đầu tư doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 1.941,4 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2012; vốn đầu tư phát triển dân cư ước đạt 1.361 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2012)

6. Thương mại, dịch vụ

a. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tháng 12, thị trường hàng hoá sôi động hơn các tháng trước do các cơ sở SXKD chuẩn bị cho nhu cầu tiêu dùng các dịp lễ cuối năm như Noel, Tết Dương lịch… cùng với thói quen tiêu dùng của người dân thường tăng vào các tháng cuối năm làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2013 tăng hơn các tháng trước, nhưng mức tăng không lớn.

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 năm 2013 đạt 1.374,4 tỷ đồng, tăng 4,6% so tháng trước và tăng 3,1% so cùng kỳ.  Dự ước năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 15.583,6 tỷ đồng, tăng 15,9% so cùng kỳ.

Theo loại hình kinh tế, dự ước năm 2013 kinh tế Nhà nước đạt 1.315,7 tỷ đồng, tăng 16%; kinh tế tập thể đạt 10,4 tỷ đồng, giảm 42,6%; kinh tế cá thể đạt 9.173,3 tỷ đồng, tăng 23,1%; kinh tế tư nhân đạt 5.084,3 tỷ đồng, tăng 4,9% so năm trước.

Theo ngành kinh tế, dự ước năm 2013: ngành thương nghiệp đạt 13.140,3 tỷ đồng, tăng 15,4% so năm 2012; lưu trú và ăn uống đạt 1.252,7 tỷ đồng, tăng 11,2% so năm trước; du lịch lữ hành đạt 59,8 tỷ đồng, tăng 9,9% so năm trước; dịch vụ đạt 1.130,8 tỷ đồng, tăng 28,7%.

b. Khách sạn, nhà hàng, du lịch

Dự ước tháng 12 doanh thu khách sạn, nhà hàng, du lịch ước đạt 103,3 tỷ đồng tăng 3,1% so tháng trước, tăng 14,1% so cùng kỳ, năm 2013 ước đạt 1.312,5 tỷ đồng, tăng 11,1% so năm 2012.

Trong tổng số, cả năm 2013, doanh thu khách sạn ước đạt 144,1 tỷ đồng, tăng 3,1%; doanh thu nhà hàng ước đạt 1.108,6 tỷ đồng, tăng 12,3%; doanh thu lữ hành ước đạt 59,8 tỷ đồng, tăng 10,0% so năm 2012.

Dự ước số lượt khách du lịch đến Quảng Bình tháng 12 đạt 64,1 ngàn lượt khách, tăng 1,7% so tháng 11 và tăng 4,7% so cùng kỳ năm 2012. Ước cả năm 2013, số lượt khách du lịch đến Quảng Bình đạt 1.081 ngàn lượt khách, tăng 3,6% so cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế, tháng 12 đạt 2,1 ngàn lượt khách, tăng 3,6% so cùng kỳ; 12 tháng ước đạt 32,5 ngàn lượt khách, tăng 19,4% so cùng kỳ.

Trong tổng số, lượt khách du lịch lữ hành tháng 12 ước đạt 17 ngàn lượt khách, tăng 21,8% so tháng 11 và tăng 15% so cùng kỳ. Dự ước cả năm lượt khách du lịch lữ hành đạt 512,8 ngàn lượt khách, tăng 6,9% so cùng kỳ. Riêng lượt khách lữ hành quốc tế ước đạt 32,6 ngàn lượt khách, tăng 58,7% so cùng kỳ.

c. Xuất, nhập khẩu

- Xuất khẩu

Dự ước tháng 12 năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,9 triệu USD, tính chung cả năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 138,3 triệu USD, bằng 98,4% năm 2012 và vượt 2,4% so kế hoạch năm 2013.

 Trong tổng số kim ngạch xuất khẩu năm 2013, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 98,1%; còn lại 1,9% là của khu vực kinh tế nhà nước. Xét về hình thức xuất khẩu, xuất trực tiếp chiếm phần lớn với tỷ trọng 84,8%, xuất uỷ thác chiếm 15,2%. Xét về nhóm ngành hàng thì hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với 55,1%, hàng công nghiệp nhẹ và TCN đứng thứ hai 24,1%, tiếp đến là hàng lâm sản chiếm 18,2%, còn lại là của nhóm hàng thuỷ sản và khoáng sản. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm: Cao su, dăm gỗ, gỗ các loại, thuỷ sản, nhựa thông, phân vi sinh. Cụ thể các mặt hàng chính như sau:

- Cao su: Tháng 12 ước sản lượng cao su xuất 2,5 ngàn tấn, ước xuất cả năm 29,9 ngàn tấn, tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên, do giá xuất giảm (bình quân năm 2013 so 2012 giá giảm 9,5%), nên về trị giá, giảm 5,1%.

- Gỗ các loại: Ước tháng 12 xuất 2.763 m3, cả năm sản lượng gỗ ước xuất 16,0 ngàn m3, tăng 20,4% so với cùng kỳ.

- Nhựa thông: Ước cả năm xuất 1,8 ngàn tấn, bằng 67,3% so với cùng kỳ năm 2012.

- Dăm gỗ khô: Dự ước tháng 12 xuất 5 ngàn tấn, tính chung cả năm xuất 213,5  ngàn tấn, giảm 5% so cùng kỳ;

- Thuỷ sản: Tháng 12 ước xuất 52,1 tấn, tăng 20,7% so cùng. Dự tính cả năm đước xuất 384,6 tấn, tăng 31% so năm 2012 (do giá xuất tăng 25,2% nên về trị giá tăng 64%);

- Phân vi sinh: Năm 2013 dự tính xuất khoảng 12,4 ngàn tấn, đạt 65,2% kế hoạch năm.

Về thị trường xuất khẩu, năm nay, tỉnh ta có quan hệ với 14 nước (cùng kỳ là 11 nước), trong đó có 9 nước Châu Á, 2 nước Châu Âu, 2 nước Châu Úc và 1 nước Châu Mỹ. Trong số đó, Trung Quốc dẫn đầu về chiếm lĩnh thị trường với thị phần áp đảo 92,8%; Các nước còn lại chiếm 8,2%, trong đó, nước lớn nhất cũng chưa đến 2%.

Nhìn chung, trong năm 2013, sản lượng các mặt hàng xuất đều vượt khá so với cùng kỳ, trong đó, mặt hàng tăng nhanh nhất là thuỷ sản (+31%), các mặt hàng đạt khá như gỗ (+20,4%), cao su (+4,9%)... Ngược lại, một số mặt hàng của địa phương lại bị sút giảm như dăm gỗ (-5%), nhựa thông (-42,7%), quặng titan (-97,5%). Năm nay việc khai thác các mặt hàng của địa phương là khá tốt, ngoài các mặt hàng truyền thống, đã khai thác thêm một số mặt hàng mới như hàng thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh... Thị trường giao dịch được mở rộng, đặc biệt là đã khai thác được một số thị trường Châu Âu, Châu Úc. Tuy nhiên do giá cả biến động thất thường, nhất là giá cao su bị giảm, ảnh hưởng  đến tổng kim ngạch của tỉnh. Mặc dù kết quả xuất khẩu vượt kế hoạch năm đề ra, nhưng tình hình kinh tế của tỉnh vẫn còn khó khăn, giá cả thị trường bấp bênh nên hoạt động xuất khẩu thiếu ổn định, chưa phát triển bền vững.

Nhập khẩu

Dự ước năm 2013, kim ngạch nhập khẩu đạt 64,5 triệu USD, bằng 73,9% so với cùng kỳ năm trước và đạt 129% kế hoạch năm.

Trong tổng số trị giá 64,5 triệu USD kim ngạch nhập khẩu của năm 2013, tất cả đều là nhập khẩu trực tiếp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và đại bộ phận là tư liệu sản xuất (99,4%).

Nhìn chung, mặt hàng nhập khẩu còn rất đơn điệu, số lượng ít, sản lượng thấp. Ngoài gỗ chiếm tỷ trọng lớn (53,4%) và các mặt hàng tạm nhập tái xuất khác, còn lại là các mặt hàng được lưu thông sang các tỉnh bạn, chỉ có một phần là các mặt hàng giá trị nhỏ phục vụ cho sản xuất trong tỉnh như: Nguyên liệu sản xuất tân dược, vật liệu sản xuất ván ép tre và một số tư liệu sản xuất khác. Hàng tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn.

d. Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Mặc dù là tháng cuối năm, nhưng giá cả thị trường hàng hóa vẫn chưa có nhiều biến động, giá cả hàng hóa tương đối ổn định, sức mua thị trường chưa có gì đột biến.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2013 tăng 0,43% so với tháng trước; so với tháng 12 năm trước tăng 5,85%; bình quân cả năm 2013 tăng 7,15% so cùng kỳ, mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây.

Trong 11 nhóm hàng hoá dịch vụ tiêu dùng có 9 nhóm tăng giá, trong đó nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng mạnh do giá gas tăng 78.000 đồng/bình 12kg từ ngày 01/12/2013; có 2 nhóm giảm giá đó là nhóm giao thông và nhóm bưu chính viễn thông. Cụ thể diễn biến giá của các nhóm hàng chính trong tháng 12 năm 2013 như sau:

  - Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,30%;

  - Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,21%;

  - Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,44%;

  - Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,25%;

  - Nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,31%;

  - Nhóm Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,16%;

  - Nhóm giao thông giảm 0,28%;

  - Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,16%;

  - Nhóm giáo dục tăng 0,21%;

  - Nhóm văn hoá, giải trí du lịch tăng 0,07%;

  - Hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,39%.

  Chỉ số giá vàng và USD

  - Chỉ số giá vàng 9999 so với tháng trước giá vàng giảm 3,86%; so với bình quân cùng kỳ giảm 14,79%; so với kỳ gốc 2009 tăng 69,71%.

  - Giá đô la Mỹ (USD) tăng 0,47% so với tháng trước; so với bình quân cùng kỳ tăng 1,07%; so với kỳ gốc 2009 tăng 19,78%.

e. Hoạt động vận tải

Năm 2013, hoạt động dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư, xây dựng nâng cấp, ngày càng hoàn thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của người dân. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay đã có 9 lần điều chỉnh giá cả xăng dầu, trong đó có 4 lần điều chỉnh tăng và 5 lần điều chỉnh giảm gây áp lực tăng giá cước vận tải, đã ảnh hưởng tốc độ phát triển của ngành vận tải. Do vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành vận tải năm 2013 thấp hơn những năm trước.

Dự ước doanh thu vận tải, bốc xếp năm 2013 đạt 2.048,6 tỷ đồng, tăng 15,9% so cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 14,8 triệu tấn, tăng 10,1% so cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 721,9 triệu tấn.km, tăng 11,2% so cùng kỳ. Khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 15,8 triệu hành khách, tăng 8,0% so cùng kỳ. Khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 679,0 triệu hành khách.km, tăng 11,6% so cùng kỳ.

7. Thu, chi ngân sách

- Thu ngân sách:

Thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện cả năm: 2.108.000 triệu đồng, đạt 100,4% dự toán địa phương giao và tăng  5,5% so với thực hiện năm 2012. Trong đó: Thu nội địa ước thực hiện 1.762.000 triệu đồng đạt 97,9% dự toán địa phương giao và tăng 2,3% so với năm 2012; thu thuế xuất nhập khẩu ước thực hiện 346.000 triệu đồng, đạt 115,3% dự toán giao, tăng 25,7% so với năm 2012.

Trong thu nội địa, thu cân đối ngân sách năm 2013 ước thực hiện 1.412.000 triệu đồng, đạt 85,4% dự toán địa phương giao, tăng 4,8% so với thực hiện năm 2012. Trong số 13 khoản thu có 04 khoản thu ước đạt và vượt dự toán, còn 9 khoản thu không đạt, trong đó các khoản thu lớn:

+ Thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương ước đạt 80,7% (125.000/155.000 triệu đồng ) hụt thu 30.000 triệu đồng.

+ Thu tiền cấp đất ước đạt 59,2% (340.000/574.000 triệu đồng) hụt thu 234.000 triệu đồng.

Nguyên nhân các khoản thu trên đạt thấp:

Thứ nhất, do dự toán năm 2013 xây dựng cao so với khả năng thực hiện. Đặc biệt là khoản thu từ tiến cấp đất giao tăng 55,1% so với năm 2012. Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, thị trường về bất động sản đóng băng Trung ương giao như vậy là mức quá cao không thực hiện được theo kế hoạch giao.

Thứ hai, thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, giảm lệ phí trước bạ cho người dân… cũng làm giảm thu ngân sách nhà nước (Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP, Chỉ thị 09/CT-TTg của Chính phủ…)

Thứ ba, do hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn dẫn đến một số doanh nghiệp không chấp hành nghiêm nghĩa vụ nộp thuế, một số còn nợ thuế nhưng đã chết, mất tích, phá sản, chưa làm đầy đủ các thủ tục theo quy định nên chưa có đủ cơ sở xem xét xóa nợ thuế.

Thứ tư, vừa qua hai cơn bão liên tiếp số 10, 11 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN ước thực hiện: 350.000 triệu đồng, tăng 139% so với dự toán giao và tăng 21,1% so với năm 2012.

- Chi ngân sách:

Mặc dù thu cân đối ngân sách năm 2013 khó khăn, ước thực hiện không đạt dự toán, nhưng nhờ Chính phủ, Bộ Tài chính cân đối ngân sách trung ương đảm bảo theo kế hoạch và bổ sung thêm kinh phí nên chi ngân sách địa phương năm 2013 đã cơ bản hoàn thành theo dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao.

Dự toán chi ngân sách địa phương năm 2013 ước thực hiện: 8.474.341 triệu đồng, bằng 145,9% dự toán địa phương giao, giảm 1,7% so với năm 2012. Trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện: 1.116.408 triệu đồng; Chi thường xuyên ước thực hiện: 3.993.546 triệu đồng, đạt 104,5% dự toán giao.

Nguồn dự phòng ngân sách năm 2013 cơ bản sử dụng đúng mục đích, chỉ chi cho các nhiệm vụ phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh; phòng chống dịch cúm gia cầm, gia súc, xử lý các nhu cầu cấp thiết về an sinh xã hội,  gia cố các công trình thuỷ lợi; bổ sung vốn đầu tư XDCB cho các công trình trọng điểm cấp bách... góp phần quan trọng để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

 

 

 II. VĂN HÓA - XÃ HỘI

1. Giáo dục - Đào tạo

a. Năm học 2012 - 2013

Năm học 2012-2013, tuy còn một số mặt hạn chế, bất cập như: tỷ lệ học sinh bỏ học ở cấp THCS, THPT ở các địa bàn miền núi còn cao. Chất lượng phổ cập giáo dục ở một số địa phương vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn triển khai chưa đảm bảo yêu cầu, thiếu vững chắc; cơ sở vật chất, trường, lớp, thiết bị dạy học tuy có tăng đáng kể nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều nơi còn lạc hậu... Nhưng toàn ngành Giáo dục đã khắc phục khó khăn, thực hiện tốt đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, nhờ đó chất lượng giáo dục đã có những bước chuyển đáng kể, cụ thể:

- Giáo dục mầm non:

Các cấp quản lý GDMN đã chỉ đạo cấp học thực hiện nhiệm vụ năm học đạt hiệu quả cao, đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Duy trì và phát triển tốt loại hình bán trú trong các trường mầm non. Tỷ lệ bán trú ở nhà trẻ 100%; ở các lớp mẫu giáo đạt 86,6%, tăng 5,2% so với năm học trước. 100% trẻ được bảo đảm an toàn tuyệt đối và được theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ phát triển. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhà trẻ hiện nay còn 5,8% thể nhẹ cân và 6,8% thể thấp còi; mẫu giáo 6,6% thể nhẹ cân và 6,9% thể thấp còi. Đến nay toàn tỉnh đã có 41 trường mầm non (chiếm 23%) được công nhận đạt chuẩn quốc gia, tăng 03 trường so với cùng kỳ năm trước.

- Giáo dục phổ thông:

Cấp tiểu học: Nhìn chung chất lượng dạy từng bước được nâng lên, kết quả xếp loại hạnh kiểm có 99,32% học sinh đạt; xếp loại môn Toán: tỷ lệ giỏi 53,16%, khá 29,27%, trung bình 15,68%, yếu 0,97%, không xếp loại 0,92%; Xếp loại môn Tiếng Việt: tỷ lệ học sinh giỏi đạt 49,92%, khá 35,13%, trung bình 13,24%, yếu 0,80%, không xếp loại 0,91%. Số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học toàn tỉnh 13.366/13.434 học sinh tham dự xét, đạt tỷ lệ 99,49%.

Cấp trung học cơ sở: Kết quả xếp loại 2 mặt cấp THCS, về hạnh kiểm tỷ  lệ học sinh được xếp loại tốt 65,4%, khá 29,3%, loại trung bình 5,0%, loại yếu 0,2%; không xếp loại 0,1%. Về học lực xếp loại giỏi 13,3%; loại khá 36,1%, loại trung bình 45,3%, loại yếu 5,2%, loại kém 0,05%, không xếp loại 0,05%. Số học sinh được công nhận tốt nghiệp cấp trung học cơ sở toàn tỉnh 13.060/13.359 học sinh tham dự xét, đạt tỷ lệ 97,76%.

Cấp trung học phổ thông: Kết quả xếp loại về hạnh kiểm tỷ lệ học sinh được xếp loại tốt 67,3%, khá chiếm 26,8%, loại trung bình 5,3%, loại yếu 0,6%. Về học lực xếp loại giỏi 4,9%, loại khá 40,7%, loại trung bình 47,2%, loại yếu 7,1%, loại kém 0,1%. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp khối THPT có 11.028 học sinh thực tế dự thi, trong đó số học sinh thi đổ tốt nghiệp 10.924 em, tỷ lệ đổ tốt nghiệp 99,05%. Khối Bổ túc THPT có 804 học sinh thực tế dự thi, trong đó số học sinh thi đổ tốt nghiệp 607 em, tỷ lệ đổ tốt nghiệp 95,49%.

b. Năm học 2013 - 2014

Bước vào năm học 2013 - 2014, ngành Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ trọng tâm theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện, cụ thể:

Giáo dục mầm non:

          Tổng số trường mầm non, trường mẫu giáo và cơ sở nhà trẻ 179 trường, trong đó trường mầm non 176 trường; trường mẫu giáo 2 trường; 1 cơ sở nhà trẻ. Lớp học mẫu giáo có 1.483 lớp, tăng 21 lớp. Giáo viên trực tiếp giảng dạy mẫu giáo có 2.734 giáo viên, tăng 136 giáo viên. Học sinh mẫu giáo có 39.885 cháu, giảm 1.034 cháu so với cùng kỳ; Trong tổng số 39.885 cháu mẫu giáo có 39.049 cháu học công lập, chiếm 97,9%; 350  cháu học dân lập, chiếm 0,88%; 486  cháu học tư thục, chiếm 1,22%.

Giáo dục phổ thông:

Tổng số trường phổ thông 408  trường, tăng 01 trường so với  năm học 2012- 2013, trong đó: Tiểu học 210 trường; phổ thông cơ sở 17 trường; trung học cơ sở 148 trường; trung học phổ thông 27 trường; trung học 06 trường.

 Phòng học có 6.080 phòng, tăng 100 phòng học so năm học 2012- 2013, trong đó: Tiểu học 3.230 phòng, trung học cơ sở 2.034 phòng, trung học phổ thông 816 phòng.

 Lớp học có 5.544 lớp, giảm 10 so năm học 2012- 2013, trong đó: Tiểu học 3.030 lớp; trung học cơ sở 1.727 lớp; trung học phổ thông 787 lớp.

Giáo viên trực tiếp giảng dạy có 9.821 giáo viên, tăng 377 giáo viên so năm học 2012- 2013, trong đó: Tiểu học 4.535  giáo viên; trung học cơ sở 3.544  giáo viên; trung học phổ thông 1.742 giáo viên.

Tỷ lệ giáo viên đứng lớp ở các cấp học, bậc học cơ bản đảm bảo đủ theo định mức quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo: Tỷ lệ giáo viên đứng lớp bậc tiểu học đạt 1,50 giáo viên/lớp, tăng 0,14 giáo viên/lớp so với cùng kỳ; trung học cơ sở đạt 2,05 giáo viên/lớp, không thay đổi so với cùng kỳ năm trước; trung học phổ thông đạt 2,21 giáo viên/lớp, giảm 0,02 giáo viên/lớp so với cùng kỳ năm trước.

Tổng số học sinh 155.278 em, giảm 2.129 em so với cùng kỳ, trong đó: Tiểu học 71.194 em, tăng 632 em; trung học cơ sở 52.814 em, giảm 862 em; trung học phổ thông 31.270 em, giảm 1.899 em.

Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo. Đến nay, toàn tỉnh đã có 247 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó mầm non 41 trường đạt tỷ lệ 22,9%, tăng 3 trường so với năm học trước; tiểu học 144 trường, đạt tỷ lệ  68,5%, tăng 3 trường so với năm học trước; trung học cơ sở 52 trường, đạt tỷ lệ 35,1%, tăng 10 trường so với năm học trước; trung học phổ thông 10 trường, đạt tỷ lệ 37,03%, tăng 1 trường so với năm học trước.

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ (PCGDTH - CMC) và phổ cập THCS

Công tác phổ cập GDTH - CMC ở các địa phương trong tỉnh được đầu tư và chỉ đạo chặt chẽ. Đến nay vẫn duy trì, củng cố 159/159 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia PCGDTH - CMC. Hầu hết các đơn vị trường học và Trung tâm giáo dục thường xuyên đã triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm huy động số lượng học sinh trong độ tuổi đến lớp, công tác quản lý, dạy và học được thực hiện nghiêm túc.

Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTH - ĐĐT), phổ cập giáo dục THCS thực sự đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và địa phương được quan tâm đẩy mạnh. Đến nay đã có 6/7 huyện, thành phố với 155/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH - ĐĐT (đạt 97,48%). Đã có 7/7 huyện, thành phố với 158/159 xã/phường/thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS (đạt 99,37%).

2. Y tế

Toàn tỉnh hiện có 159/159 xã/phường/thị trấn có trạm y tế; 100% trạm y tế xã, phường có bác sĩ làm việc, trong đó có 145/159 trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ biên chế làm việc tại trạm (đạt 91,2%); 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động được trả phụ cấp ổn định; 100% trạm y tế đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh; Đã có 61/159 (đạt tỷ lệ 38,4%) trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới); theo kế hoạch, tỷ lệ trạm y tế xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế sẽ được ngành Y tế đánh giá vào cuối năm 2013.

Về hoạt động, nhìn chung các trạm y tế đã tuân thủ thực hiện các chế độ chuyên môn theo quy định trong khám chữa bệnh; triển khai có hiệu quả các chương trình y tế tại cộng đồng; đội ngũ nhân viên y tế thôn bản được quản lý và phát huy hiệu quả công tác, hầu hết các chỉ tiêu chuyên môn đạt cao; công tác giám sát dịch bệnh thực hiện chặt chẽ, đặc biệt là sốt rét, sốt xuất huyết và các dịch bệnh đường tiêu hoá.

Hoạt động khám chữa bệnh tiếp tục được tăng cường. Dự ước cả năm 2013 toàn tỉnh có 1.127.772 lượt người được khám, trong đó tuyến tỉnh 137.261 lượt người, tuyến huyện/thành phố 456.038 lượt người, tuyến xã/phường/thị trấn 534.473 lượt người.

Từ đầu năm đến 31/11/2013 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 414 trường hợp sốt xuất huyết; tay chân miệng 181 trường hợp; 4.850 trường hợp tiêu chảy; 938 trường hợp lỵ trực trùng; 657 trường hợp lỵ a míp; 2 trường hợp viêm não vi rút; 153 trường hợp viêm gan vi rút; 343 trường hợp thủy đậu; 587 trường hợp quai bị; 15.878 trường hợp cúm; ho gà 2 trường hợp; 1 trường hợp Rubella. Các trường hợp kể trên đều được phát hiện và điều trị kịp thời nên đến nay chưa có tử vong xảy ra.

Tính đến ngày 31/11/2013 tổng số người nhiễm HIV cộng dồn là 1.209 người, trong đó số mới phát hiện trong 11 tháng năm 2013 là 32 người. Tổng số bệnh nhân AIDS cộng dồn là 258 người, trong đó số mới phát hiện trong 11 tháng đầu năm 2013 là 24 người. Số bệnh nhân AIDS chết cộng dồn là 83 người, số bệnh nhân tử vong do AIDS trong 11 tháng năm 2013 là 6 người. Tổng số mẫu máu xét nghiệm HIV trong 11 tháng năm 2013 là 21.207 mẫu. Hiện tại, Sở y tế, trung tâm phòng chống HIV/AIDS và các sở ban ngành có liên quan vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động về quản lý, tư vấn, hướng dẫn các hành vi an toàn phòng chống ma tuý, mại dâm về HIV/AIDS.

  Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đã có nhiều chuyển biến so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối tháng 11 năm 2013, đã kiểm tra 5.219 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng khách sạn và dịch vụ ăn uống trong toàn tỉnh, trong đó có 1.579 cơ sở có vi phạm (cảnh cáo 150 cơ sở; phạt tiền 15 cơ sở với số tiền 15,5 triệu đồng; 242 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm; 1.172 cơ sở có vị phạm nhưng không bị xử lý, chỉ nhắc nhở).

   Trong 11 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó: 01 vụ tại Thôn Bồng Lai, xã Hưng Trạch, Bố trạch có 9 người mắc (không có tử vong), 01 vụ tại thôn Quy Hợp 3, xã Xuân Hóa, Minh Hóa có 41 người mắc (không có tử vong). Để thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, trong năm 2013, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh cùng phối hợp với các ban ngành liên quan mở 30 lớp tập huấn cho các khách sạn, nhà hàng và người tiêu dùng với 1.685 lượt người tham dự tập huấn.

Chương trình phòng chống sốt rét đã triển khai tích cực các biện pháp phòng chống sốt rét ở các địa bàn trọng điểm, tình hình sốt rét toàn tỉnh ổn định. Kết quả thực hiện trong 11 tháng và đầu tháng 12-2013, tổng số lượt người điều trị sốt rét là 9.847 lượt người, đã điều trị khỏi bệnh là 799 người, trong đó bệnh nhân sốt rét ác tính 4 người, không có bệnh nhân tử vong do sốt rét. Tiến hành xét nghiệm lam và que thử cho 37.018 lượt người, tỷ lệ ký sinh trùng/lam 1,08%.

3. Hoạt động văn hóa - thông tin

Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển, phục vụ có hiệu quả các ngày lễ kỷ niệm, nhiệm vụ chính trị của các địa phương. Bên cạnh công tác hướng dẫn hoạt động văn hóa ở cơ sở, công tác mở lớp, sinh hoạt các câu lạc bộ được tổ chức thường xuyên và có chất lượng. Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đoàn Nghệ thuật truyền thống đã dàn dựng tiết mục biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ nhân dân huyện đảo Trường Sa; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam biểu diễn trong chương trình truyền hình kỷ niệm 10 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và Lễ hội hang động Quảng Bình năm 2013. Đã tổ chức biểu diễn 30 buổi nghệ thuật tổng hợp phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, các đơn vị, sở, ngành và chương trình kỷ niệm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng và được tiến hành thường xuyên nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuộc Ngành, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi văn hoá xấu, độc hại, làm cho môi trường văn hoá trên địa bàn tỉnh trong sạch, lành mạnh, các tổ chức hoạt động thể dục thể thao, các đơn vị hoạt động du lịch nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Thanh tra Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chủ trì và phối hợp với các phòng nghiệp vụ và các địa phương đã tổ chức 14 đợt thanh tra, kiểm tra 138 lượt cơ sở, trong đó có: 47 cơ sở kinh doanh karaoke - vũ trường; 17 cơ sở kinh doanh quảng cáo; 3 cơ sở dịch vụ TDTT; 60 cơ sở kinh doanh lữ hành và lưu trú dịch vụ; 11 cơ sở lĩnh vực điện ảnh và quyền tác giả. Qua thanh tra, kiểm tra đã xử lý vi phạm hành chính và phạt tiền đối với: Công ty TNHH du lịch thương mại Thảo Nguyên 1 triệu đồng; cở sở bi da 9X 2 triệu đồng; lập biên bản vi phạm hành chính và biên bản kiểm tra 12 cơ sở, phạt tiền 6 cơ sở với số tiền 21 triệu đồng, phạt cảnh cáo 2 cơ sở, buộc tháo dỡ 150 băng rôn quảng cáo.

Các lễ hội truyền thống như Lễ hội đập trống của người Ma Coong; Lễ hội Rằm tháng ba ở huyện Minh Hóa; Lễ dâng hương giổ tổ Hùng Vương ở thành phố Đồng Hới; Lễ hội đua thuyền ở huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thuỷ chào mừng tết độc lập 2/9; Lễ hội cầu mùa của đồng bào Vân Kiều; Lễ hội cầu ngư của bà con vùng biển; Lễ hội đền Liễu Hạnh công chúa, huyện Quảng Trạch… được các địa phương duy trì và tổ chức đạt hiệu quả, vừa giữ gìn những giá trị truyền thống vừa thu hút khách du lịch thập phương đến Quảng Bình. 

Hoạt động phát hành phim và chiếu bóng được tổ chức thường xuyên, định kỳ đúng kế hoạch và có hiệu quả cao. Các tuần phim Việt Nam chào mừng và kỷ niệm các ngày lễ lớn: như tuần phim về “Mừng Đảng - Mừng Xuân”; tuần phim về kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; tuần phim kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5; Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7; các đợt phim về ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9... phục vụ nhân dân tại rạp chiếu bóng 15/7. Đẩy mạnh hoạt động của các đội chiếu bóng lưu động phục vụ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người với 169 buổi chiếu phục vụ khoảng 18.000 lượt người xem.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được duy trì, triển khai thực hiện sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện tại, các địa phương đang tiến hành bình bầu các danh hiệu văn hóa. Ngành VHTT đang tiến hành thẩm tra, kiểm tra đề xuất Ban chỉ đạo tỉnh công nhận danh hiệu Làng Văn hoá, Đơn vị Văn hoá cấp tỉnh, Gia đình văn hoá tiêu biểu.

Đến nay, toàn tỉnh ước có 162.619/216.429 gia đình đạt danh hiệu văn hóa (chiếm 75%, tăng 0,2% so cùng kỳ); 618/1267 làng thôn, bản, khu phố đạt danh hiệu văn hóa (chiếm 49%, tăng 0,5% so cùng kỳ). Các làng, thôn, bản được công nhận danh hiệu văn hóa đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu trang trọng, thiết thực.

4. Hoạt động thể dục - thể thao

  - Thể thao quần chúng

  Phong trào “ Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã có bước phát triển mới về chất lượng, các hoạt động thể thao diễn ra rộng khắp toàn tỉnh, tạo sự chuyển biến về nhận thức của xã hội về ý nghĩa, vai trò và lợi ích của TDTT góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Các hoạt động TDTT trên địa bàn tỉnh được tổ chức có hiệu quả từ tỉnh đến các thôn, bản, khu phố với nhiều hình thức tổ chức phong phú như: Bóng đá, bóng chuyền, Cầu lông, Việt dã, Kéo co, Đua thuyền.

Đã tổ chức thành công giải bóng đá mini tranh cúp bia Sài Gòn năm 2013, giải cầu lông toàn tỉnh trong chương trình Đại hội TDTT, chức giải Quần vợt toàn tỉnh lần thứ IV năm 2013. Các đơn vị như Công an tỉnh, Sở giáo dục và Đào tạo, thành phố Đồng Hới tổ chức các giải thi đấu thể thao. Phối hợp với Hiệp hội thể thao dưới nước tổ chức thành công giải bơi - lặn các CLB khu vực I toàn quốc năm 2013, tổ chức thành công giải bóng chuyền trong chương trình Đại hội TDTT lần thứ VII. Các địa phương đã tổ chức tốt Đại hội thể dục, thể thao cơ sở để tiến tới Đại hội TDTT cấp tỉnh lần thứ VII năm 2014. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 152/159 xã, phường, 11 cơ quan, ngành tổ chức xong Đại hội.

  Phong trào TDTT trên địa bàn tỉnh năm diễn ra khá sôi nổi, các cuộc thi đấu của các cơ quan, ban, ngành và ở các địa phương diễn ra thường xuyên, đạt chất lượng, tạo không khí vui tươi lành mạnh, có tác dụng cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân.

  - Thể thao thành tích cao

Thể thao thành tích cao tỉnh Quảng Bình ngày càng có những bước tiến vững chắc trên đấu trường toàn quốc và quốc tế. Trong năm 2013, đã đào tạo được 60 VĐV năng khiếu, bồi dưỡng 60 VĐV nghiệp dư các môn, có 13 VĐV đạt kiện tướng và dự bị kiện tướng, 10 VĐV đạt cấp 1.

Đã tham gia thi đấu 26 giải trong nước và quốc tế, trong đó 22 giải trong nước (10 giải vô địch toàn quốc, 05 giải vô địch trẻ, 06 giải vô địch các CLB và nhóm tuổi trẻ, 01 giải khu vực, giải phối hợp) và 04 giải quốc tế, đạt được 229 huy chương các loại (78 HCV, 82 HCB, 69 HCĐ); trong đó có 12 huy chương Quốc tế (7 HCV, 3 HCB, 2 HCĐ).

5. Tình hình trật tự an toàn xã hội

- An toàn giao thông

Theo báo cáo của Công an tỉnh, trong tháng 11 năm 2013, toàn tỉnh đã xảy ra 23 vụ tai nạn giao thông, giảm 14 vụ so với tháng 11 năm 2012, trong đó đường bộ 23 vụ, giảm 14 vụ; đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn, bằng tháng 11 năm 2012. Số người chết do tai nạn giao thông 5 người, giảm 9 người so với tháng 11 năm 2012, trong đó đường bộ chết 5 người, giảm 9 người so với tháng 11 năm 2012, đường sắt, đường thủy không xảy ra, bằng tháng 11 năm 2012. Số người bị thương do tai nạn giao thông 26 người, giảm 3 người so với tháng 11 năm 2012, trong đó đường bộ bị thương 23 người, giảm 3 người so với tháng 11 năm 2012.

Luỹ kế 11 tháng đầu năm 2013 toàn tỉnh đã xảy ra 399 vụ tai nạn giao thông, giảm 113 vụ so cùng kỳ năm 2012, trong đó đường bộ 396 vụ, giảm 112 vụ; đường sắt 1 vụ, giảm 2 vụ so cùng kỳ; đường thuỷ 2 vụ, tăng 1 vụ so cùng kỳ. Số người chết do tai nạn giao thông 133 người, giảm 21 người so với cùng kỳ năm 2012, trong đó đường bộ chết 127 người, giảm 22 người, đường sắt chết 1 người, giảm 3 người so cùng kỳ, đường thuỷ chết 5 người, tăng 4 người so với cùng kỳ. Số người bị thương do tai nạn giao thông 425 người, giảm 74 người so cùng kỳ năm 2012, trong đó đường bộ bị thương 423 người, giảm 76 người, đường sắt bị thương 2 người, tăng 2 người so với cùng kỳ năm 2012.

- An toàn xã hội và pháp luật

Theo báo cáo của Công an tỉnh, trong tháng 11 năm 2013 phạm pháp kinh tế xảy ra 1 vụ với 1 đối tượng vi phạm, so với tháng 11 năm 2012 số vụ tăng 1 vụ với đối tượng phạm tội tăng 1 người; Phạm pháp hình sự 67 vụ với 92 đối tượng phạm tội, so với tháng 11 năm 2012 số vụ tăng 7 vụ, đối tượng phạm tội tăng 3 người; Buôn bán, vận chuyển ma túy bị phát hiện 4 vụ với 5 đối tượng vi phạm, so tháng 11 năm 2012 số vụ tăng 4 vụ và đối tượng vi phạm tăng 5 người. Sử dụng ma túy bị phát hiện 2 vụ với 3 đối tượng vi phạm, so tháng 11 năm 2012, số vụ bằng cùng kỳ và đối tượng vi phạm giảm 1 người.

Luỹ kế 11 tháng đầu năm 2013, phạm pháp kinh tế xảy ra 3 vụ với 3 đối tượng phạm tội bị khởi tố, so với 11 tháng năm 2012 số vụ bằng cùng kỳ, đối tượng phạm tội giảm 11 người. Phạm pháp hình sự 477 vụ với 744 đối tượng phạm tội, so cùng kỳ năm 2012 số vụ giảm 88 vụ, đối tượng phạm tội giảm 87 người. Buôn bán, vận chuyển ma túy bị phát hiện 41 vụ với 71 đối tượng vi phạm, so cùng kỳ năm 2012 số vụ giảm 15 vụ và đối tượng vi phạm giảm 19 người. Sử dụng ma túy bị phát hiện 21 vụ với 38 đối tượng vi phạm, so với cùng kỳ năm 2012, số vụ tăng 5 vụ và đối tượng vi phạm tăng 1 người

6. Tình hình đời sống dân cư

Tỉnh Quảng Bình tiếp tục tập trung mọi nguồn lực nhằm khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 10 và số 11 gây ra. Lãnh đạo tỉnh, các cơ quan đoàn thể và các địa phương đã tổ chức các đoàn kịp thời thăm hỏi, động viên các gia đình bị nạn, các gia đình chính sách bị thiệt hại do bão gây ra, đồng thời tiến hành trợ cấp kịp thời cho những gia đình khó khăn để đảm bảo sinh hoạt tối thiểu, quyết không để người dân bị thiếu đói. Tổng số tiền và hàng hóa trợ giúp để khắc phục hậu quả bão số 10 và bão số 11 tại Quảng Bình là: 136.147 triệu đồng; Trong đó, UBND tỉnh đã trích từ nguồn dự phòng thuộc ngân sách tỉnh năm 2013 với số tiền 19.000 triệu đồng, để cấp tạm ứng kinh phí hổ trợ cho các huyện, thành phố; 251 tập thể và cá nhân hỗ trợ trực tiếp và thông qua Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh là: 56.247 triệu đồng; UBND tỉnh đã trích từ nguồn dự phòng thuộc ngân sách tỉnh năm 2013 với số tiền 19.000 triệu đồng, để cấp tạm ứng kinh phí hổ trợ cho các huyện, thành phố; Gạo Chính phủ trợ cấp 5.250 tấn (quy thành tiền 57.750 triệu đồng); Giống Ngô 70 tấn (quy thành tiền 1.750 triệu đồng); Hạt giống rau các loại 7 tấn (quy thành tiền 1.400 triệu đồng). Ngày 30-10-2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2684/QĐ-UBND về việc phân bổ 5.250 tấn gạo hỗ trợ cứu đói cho nhân dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 10 và số 11 của Thủ tướng Chính phủ cho các huyện, thành phố; Trong đó, huyện Lệ Thủy 750 tấn, huyện Quảng Trạch 1.400 tấn, huyện Bố Trạch 1.200 tấn, huyện Minh Hóa 700 tấn, huyện Tuyên Hóa 800 tấn, huyện Quảng Ninh 300 tấn và thành phố Đồng Hới 100 tấn. Nhờ đó, tính đến ngày 15/12/2013, tình hình đời sống của nhân dân cơ bản ổn định, chưa có thiếu đói và dịch bệnh xảy ra.

7. Thiệt hại thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ thiên tai, số người chết và mất tích 39 người, số người bị thương 460 người, ước tính giá trị thiệt hại 12.363.291,3 triệu đồng. Trong đó, đầu tháng 1 đã xảy ra 1 vụ chìm tàu cá của ngư dân xã Quảng Lộc (Quảng Trạch), số người chết và mất tích 14 người, ước giá trị thiệt hại 1.900 triệu đồng; Thiệt hại do lốc xoáy vào ngày 20/3/2013 tại địa bàn xã Sen Thuỷ (Lệ Thuỷ) là: 356,3 triệu đồng; Thiệt hại do lốc xoáy và mưa đá tại 2 xã Trung Hoá và Hoá Hợp (Minh Hoá) vào ngày 23/4/2013 là: 1.763 triệu đồng; Thiệt hại do mưa lớn kèm theo giông sét đã đánh chết 1 người và làm bị thương 1 người vào ngày 3/6/2013 trên địa bàn xã Thạch Hóa (huyện Tuyên Hóa); Thiệt hại do mưa lớn kèm theo giông sét đã đánh chết 1 người vào ngày 5/9/2013 tại huyện Quảng Ninh; Thiệt hại do bão số 8 từ 17/9 - 20/9/2013 với số người chết và mất tích 1 người, bị thương 2 người, ước giá trị thiệt hại 35.675 triệu đồng; Thiệt hại do bão số 10 vào ngày 30/9/2013 với số người chết và mất tích 10 người, bị thương 365 người, ước giá trị thiệt hại 11.691.306 triệu đồng; Thiệt hại do lốc xoáy sau bão số 10 vào ngày 03/10/2013 với số người bị thương 4 người, ước giá trị thiệt hại 5.723 triệu đồng; Thiệt hại do bão số 11 vào ngày 15/10/2013 với số người chết và mất tích 12 người, bị thương 88 người, ước giá trị thiệt hại 626.568 triệu đồng.

 Khái quát lại: Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn bộc lộ những tồn tại, khó khăn đó là:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với kế hoạch, thu nội địa đạt thấp, xử lý nợ xấu ngân hàng còn nhiều khó khăn.

- Cơn bão số 10 và 11 gây hậu quả nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân không chỉ trong năm 2013 mà còn những năm tiếp theo. Trong đó sản xuất nông nghiệp thiệt hại nặng nhất, đặc biệt là đối với cây lâu năm và sản xuất chăn nuôi.

- Sản xuất nông sản tập trung chưa được quy hoạch cụ thể, bố trí cây trồng còn lúng túng, thiếu ổn định. Chăn nuôi theo hướng tập trung có bước phát triển nhưng số lượng cơ sở chưa nhiều, sản phẩm thu được từ chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng cao. Nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh đang có xu hướng cầm chừng, một số vùng có quy mô giảm. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới không đồng đều giữa các địa phương, một số nơi còn lúng túng, tiến độ chậm.

- Tiến độ thực hiện một số công trình trọng điểm gặp khó khăn do thiếu vốn, nhiều công trình triển khai thi công chậm do năng lực của chủ đầu tư. Chất lượng nhiều công trình kém, hiệu quả đầu tư thấp. Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế và ảnh hưởng của cơn bão số 10, 11 làm cho đời sống một bộ phận nhân dân gặp khó khăn. Công tác giảm nghèo thu được nhiều kết quả, nhưng giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ có nguy cơ tái nghèo cao, thu nhập của hộ cận nghèo còn bấp bênh.

- Chất lượng giáo dục - đào tạo chuyển biến còn chậm, quản lý việc dạy thêm, học thêm đạt kết quả thấp; chất lượng khám chữa bệnh một số cơ sở y tế chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội, ma tuý, trộm cắp, cờ bạc, tai nạn giao thông gây bức xúc trong nhân dân.

Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, khắc phục những hạn chế, bất cập, để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, tạo động lực cho cho việc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011- 2015 cần chú ý một số vấn đề trọng tâm sau đây:

- Tiếp tục khắc phục hậu quả bão, lụt, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng. Cần rà soát lại hộ nghèo trong tỉnh, nhất là các hộ gia đình chính sách bị thiệt hại trong bão lũ, từ đó trích một phần ngân sách để ủng hộ và giúp đỡ các hộ gia đình trên vượt qua khó khăn trước mắt; khắc phục các hư hỏng về cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường

- Đẩy mạnh sản xuất vụ đông, trồng cây lâu năm. Chuẩn bị đủ số lượng và chất lượng các loại giống cây, con cũng như các loại phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật để cung ứng kịp thời cho nông dân. Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân. Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình nông thôn mới. Tăng cường công tác dự báo, phòng chống thiên tai, đồng thời chủ động xây dựng phương án phù hợp để hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có thiên tai xẩy ra.

- Tìm các biện pháp để tăng thu ngân sách, đồng thời tiết kiệm chi. Có các  giải pháp hữu hiệu để chống gian lận, nợ đọng thuế. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng và tiền thuê đất, tiền sử dụng đất.

Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư bên ngoài. Bên cạnh việc giữ vững thị trường truyền thống, cần tìm kiếm mở rộng thị trường mới, đặc biệt là thị trường không đòi hỏi hàng hoá chất lượng quá cao hoặc không có hàng rào kỹ thuật khắt khe đối với hàng hoá Việt Nam.

- Tiếp tục ban hành và thực hiện các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cùng các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp. Triển khai áp dụng các giải pháp xử lý nợ phù hợp, nhất là đối với doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, doanh nghiệp có tiềm năng phát triển nhưng đang gặp khó khăn tạm thời. Kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Tăng cường thu hút, giải ngân các nguồn vốn ODA. Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, nhất là sản phẩm xuất khẩu. Kích cầu tiêu dùng nội địa để tăng tổng cầu nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng tồn kho, góp phần phát triển sản xuất của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh và thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông.

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch kinh tế - xã hội vùng và từng địa phương. Chú trọng xây dựng quy hoạch ngành, quy hoạch vùng sản phẩm, vùng nông nghiệp chất lượng cao mà tỉnh ta có thế mạnh. Tăng cường phối hợp liên kết các địa phương nhằm phát huy sức mạnh nội lực, đồng thời khắc phục hạn chế, từ đó tạo sức tăng trưởng mạnh, hiệu quả và bền vững./.

[Trở về]